Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 - Tiết 26 Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hồ Xuân Hương (?)

- Là nữ thi sĩ tài hoa và độc đáo nhất nền văn học trung đại Việt Nam.

- Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Viết bằng chữ Nôm

- Đại ý: Mượn hình ảnh bánh trôi để nói về vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ

3. Đọc, chú thích

- Bánh trôi nước:

- Rắn: cứng

- Nát: nhão

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nghĩa tả thực bánh trôi nước

- “Thân em”: bánh trôi tự giới thiệu về mình

+ Màu sắc: trắng

+ Hình dáng: tròn

+ Nhân: đỏ son

+ Cách nấu: luộc trong nước

+ Sống: chìm, chín: nổi

+ Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 - Tiết 26 Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/09/2017 Ngày giảng: 7B 04/10/2017 7A 07/10/207 Bài 5 - Tiết 26 BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ - Có thái độ trân quý những người phụ nữ trong xã hội xưa và nay 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, giao tiếp, giải thích B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thơ Hồ Xuân Hương, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc phần phiên am và dịch thơ bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra? - Nêu ý nghĩa của bài thơ ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Kể tên nhà thơ nữ thời trung đại mà em biết? ? Kể tên một số bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương GV gợi dẫn vào bài: Từ xưa đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam vẫn tồn tại những kho tàng thơ phong phú không chỉ ở nam mà nữ giới cũng phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn. Nó đánh dấu một bước phát triển của xã hội, đánh bay tư tưởng phong kiến một thời là "trọng nam khinh nữ" thay vào đó là "nam nữ bình quyền". Những nữ nhà thơ đã để lại cho đất nước những tác phẩm bất hủ cho đến bây giờ khi đọc lại, chúng ta vẫn cảm thấy thú vị và ý nghĩa. - Hồ Xuân Hương - Bà huyện Thanh Quan Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái quạt, Đánh đu, Chơi hoa, *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời. Nêu đôi nét về Hồ Xuân Hương? Bài thơ được viết theo thể loại gì ?Vì sao em biết ? Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thơ 4 câu 7 chữ, các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau. GV gọi HS đọc chú thích * - Rắn: cứng - Nát: nhão ?Bánh trôi đã được miêu tả như thế nào? ? Nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Hướng dẫn tổng kết GV hướng dẫn về nghệ thuật trong bài. GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy nêu nội dung của bài thơ ? Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sang và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. Đồng thời cũng cảm thông, xót xa cho thân phận người của phụ nữ. Vậy qua việc tìm hiểu trên, em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ trên? GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung GV chốt ý. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hồ Xuân Hương (?) - Là nữ thi sĩ tài hoa và độc đáo nhất nền văn học trung đại Việt Nam. - Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. 2. Tác phẩm - Thể thơ: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Viết bằng chữ Nôm - Đại ý: Mượn hình ảnh bánh trôi để nói về vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ 3. Đọc, chú thích - Bánh trôi nước: - Rắn: cứng - Nát: nhão II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nghĩa tả thực bánh trôi nước - “Thân em”: bánh trôi tự giới thiệu về mình + Màu sắc: trắng + Hình dáng: tròn + Nhân: đỏ son + Cách nấu: luộc trong nước + Sống: chìm, chín: nổi + Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi è Bánh trôi là loại bánh vừa đẹp về hình thức vừa ngon đậm đà, hấp dẫn. 2. Tầng nghĩa bóng a. Câu thơ đầu: Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ - vừa .. vừa - Trắng .. tròn => Tròn đầy, hoàn hảo - Thân em: gợi sự đồng cảm b. Câu thơ 2, 3: Thân phận người phụ nữ - Thành ngữ: bảy nổi ba chìm: lận đận, lênh đênh - Đối lập: Thân em ><nước non => long đong, chìm nổi - Tương phản: Rắn><nát - Ẩn dụ: bị lệ thuộc, cam chịu c. Câu thơ cuối: đề cao vẻ đẹp, tấm lòng thủy chung son sắt - mà vẫn: khẳng định, ngợi ca - Ẩn dụ tấm lòng son: sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Biện pháp tu từ ẩn dụ - Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. - Hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. 2. Nội dung - Thân phận người phụ nữ - Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Hãy tìm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”? 1. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. 2. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 3. Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân. 4. Thân em như như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. 5. Thân em như quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. 6. Thân em như củ ấu củ gai Nửa trong thì trắng, nửa ngoài thì đen. 7. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. ........................... III. Luyện tập Bài tập 1 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết BT - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Mối liên quan giữa cảm xúc của bài thơ “Bánh trôi nước” với những câu hát than thân là: Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến đầy rẫy bất công. Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng những hiểu biết về thơ ca HXH - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS tìm thêm các bài thơ theo chủ đề Vịnh vật Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố 5. Hướng dẫn học tập - Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ. - Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác của Hồ Xuân Hương. - Soạn trước bài T27 “ Quan hệ từ”. * Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 26.BÁNH TRÔI NƯỚC.doc