Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 89 đến 92

Bài 20 - Tiết 91

CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Giúp HS ôn lại những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, lập luận chứng minh để biết cách làm một bài văn chứng minh được tốt.

2. Kĩ năng

- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh.

3. Thái độ

- HS có ý thức vận dụng các bước để làm một bài văn lập luận chứng minh đúng, mạch lạc.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học.

2. Học sinh: đọc trước bài, làm bài tập

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 89 đến 92, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nắm được công dụng của trạng ngữ (bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài). - Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc). 2. Kĩ năng - Sử dụng các loại trạng ngữ và kĩ năng tách trạng ngữ ra thành câu. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức viết câu rõ ràng ,dễ hiểu , đủ các thành phần khi cần thiết 4. Năng lực - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Theo em, trạng ngữ có đặc điểm gì về nội dung và về hình thức - Về nội dung ý nghĩa : trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu - Về hình thức : + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Chỉ ra trạng ngữ trong các câu cho sau và cho biết trạng ngữ ấy bổ sung cho câu những nội dung gì? a) Hai hôm sau, bố ra Hà Nội thăm bác Tư. b) Vì chị, tôi có thể đến đây. GV: Gợi dẫn vào bài. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: HS nắm được công dụng của trạng ngữ (bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài). - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT * Vd1 (sgk -45, 46) - Gv treo bảng phụ ghi ví dụ * Hoạt động nhóm nhỏ ( theo bàn) - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ. ? Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong 2 câu a,b? - Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. * Các trạng ngữ: a, Thường thường, vào khoảng đó ->TN chỉ thời gian. - Sáng dậy ->Trạng ngữ chỉ thời gian - Trên giàn hoa lý ->Trạng ngữ chỉ địa điểm. - Chỉ độ tám chín giờ sáng ->TN chỉ thời gian. a.5 – Trên nền trời trong trong - >TN chỉ địa điểm. b, Về mùa đông ->Trạng ngữ chỉ thời gian ? Có nên lược bỏ các trạng ngữ trong 2 câu trên không? Vì sao? - Không nên lược bỏ vì: các trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về thời gian,địa điểm giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn, tạo sự liên kết câu. ? Trong văn nghị luận. Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy? - Vai trò của trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian hoặc các quan hệ nguyên nhân – kết quả - suy lí ? Qua ví dụ, em hiểu trạng ngữ có công dụng gì? - HS trả lời. - GV chốt lại mục ghi nhớ SGK – 46. - HS đọc ghi nhớ SGK – 46. * VD 1 (sgk -t46) - HS đọc. ? Xác định trạng ngữ trong ví dụ? - TN1: để tự hào với tiếng nói của mình. - TN2: Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. ? Câu in đậm có gì đặc biệt? - Là trạng ngữ được tách ra thành một câu riêng. ? Hãy so sánh trạng ngữ trên câu trên với câu đứng sau? -> Giống nhau: Về ý nghĩa, cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ (có thể gộp 2 câu thành một câu có hai trạng ngữ). - Khác nhau: Trạng ngữ đợc tách ra thành một câu riêng ? Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì? - Tác dụng: + nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ đứng sau “ để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”. + Tạo nhịp điệu cho câu văn, có giá trị tu từ) ? Tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì? - hs nêu - HS đọc ghi nhớ SGK – 47. I. Công dụng của trạng ngữ 1. Ví dụ a-Thường thường, ,vào khoảng đó, .Sáng dậy, .Trên dàn thiên lí, .Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong b-Về mùa đông 2. Nhận xét: - Khi nói, viết nếu s.d các TN hợp lí sẽ làm cho ý tưởng câu văn được thể hiện sâu sắc, biểu cảm hơn. -Nối kết các câu văn, đoạn văn. 2. Kết luận : Trạng ngữ có tác dụng - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác hơn - Nối kết các câu, các đoạn với nhua góp phần cho làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc * Ghi nhớ ( SGK – 46) II. Tách trạng ngữ thành câu riêng. 1. Ví dụ: SGK46 Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. 