Tuần: 20
Tiết :75
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
Hoạt động 1:
- HS biết: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
Hoạt động 2:
- HS biết: Nhận biết văn bản nghị luận.
- HS hiểu: Đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
1.2. Kĩ năng:
+ HS thực hiện được: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
+ HS thực hiện thành thạo: Nhận biết văn bản nghị luận.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen:- Vận dụng văn nghị luận vào cuộc sống.
- HS có tính cách:-Giáo dục HS KN ra quyết định lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng.
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 73 đến 76 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc và kiểm diện: (1’) 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng: (2’)
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: ( không có)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho tiết học này? Em hiểu thế nào là tục ngữ?
* HS nêu. Nhận xét .Tuyên dương cộng điểm cho HS.
l Tục ngữ là nnhững câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về quy luật của tự nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con người và xã hội.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
ơ Giới thiệu bài (1’)
Có thể nói dân tộc Việt Nam có một kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú . Để thấy rõ điều này, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu
“ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
ơ HĐ 1 :Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.( 10’)
à GV hướng dẫn đọc
à GV đọc mẫu – gọi hs đọc – nhận xét.
à Gọi hs đọc chú thích dấu *
Xét về hình thức, nội dung, thì như thế nào gọi là tục ngữ?
Gọi hs nêu nghĩa một số từ khó.
ơ HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.( 12’)
HS đọc lại 8 câu tục ngữ.
Theo em 8 câu tục ngữ trên có thể chia làm mấy nhóm? Nội dung chính của mỗi nhóm là gì?
l Hai nhóm: nhóm 1: từ câu 1-4 : nói về thiên nhiên.
Nhóm 2: còn lại: kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
*GD KNS: GV vận dụng KT phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học kinh nghiệm:
Nội dung của tục ngữ 1 là gì?
Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu
tục ngữ?
l Do nước ta nằm ở phía trên đường xích đạo nên khi trái đất quay theo trục nghiêng đã làm cho mùa hè ngày dài đêm ngắn , còn mùa đông ngày ngắn đêm dài.
Sự thật có phải chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối không? Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Cách nói quá, nói phóng đại như trên có tác dụng gì?
l Muốn thể hiện thời gian rất ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
Nội dung của câu tục ngữ trên giúp con người điều gì?
l Chủ động sử dụng thời gian, công việc.
õ Giáo dục hs ý thức sắp xếp và làm tốt công việc.
HS đọc câu 2 : em hiểu nghĩa của từ “ mau, vắng” như thế nào?
l Mau : nhiều, dày; Vắng : ít, thưa.
Nghĩa của 2 từ này như thế nào?
l Trái nghĩa.
Câu tục ngữ nói về tính chất báo hiệu thời tiết của “ sao” như thế nào?
Câu tục ngữ giúp ta điều gì?
l Nhìn sao, trời, dự báo thời tiết, sắp xếp công việc.
à Yêu cầu HS làm trong VBT.
à Gọi hs 1 đọc câu 3.
Từ việc tìm hiểu chú thích “ ráng mỡ gà” em biết cụm từ “có nhà thì giữ” ngụ ý gì?
l Chuẩn bị chống giữ nhà, đề phòng dông bão.
Nội dung của câu tục ngữ này nói về kinh nghiệm gì?
õ Giáo dục hs ý thức dự đoán bão để đề phòng.
HS đọc câu 4: câu tục ngữ này cho ta biết nội dung gì?
Em có thể giải thích vì sao kinh nghiệm trên là đúng?
l Kiến bò lên để thoát khỏi đất ẩm và nước.
Em có nhận xét gì về chủ đề và nghệ thuật của những câu tục ngữ ở nhóm 1?
l Chủ đề: không chỉ nêu lên hiện tượng, báo hiệu thời tiết mà có ý khuyên nhủ như thông cảm với nhau về thuận lợi, khó khăn của thời tiết đối với đời sống.
l Nghệ thuật: đối ý, nói quá, và lập luận ngầm.
