2. Văn bản đề nghị
*Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
* HĐ chung
* GV giao nhiệm vụ
* HS thực hiện nhiệm vụ
* GV chốt
- Hai văn bản này đều dùng hình thức giấy đề nghị.
- Viết giấy đề nghị nhằm mục đích đề nghị giải quyết một sự việc.
+Văn bản 1: Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng.
+Văn bản 2: Đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm đất trái phép của một số gia đình làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
->Hai văn bản giống ở cách trình bày song khác nhau ở từng nội dung cụ thề của mỗi văn bản Các mục quan trọng không thê thiếu được trong cả hai văn bản là: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị đê làm gì?
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 28: Dấu câu – văn bản đề nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28: DẤU CÂU – VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu: (Như tài liệu)
II. Chuẩn bị:
Gv soạn bài
HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD
III. Lên lớp
1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.
2. GV lên lớp
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.
* GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động.
* HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo.
GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang
* Mục tiêu: giúp học sinh nắm được một số công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
* HĐ cặp đôi.
* GV giao nhiệm vụ
* HS thực hiện nhiệm vụ - trao đổi với bạn – báo cáo kết quả - cặp đôi khác nhận xét – Gv kết luận.
a. Dấu chấm lửng
b. Dấu chấm phẩy
- Cốm không phải (đánh dấu danh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp)
- Chèo có 1 số loại nhân vật. (Đánh dấu ranh giới giữa các bọ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp)
c. Đấu gạch ngang
- Đẹp quá đi,đánh dấu ranh giới giữa bộ phận chú giải với các bộ phận khác trong câu. (dấu ngoặc đơn và dấu phẩy cũng có công dụng này)
- Có kẻ nói.................đánh dấu lời thoại trực tiếp
- Một nhân chứng..... nối các bộ phận thành cặp.
* Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
Dấu gạch nối thường dùng để đánh dấu ranh giới giữa các tiếng khi phiên âm tên nước ngoài, ví dụ: Va-ren, A-lếch-xăng, A-ri-xtít,...
Dấu gạch nối không phải là dấu câu như các dấu: chấm, phẩy, chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang,...
Khi viết, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
2. Văn bản đề nghị
*Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
* HĐ chung
* GV giao nhiệm vụ
* HS thực hiện nhiệm vụ
* GV chốt
- Hai văn bản này đều dùng hình thức giấy đề nghị.
- Viết giấy đề nghị nhằm mục đích đề nghị giải quyết một sự việc.
+Văn bản 1: Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng.
+Văn bản 2: Đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm đất trái phép của một số gia đình làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
->Hai văn bản giống ở cách trình bày song khác nhau ở từng nội dung cụ thề của mỗi văn bản Các mục quan trọng không thê thiếu được trong cả hai văn bản là: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị đê làm gì?
- Văn bản đề nghị nhằm mục đích
+ Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
- Yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày
+ Về nội dung: cần chú ý các mục: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì?
+ Về hình thức: bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn theo một số mục đã được quy định sẵn.
Cách làm một văn bản đề nghị:
- Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị
+ (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)
+ (4) Nơi nhận đề nghị
+ (5) Người (tổ chức) đề nghị
+ (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
+ (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị
- Một số yêu cầu về trình bày:
+ Tên văn bản cần viết chữ in hoa.
+ Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.
b. Các dàn mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự có sẵn như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.
- Tên văn bản.
- Nơi nhận đề nghị.
- Người đề nghị.
- Nêu sự việc, lí do và các ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
- Kí tên.
c. Đọc và ghi nhớ những điểm cần lưu ý khi viết văn đề nghị
- Như tài liệu
C. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: Giúp HS khái quát, củng cố kiến thức.
GV: Cho HS thảo luận nhóm bài tập1,2,3,4/ 113,114SHD.
HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.
GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS
Bài 1:
a. Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
b. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.
c. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng do sợ hãi.
Bài 2:
a), b), c); Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới các vế của các câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài 3: Như tài liệu
Bài 4: - Tình huống a: cần viết văn bản đề nghị.
- Tình huống b: cần viết tường trình hoặc tờ cớ mất xe đạp (gởi công an địa phương).
D. Hoạt động vận dụng
3. Đơn và văn bản đề nghị
Giống nhau: Lí do viết đơn (a) và lí do viết văn bản đề nghị
(b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
- Khác nhau: (a) là nguyện vọng của một cá nhân, còn (b) là nhu cầu của một tập
thể:
D. Hoạt động vận dụng
- Như tài liệu
* Nhận xét sau buổi học
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 28.doc