2. Nhận xét: - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý , thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định. * Ghi nhớ ( SGK – 47). *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Tìm TN và nêu công dụng của TN và nêu công dụng của TN trong đoạn trích ? Chỉ ra các trường hợp tách TN thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do TN tạo thành ? ->Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối.).Nếu không tách TN ra thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở TN lấn át (Bởi ở v.trí cuối câu, TN có ưu thế được nhấn mạnh về thông tin). Sau nữa việc tách câu như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà TN biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu. III. Luyện tập Bài 1 /47: a. -ở loại bài thứ nhất - ở loại bài thứ hai b- Lần đầu tiên chập chững bước đi, lần đầu tiên tập bơi, lần đầu tiên chơi bóng bàn. ->T.d: bổ xung những thông tin tình huống, vừa có t.d LK các luận cứ trong mạch lập luận của b.văn, vừa giúp cho b.văn rõ ràng, dễ hiểu. Bài 2/47: a-Năm 72. ->Tách TN có tác dụng nhấn mạnh tới thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước. b-Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những tiếng đờn li biệt, bồn chồn. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu. Gợi ý: Chú ý đảm bảo tính thống nhất chủ đề của đoạn. Về việc sử dụng trạng ngữ để liên kết các câu, có thể dựa theo quan hệ về thời gian (lịch sử tiếng Việt) hoặc quan hệ giữa các phương diện (chữ viết, âm thanh, ý nghĩa,...),... Bài tập 3 Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học tìm trạng ngữ trong VB - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Tìm trạng ngữ trong các văn bản đã học và nêu tác dụng của các trạng ngữ đó *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Công dụng của trạng ngữ? ? Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có t/dụng gì? 5. Hướng dẫn học tập - Học thuộc ghi nhớ; Hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng việt. * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 25/01/2018 Ngày giảng: 7B 31/01/2018 7A 05/02/2018 Bài 20 - Tiết 90 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Củng cố, khắc sâu kiến thức về phần tiếng việt đã học trong chương trình. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng nhận biết và trình bày nội dung về phần tiếng việt đã học. 3. Thái độ - Tự giác, tích cực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. 4. Năng lực - Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, đề bài, đáp án, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: Ôn tập TV C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3. Khung ma trận đề kiểm tra - Hình thức: Tự luận Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Câu đặc biệt Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn (Điểm khác biệt)? Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % 2. Thêm trạng ngữ cho câu Xác định, gọi tên và nêu tác dụng các trạng ngữ trong câu Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % 3. Kiểu câu: rút gọn, đặc biệt Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt trong các ví dụ sau: Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % 4. Viết đoạn văn Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, có sử dụng câu đặc biệt. Nêu ý nghĩa của câu đặc biệt đó? Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Cộng Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ:30 % Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 4 Số điểm:10 Tỉ lệ:100 % D. Đề kiểm tra Câu 1 (1 điểm): Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn (Điểm khác biệt)? Câu 2 (3 điểm): Xác định, gọi tên và nêu tác dụng các trạng ngữ trong câu sau: - Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương. Câu 3 (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt trong các ví dụ sau: a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) b) “Trời ơi!”. Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài) Câu 4 (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của câu đặc biệt đó? E. Đáp án, biểu điểm Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1 điểm) * Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. VD: Quê hương! Quê hương thân yêu! * Câu rút gọn là câu có thể đã lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. VD: Bạn Hồng ùa ra sân, sau đó là những bạn khác nữa. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 (3 điểm) - Buổi sáng: trạng ngữ chỉ thời gian. -Trên cây gạo đầu làng: trạng ngữ chỉ nơi chốn. - Bằng chất giọng thiên phú : trạng ngữ chỉ phương tiện.. 