õ Kết hợp giáo dục tư tưởng cho HS.
Bốn câu tục ngữ tiếp theo nói về nội dung gì?
GV vận dụng KT động não:
Cho biết nội dung, nghệ thuật của câu tục ngữ thứ 5? Vì sao nhân dân ta lại nói như vậy?
à HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
l Vì đất nuôi sống con người, nơi người ở là loại vàng sinh sôi khai thác mãi không cạn – phê phán hiện tượng lãng phí đất, đồng thời đề cao đất.
õ Giáo dục hs ý thức quý trọng đất.
Nội dung của câu tục ngữ thứ 6 là gì?
Nội dung của câu tục ngữ thứ 7 là gì? Thường áp dụng trong trường hợp nào?
Em hãy diễn đạt câu tục ngữ số 8 thành văn xuôi?
Nhận xét chủ đề và nghệ thuật của những câu tục ngữ nhóm 2?
l Chủ đề: nêu ra ý nghĩa to lớn của đất đai và kinh nghiệm sản xuất.
Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, dùng từ Hán Việt cô đọng, so sánh độc đáo.
ơ Hoạt động : HD học sinh tổng kết: (5’)
Em có nhận xét gì về hình thức và nghệ thuật của những câu tục ngữ trên?
Những câu tục ngữ đã để lại ý nghĩa gì?
ĩ HS đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh ý.
ơ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. (5’)
ĩ HS tóm tắt yêu cầu phần luyện tập, đọc những câu tục ngữ đã sưu tầm.
à Cho HS thảo luân nhóm.
à Gọi đại diện trình bày.
à Nhận xét.
I.Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc
2. Chú thích
a. Khái niệm tục ngữ:
- Hình thức : câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu.
- Nội dung : diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động, sản xuất, tự nhiên, xã hội hoặc là lời nhận xét về tâm lí, lời phê phán khen hay chê, câu khuyên nhủ.
b. Giải nghĩa từ:
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Tục ngữ về thiên nhiên:
- Câu 1: tháng 5 đêm ngắn, ngày dài; tháng10 ngày ngắn, đêm dài.
-Nghệ thuật: nói quá
à Nhấn mạnh thời gian rất ngắn.
- Câu 2: Trời nhiều sao, trong: báo hiệu hôm sau sẽ nắng và ngược lại.
- Câu 3:
- Kinh nghiệm dự đoán bão.
- Câu 4:
- Kiến bò nhiều, lên cao vào tháng 7 là sắp có lụt.
2. Tục ngữ về lao động sản xuất:
- Câu 5:
-Lấy cái rất nhỏ so sánh với cái rất lớn. à Đề cao giá trị của đất.
- Câu 6: Nêu thứ tự giá trị kinh tế của các nghề đem lại lợi ích.
- Câu 7:
- Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Câu 8:
- Nhất là đúng thời vụ, nhì là đất phải cày bừa, cuốc, xới kỹõ ,nhuyễn.
III. Tổng kết:
à Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
à Ý nghĩa của các văn bản:
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
* Ghi nhớ: SGK/5
IV. Luyện tập:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
- Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão.
- Mưa sáng dây dưa, mưa trưa chóng tạnh.
4.4. Tổng kết: (3’)
Đọc diễn cảm các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
ĩ HS đọc bài.
à GV sử dụng bảng phụ ghi bài tập:
Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen. C. Một nắng hai sương.
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
4.5. Hướng dẫnï học tập: (4’)
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 5. Làm hoàn chỉnh các BT trong VBT.
-Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
- Sưu tầm những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương phần Văn”: Tìm mượn sách “ Văn thơ Tây Ninh” đọc tìm hiểu trước bài “Hương đất”. Nắm những nét chính về tác giả và tác phẩm, những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
5. Phụ lục:
+ SGK, SGV Ngữ văn 7.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 7.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 7.
+ Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 7.
+ Để đọc -hiểu văn bản Ngữ văn 7.
Tuần: 20
Tiết :74
ND: 02/01/2018
Văn thơ Tây Ninh: HƯƠNG ĐẤT
( Thu Hương) .
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
à Hoạt động 1:
- HS biết: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm thể hiện được giọng điệu của văn bản..
- HS hiểu: hiểu nội dung khái quát của bài.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Những cố gắng của người dân lao động ở ngay tại địa phương mình.
- HS hiểu: Sự cố gắng vất vả của những con người làm việc ở nông trường. Tình cảm của tác giả đối với quê hương.
à Hoạt động 3:
- HS biết: Khái quát nội dung ý nghĩa của văn bản.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được : Kĩ năng đọc, phân tích bài thơ.
- HS thực hiện thành thạo : Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen: yêu những người làm việc vất vả cho quê hương đất nươc.
- HS có tính cách: yêu lao động, biết cố gắng góp sức mình vào công việc chung.
2.Nội dung học tập:
Nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Sách văn thơ Tây Ninh.
3.2.HS: Tìm đọc bài thơ.
4. Các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hiểu thế nào là tục ngữ? Tục ngữ là một bộ phận của thể loại văn học nào?
l-Tục ngữ là nnhững câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về quy luật của tự nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con người và xã hội.
-Tục ngữ là một bộ phận của thể loại văn học dân gian.
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Bài thơ “Hương đất” viết về nông trường mía Nước Trong thuộc huyện nào của tỉnh Tây Ninh?
l Nông trường mía Nước Trong thuộc huyện Tân Châu- TN.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
ơ Giới thiệu bài: (1’)
Có một số tác phẩm viết về quê hương Tây Ninh rất hay. Để giúp các em thấy rõ điều này, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ “Hương đất” và một số bài đọc thêm.
ơ HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu VB .(6’)
à Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
à Gọi HS tóm tắt vài nét về tác giả.
Bài viết được viết trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, HS đọc.
à Hướng dẫn HS giải nghĩa từ ( sgk)
ơ HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu VB. (20’)
Bài thơ có thể chia bố cục như thế nào?
l Phần 1: “ Có phải may rủi” : thất bại hỏi, ngạc nhiên, băn khoăn, ray rứt.
lPhần 2 : còn lại : đáp, hiểu, cảm thông, vui sướng, tin tưởng.
Đại ý bài thơ này là gì?
Hãy nhận xét về hai câu hỏi trong khổ thơ đầu?
Ở khổ thơ thứ hai câu hỏi đặt ra cho ai? Nói về tình cảm của ai? Đối với việc gì?
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu 10 - 13 tác giả hỏi về điều gì?
Em có nhận xét gì về việc dùng câu hỏi ở phần 1?
l Dùng nhiều câu hỏi (7 câu) dồn dập, liên tục.
Số tiếng và nhịp điệu của những câu hỏi trên như thế nào?
Qua những chi tiết trên, em biết tâm trạng của tác giả như thế nào?
õ Giáo dục HS ý thức yêu thương, chia sẻ những khó khăn vất vả của người khác.
ĩ HS đọc lại phần hai.
Từ câu 13 – 15 tác giả nói với ai? Nói về ai? Và nói gì?
Từ câu “ Nước Trongnông trường” tác giả nói với ai? Nói về điều gì?
Qua những lời nói đó, em biết tình cảm của tác giả với nông trường và con người đó như thế nào?
l “ Nghe đất nông trường”.? Hai câu cuối gần như lặp lại 2 dòng nào ở phần trên? Về ý nghĩa em thấy như thế nào?
Chiều nông trường.. lặng quá à ở trên là phút im lặng để suy nghĩ, cuối bài phút yên lặng để thấm thía chân lí.
õ Giáo dục hs yêu quí đất, yêu quí người lao động.
Hãy tìm những câu tục ngữ có liên quan đến đất đai, môi trường?
l VD: Tấc đất, tấc vàng..
õ Kết hợp giáo dục tư tưởng cho HS.