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 3 (3 điểm) a) - Không có câu đặc biệt. - Câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. => Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp từ. b) - Câu đặc biệt: + “Trời ơi!”: Bộc lộ cảm xúc 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 4 (3 điểm) * Yêu cầu: - Đúng chủ đề, có sử dụng câu đặc biệt - Đảm bảo hình thức đoạn văn - Chỉ ra câu đặc biệt - Phân tích tác dụng câu đặc biệt 1 điểm 1 điểm 1 điểm * Củng cố - Thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS. * Dặn dò - Chuẩn bị Tiết 91 Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ký duyệt, ngày 29 tháng 01 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh Ngày soạn: 25/01/2018 Ngày giảng: 7B 01/02/2018 7A 07/02/2018 Bài 20 - Tiết 91 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp HS ôn lại những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, lập luận chứng minh để biết cách làm một bài văn chứng minh được tốt. 2. Kĩ năng - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh. 3. Thái độ - HS có ý thức vận dụng các bước để làm một bài văn lập luận chứng minh đúng, mạch lạc. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: đọc trước bài, làm bài tập C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa luận điểm trong văn nghị luận với luận điểm trong đời sống? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Trình bày các bước để làm bài văn biểu cảm? GV: Văn chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu để nắm rõ điều đó. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp HS nắm được 4 bước làm bài văn lập luận chứng minh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 18 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hãy nhắc lại qui trình làm một bài văn nói chung ? (4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa). ? Đề bài trên thuộc kiểu bài gì ? ? Nội dung cần chứng minh là gì ? ? Ta có thể chứng minh câu tục ngữ trên bằng những cách nào ? ? Dàn bài của bài lập luận chứng minh gồm những phần nào ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ? - MB: Dẫn vào luận điểm -> Nêu vấn đề: Hoài bão trong cuộc sống. * Thân bài. - Giải thích nghĩa của câu tục ngữ - Khẳng định lời khuyên là đúng đắn - Lấy dẫn chứng từ đời sống: Những tấm gương bạn bè vượt khó để học giỏi. - Những người có chí đều thành công ( dẫn chứng) - Chí giúp người ta vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được ( dẫn chứng). - Bài học rút ra * Kết bài. Sức mạnh tinh thần của con người có lí tưởng. ? Hs tham khảo 3 cách MB trong sgk. -GV đọc 2 đoạn CM phần TB trong sách Bồi dưỡng năng lực làm văn 7 (48-50). - Hs tham khảo 3 cách KB trong sgk. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: * Đề bài: N.dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1-Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu bài: Chứng minh. - N.dung: Người nào có lí tưởng, có hoài bão, có nghị lực vững vàng, người đó sẽ thành công trong cuộc sống. Chứng minh: -Lí lẽ: -Dẫn chứng: Đừng sợ vấp ngã Nguyễn Ngọc Ký 2. Lập dàn bài: a-MB: Nêu luận điểm cần được CM. b-TB: Nêu lí lẽ và d.c để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. C-KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm. 3-Viết bài: Viết từng đoạn MB->KB. a-Có thể chọn 1 trong 3 cách MB trong sgk. b-TB: -Viết đoạn phân tích lí lẽ. -Viết đoạn nêu các d.c tiêu biểu. C-KB: Có thể chọn 1 trong 3 cách KB trong sgk. 4-Đọc và sửa chữa bài: *Ghi nhớ: sgk (50 ) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT 1-Để thực hiện các đề bài trên đây em sẽ thực hiện các bước như sau: a-Về quy trình các bước làm bài: 4 bước. b-Về cách lập luận: -Hệ thống luận điểm phải sắp xếp theo một trật tự hợp lí. -Các luận điểm có thể sắp xếp theo nhiều cách: theo trình tự th.gian (trước-sau), theo trình tự kh.gian. thể “Đào núi lấp biển” vẫn có thể làm được. II. Luyện tập Bài tập 1. * Tìm hiểu đề và tìm ý. - Xác định kiểu bài? Chứng minh vấn đề gì? Dẫn chứng ở đâu ?... * Dàn ý. + MB: Muốn thành công trong công việc và trong cuộc sống, kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công. + TB: - Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó, người ta phải mất nhiều công sức - Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn - Phân tích các dẫn chứng : có ý chí nghị lực - bài học rút ra + KB: Câu tục ngữ là bài học thiết thực, quý giá mà người xưa đã đúc rút từ trong cuộc sống chiến đấu và lao động. - Hiện nay, chúng ta phải vận dụng 1 cách sáng tạo bài học về đức kiên trì để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và xã hội. * Viết bài. * Đọc và sửa chữa. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Bốn bước làm bài văn nghị luận chứng minh. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm BT - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên ? Tuy nhiên ở 2 đề này cũng có sự khác nhau: - Khi CM câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng q.tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể làm được. - Nhưng CM bài : “Không có việc gì khó” ta phải chú ý cả 2 chiều thuận nghịch. Nếu lòng không bền thì không thể làm nên việc, còn đã q.tâm thì có Bài tập 2 - Hai đề trên có ý nghĩa tương tự là khuyên nhủ con người phải bền lòng vững chí khi làm việc, nhất là việc to lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp. *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Kể tên các bước làm bài văn nghị luận chứng minh. 5. Hướng dẫn học tập - Học thuộc ghi nhớ; Hoàn thiện các bài tập. - Soạn Tiết 92: Cách làm bài văn lập luận chứng minh (tt) Ngày soạn: 25/01/2018 Ngày giảng: 7B 02/02/2018 7A 07/02/2018 Bài 20 - Tiết 92 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp HS ôn lại những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, lập luận chứng minh để biết cách làm một bài văn chứng minh được tốt. 2. Kĩ năng - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh. 3. Thái độ - HS có ý thức vận dụng các bước để làm một bài văn lập luận chứng minh đúng, mạch lạc. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: đọc trước bài, làm bài tập C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các bước để làm bài văn chứng minh? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Trình bày các bước để làm bài văn chứng minh *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: Giúp HS nắm được 4 bước làm bài văn lập luận chứng minh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 18 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV hướng dẫn cho HS thực hành đề văn - Đề 1: Khuyên nhủ con người bằng một chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ chí quyết tâm thì việc khó cũng làm được. Câu tục ngữ nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim GV cho HS tham khảo bài văn mẫu: - Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để thúc juc con người vững chí , kiên trì nhẫn nại ,nhân dân ta đã khuyên nhau qua câu tục ngữ : " Có công mài sắt có ngày nên kim "​ Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công . Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú . Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực . Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng . Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên: " Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyet chí ắt làm nên"​ - Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp. I. Luyện tập Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. * Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” * Thân bài 1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim” a. Nghĩa đen - Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu - Một hình ảnh ít ai tin được b. Nghĩa bóng - Lòng kiên trì của con người - Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người - Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách - Không có kiên trì thì không làm được gì hết 2. Bàn luận vấn đề - Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta - Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta - Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn - Cần phê phán những người không có lòng kiên trì 3. Ý nghĩa câu tục ngữ - Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì - Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được 4. Chứng minh lòng kiên trì - Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt - Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí sẽ thành công * Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Yêu cầu HS viết mở bài, TB cho đề văn trên - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ (theo bàn): Đọc và nhận xét bài làm của nhau - GV nêu yêu cầu , nhiệm vụ: - GV gọi một số em lên đọc bài, lấy điểm II. Luyện tập Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn kết bài - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Yêu cầu HS viết kết bài cho đề văn trên Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học tìm hiểu văn bản nghị luận - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Yêu cầu tìm đọc các bài văn mẫu lập luận chứng minh *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Thế nào là phép lập luận chứng minh? 5. Hướng dẫn học tập - Hoàn thiện bài tập Luyện tập - Soạn Tiết 93: Luyệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 Tiet 89~92.doc