ơ HĐ 3 : Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.(3’)
Qua tìm hiểu bài thơ, em biết được nội dung gì?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
ĩ Hs thảo luận nhóm 3 phút. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
Em cảm thấy như thế nào về nông trường Nước Trong nói riêng và mảnh đất Tân Châu nói chung qua bài thơ “ Hương đất” (Thu Hương).
l Thêm tự hào và yêu mến quê hương Tân Châu.
õ Liên hệ GDHS ý thức yêu mến, tự hào về quê hương Tân Châu.
à Cho HS đọc thêm một số bài Văn thơ Tây Ninh. (5’)
I. Đọc hiểu văn bản:
1.Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả : Lê Thị Thu Hương (1957) quê Hoà Thành, Tây Ninh, hiện là phóng viên ở báo TN.
- Tác phẩm : được viết trong chuyến đi thực tế về nông trường Nước Trong, Tân Châu.
2. Đọc:
3. Giải nghĩa từ:
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Đại ý :
Lòng tin tha thiết vô hạn của những con người quên mình trong lao động sáng tạo để cho đất tuôn ra những mật ngọt.
2.Phân tích:
a.Giai đoạn 1:
- Hai câu thơ đầu : thân thương, tha thiết.
- Câu 5- 9 : tác giả hỏi đất như hỏi người. Đất thành người có tim,có óc.
-Nghệ thuật : nhân hóầsinh động
- Câu 10 – 13: hỏi chuyện đời, cuộc sống.
- Dòng dài, dòng ngắn, nhịp điệu chông chênh.
- Tâm trạng không yên ổn, luôn yêu thương, thao thức, trăn trở, lo âu, ray rứt không nguôi.
b. Giai đoạn 2 :
- Tác giả nói với đất về mình hiểu đất, hiểu mình rất kỹ.
- Nói với nông trường và con người nơi đó
à hiểu, cảm thông, yêu thương ca ngợi chân thành.
* Ghi nhớ:
- Nội dung: Bài thơ thể hiện sự cảm thông và ngợi ca mọi cố gắng sáng tạo của con người ở nông trường Nước Trong đang xây dựng và phát triển.
- Nghệ thuật : nhân hoá, nhịp điệu dài, ngắn, bộc lộ cảm xúc hay.
* Các bài đọc thêm:
1.Về An Cơ:
2. Lời nhắn
3.Ngược dòng sông Vịnh
4.Tiếng hát ân tình
4.4. Tổng kết: (4’)
Đọc diễn cảm bài thơ?
Bài thơ nói lên điều gì ở nông trường Nước Trong?
l Những cố gắng, sáng tạo, xây dựng quê hương của con người ở nông trường Nước Trong.
Tình cảm của tác giả đối với nông trường như thế nào?
l Thấu hiểu, yêu thương, cảm thông, ca ngợi.
õ Giáo dục hs ý thức về tình cảm với nơi mình đang sống.
4.5. Hướng dẫnï học tập: (4’)
à Đối với tiết học này:
-Học thuộc lòng bài thơ.
- Xem kĩ lại nội dung bài.
- Liên hệ với thư viện trường mượn sách Văn thơ tây Ninh để đọc thêm.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài “Tục ngữ về con người và XH”: trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ trên.
- Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự.
5. Phụ lục:
+ SGK, SGV Ngữ văn 7.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 7.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 7.
+ Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 7.
Tuần: 20
Tiết :75
ND: 03/01/2018
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
à Hoạt động 1:
- HS biết: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Nhận biết văn bản nghị luận.
- HS hiểu: Đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
1.2. Kĩ năng:
+ HS thực hiện được : Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
+ HS thực hiện thành thạo : Nhận biết văn bản nghị luận.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen:- Vận dụng văn nghị luận vào cuộc sống.
- HS có tính cách:-Giáo dục HS KN ra quyết định lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng.
2. Nội dung học tập:
Đặc điểm chung của văn nghị luận.
3. Chuẩn bị:
3.1GV: Bảng phụ( ghi ví dụ I SGK)ï.
3.2.HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, xem kĩ trước các ví dụ và nội dung bài trong SGK.
4. Các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng: (3’)
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: (không có)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị những gì cho tiết học này?
lHS trả lời. Nhận xét, tuyên dương.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
ơ Giới thiệu bài. (1’)
Trong cuộc sống, có những lúc ta phải nhận xét, đánh giá về một vấn đềgì đó bằng một loại văn bản. Đó là văn nghị luận. Để làm tốt hơn về vấn đề này, hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em “Tìm hiểu chung về văn nghị luận.”
ơ HĐ 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I.(13’)
GV dùng bảng phụ cung cấp một số câu hỏi thuộc dạng nghị luận sgk/7.
* GD KNS:GV vận dụng KN phân tích tình huống:
Trong cuộc sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi thảo luận kiểu trên đây không?
l Có.
Khi gặp những câu hỏi trên, em cĩ thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện , miêu tả, biểu cảm hay khơng? Vì sao?
l Khơng, VD: con người khơng thể thiếu tình bạn, vậy “bạn” là gì, khơng thể kể về một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề.
- Hút thuốc lá cĩ hại, rồi kể chuyện người hút thuốc lá bị ho lao.. đều khơng thuyết phục, vì cĩ rất nhiều người vẫn đang hút. Cái hại khơng thấy ngay trước mắt, cho nên phải phân tích cung cấp số liệu thì người ta mới hiểu tin được.
l Như vậy để trả lời những câu hỏi như thế ta cần phải tư duy khái niệm sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu đề ra. Những câu trả lời đó thuộc dạng hoặc kiểu văn mới. Đó là văn nghị luận.
Dạng câu hỏi và trả lời như trên hàng ngày em thấy xuất hiện nhiều ở những phương tiện thông tin nào?
l Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình.
l Chính vì những nhu cầu trên mà văn nghị luận ra đời và tồn tại khắp nơi trong cuộc sống.
ơ HĐ 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu thế nào là văn nghị luận.(20’)
HS đọc văn bản “ Chống nạn thất học”.
Yêu cầu HS nêu nghĩa một số từ ghi chú?
Bài văn là dạng nghị luận dưới dạng ý kiến nào?
l Xã luận : loại văn kêu gọi, tuyên truyền cho một hành động, một sự nhận thức.
Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
Văn bản này hướng tới ai? Nĩi với ai? Nĩi cái gì?
l Nĩi cái gì: “một trong những cơng việc phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí. Mọi người Việt Nam.. Quốc ngữ.” => Ý chính => luận điểm, bởi vì chúng mang quan điểm của tác giả.
Luận điểm cĩ đặc điểm gì?
l Đĩ là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng
* GD KNS: -GV vận dụng KT thảo luận trao đổi để xác định luận điểm.
Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê?
Ngoài những lí lẽ trên, Bác đã nêu những dẫn chứng nào để tăng sức thuyết phục?
l 95% dân mù chữ, kết quả của phong trào truyền bá quốc ngữ.
Trong cuộc sống hàng ngày khi chúng ta nêu lên một ý kiến, bàn bạc về điều gì đó ta thường sử dụng kiểu văn bản nào?
Mục đích của văn bản là gì? Văn nghị luận có những đặc điểm gì?
ĩ HS đọc ghi nhớ – GV nhấn mạnh ghi nhớ.
õ GD hs ý thức về vai trò của văn nghị luận trong đời sống và học tập tốt.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận :
1. Nhu cầu nghị luận :
2. Thế nào là văn bản nghị luận :
VD : Chống nạn thất học.
- Mục đích : kêu gọi nhân dân đi học.
- Các luận điểm:
+ Một trong những cơng việc phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí. + Mọi người Việt Nam.. Quốc ngữ.”
- Những lí lẽ:
+ Tình trạng thất học , lạc hậu trước CM/8 – 1945.
+ Những điều kiện cần cĩ để người dân tham gia xây dựng đất nước.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
*Ghi nhớ:SGK/9
4.4 Tổng kết: (4’)
Thế nào là văn bản nghi luận?
l Là kiểu văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
Những tư tưởng, quan điểm đó phải như thế nào?
lNhững tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
4.5. Hướng dẫnï học tập : (4’)
à Đối với tiết học này:
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 9
-Tập tìm các văn bản được viết theo phương thức nghị luận. Xác định luận điểm, lí lẽ có trong văn bản.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tt)”: Xem trước các bài tập trong phần luyện tập.
-Tập làm trước các bài tập trong vở bài tập.
5. Phụ lục:
+ SGK, SGV Ngữ văn 7.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 7.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 7.
+ Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 7.
Tuần: 20
Tiết :76
ND: 04/01/2018
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (TT)
1.Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- HS biết: - Đặc điểm chung của bài văn nghị luận.
- HS hiểu: - Các yếu tố trong bài văn nghị luận.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được : -Nhận biết văn bản nghị luận, xác định luận điểm, lí lẽ được sử dụng trong bài văn NL.
- HS thực hiện thành thạo : -Nhận biết văn bản nghị luận.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen: sử dụng văn nghị luận trong đời sống.
- HS có tính cách:-Giaó dục HS có ý thức, chị khó suy nghĩ để giải quyết tốt vấn đề.
2. Nội dung học tập:
-Tìm hiểu bố cục của một bài văn nghị luận.
3.Chuẩn bị:
3.1GV: Bảng phụ ( ghi luận điểm)
3.2.HS: Nắm chắc lại kiểu văn bản nghị luận, làm trước các bài tập trong vở bài tập.
4 .Các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1 : 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng: (5’)
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn nghị luận? Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
l Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
l Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận.
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
- Kiểm tra vở bài tập 3 HS.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
ơ Giới thiệu bài: (1’)
Để củng cố kiến thức về văn nghị luận cho các em, tiết này, cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em đi vào “Tìm hiểu chung về văn nghị luận” (tt).
ơ HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện tập. (30’)
HS đọc văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội”.
ơ HS thảo luận nhóm trong 3 phút.
Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
l Đây là bài văn nghị luận vì tác giả đã nêu ý kiến của mình nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan diểm là cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống XH.
à Vấn đề cần giải quyết là xoá bỏ thói quen xấu, hình thành thói quen tốt trong XH.
Để làm rõ vấn đề này và thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng và lí lẽ nào ?
l Lí lẽ: tác giả nêu lên những tác hại của thói quen xấu.
lDC : vứt tàn thuốc, rác, mảnh chai.
à GV cho hs liên hệ thực tế việc giữ gìn vệ sinh tại trường lớp mìmh – từ đó gd hs ý thức rèn luyện những thói quen tốt, khắc phục sửa chữa những thói quen xấu.
à Yêu cầu hs làm vào VBT.
à Yêu cầu hs làm bài tập 2.
Tìm bố cục của bài văn trên?
à Yêu cầu hs làm vào VBT.
ĩ HS đọc văn bản “Hai biển hồ”
Hai đoạn đầu là văn kể hay tả?
l Kể.
Hai đoạn cuối là dạng văn gì? Vì sao?
l Văn nghị luận vì nó đưa ra một số quan niệm sống, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Vậy bài văn kể ra hai biển hồ để nghị luận. Theo em đây có phải là văn bản nghị luận không?
õ GD hs ý thức sống hoà đồng với mọi người, vì mọi người.
II. Luyện tập :
- Bài 1 : Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong XH”.
a. Là bài văn nghị luận, vì tác giả nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề XH.
b. Vấn đề rèn luyện thói quen tốt trong đời sống .
- Lí lẽ và dẫn chứng:
+ Lí lẽ 1: có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
+ Dẫn chứng: gạt t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12335246.doc