Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Tiết 48 đến 51

Bài 12 - Tiết 50

Trả bài kiểm tra văn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- HS nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi.

- Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi trong bài làm của mình và chữa những lỗi trong bài làm của bạn.

3. Thái độ

- Có thái độ hứng thú trong tiết học và tham gia xây dựng bài.

4. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài làm học sinh, kế hoạch dạy học

2. Học sinh: Nhớ lại bài viết của mình

 

doc19 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Tiết 48 đến 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2017 Ngày giảng: 7A 13/11/2017 7B 15/11/2017 Bài 12 - Tiết 48 THÀNH NGỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ. Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thành ngữ. Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3. Thái độ - Yêu thành ngữ Việt Nam. 4. Năng lực - Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đồng âm? ? Nêu cách sử dụng từ đồng âm? Cho ví dụ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV cho HS quan sát hình ảnh và đoán thành ngữ: Chuột sa chĩnh gạo GV Gợi dẫn HS vào bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc để cho lời nói được thêm sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, chúng ta hay sử dụng một số cụm từ mà người ta gọi là thành ngữ. Những thành ngữ này chiếm một khối lượng lớn trong tiếng việt.Vậy thành ngữ là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Hs nắm được thế nào là thành ngữ, nghĩa của thành ngữ. Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 143 tìm hiểu thế nào là thành ngữ. Chú ý cụm từ: lên thác xuống ghềnh. ? Có thể thay vài từ trong cụm từ này không?Có thể xen vào từ khác được không?Có thể thay đổi vị trí trong cụm từ được không ? Không thể. ? Thành ngữ có cấu tạo như thế nào? ? Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? - Thác: chổ nước chảy dốc xuống từ trên núi cao. - Ghềnh: vũng sâu có nước xoáy mạnh. à Chỉ sự vất vả khó nhọcà nghĩa hàm ẩn. - Tham sống sợ chết nghĩa là gì”? à Nhát gan. ?Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? ?Tìm những biến thể của các thành ngữ sau? - Đứng núi này trông núi khác + Đứng núi này trông núi kia + Đứng núi này trông núi nọ - Nước đổ lá khoai + Nước đổ lá môn ?Giải thích nghĩa của thành ngữ? - Lên thác xuống ghềnh => trải qua nhiều phen gian nan, nguy hiểm, thử thách gay go => Ẩn dụ - Nhanh như chớp => Chỉ hành động nhanh gọn như tia chớp => so sánh - Mưa to gió lớn => chỉ hiện tượng thời tiết mưa to có kèm theo gió lớn => nghĩa đen ? Em có nhận xét gì về cách hiểu nghĩa của thành ngữ. * Ghi nhớ 1: (SGK) GV yêu cầu HS đọc và trả lời yêu cầu mục 1 SGK trang 144. ?Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ? Lời ăn tiếng nói à CN Bảy nổi ba chìmà VN Tối lửa tắt đèn à làm phụ ngữ của danh từ “khi” ? Thành ngữ đảm nhận chức vụ gì trong câu? ?Việc sử dụng các thành ngữ trên có tác dụng gì? Có tính hình tượng và biểu cảm cao. ? So sánh “bảy nổi ba chìm” với long đong phiêu bạt. “Tối lửa tắt đèn” với khó khăn hoạn nạn? Thành ngữ ngắn gọn và hàm xúc và hay hơn. I. Thế nào là thành ngữ 1. Ví dụ 2. Nhận xét * Cụm từ: lên thác xuống ghềnh + Cấu tạo: cố định + Nghĩa: chỉ cảnh vất vả, nguy nan => hoàn chỉnh => Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. * Lưu ý: Tuy nhiên một số trường hợp thành ngữ có biến đổi đôi chút. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. - Đa số các thành ngữ được tạo thành thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh. * Ghi nhớ 1: (SGK) II. Sử dụng thành ngữ - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ. - Thành ngữ ngắn gọn,hàm xúc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. * Ghi nhớ 2: (SGK) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Tìm và giải thích các thành ngữ? Bài tập 1: Giải thích các thành ngữ. a. Sơn hào hải vị: _ Sơn hào là món ăn quí lấy từ động vật rừng như : chân gấu,lộc nhung ( gạc non của con hưu) _ Hải vị là nóm ăn quí lấy tử biện như bào ngư,hải sâm à món ăn sang trọng Nem công chả phượng: món ăn sang trọng. b. Khỏe như voi :có sức khỏe tốt. Tứ cố vô thân : ( thành ngữ gốc Hán) _ Tứ : bốn phương , cố : quay đầu lại nhìn _ Vô thân : không có người thân. à Chỉ người đơn độc không nơi nương tựa. II. Luyện tập Bài tập 2: GV hướng dẫn HS kể chuyện. Bài tập 4: Thêm yếu tố còn thiếu Lời ăn tiếng nói Một nắng hai sương Ngày lành tháng tốt No cơm ấm áo Bách chiến bách thắng Sinh cơ lập nghiệp *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học. Vận dụng một số văn bản đã học để tìm thành ngữ. - Phương pháp - Kĩ năng: Thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Thảo luận nhóm ?Tìm các thành ngữ trong các văn bản đã học Em hãy giải nghĩa các thành ngữ sau: Ham sống sợ chết, treo đầu dê bán thịt chó, cưỡi ngựa xem hoa, mẹ tròn con vuông. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Qua bài học các em biết tìm và sử dụng thành ngữ đúng. - Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động nhóm - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Thảo luận nhóm Chia lớp thành 2 đội - Một đội tìm thành ngữ bắt đầu từ từ Ăn - Một đội tìm thành ngữ bắt đầu từ từ Nói KL: + Số lượng rất nhiều + Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học ăn, học nói ? Nói leo, nói tự do, nói bậy có xấu không? *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Thế nào là thành ngữ 5. Hướng dẫn học tập - Học thuộc bài cũ - Chuẩn bị Tiết 49: Cách làm văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/11/2017 Ngày giảng: 7AB 15/11/2017 Bài 12 - Tiết 49 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.Viết được những đoạn văn bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Làm được bài văn về tác phẩm văn học. 3. Thái độ - Yêu văn học 4. Năng lực - Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đồng âm? ? Nêu cách sử dụng từ đồng âm? Cho ví dụ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV cho HS đọc một bài thơ Lượm của Tố Hữu. ? Em hãy trình bày cảm xúc, tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của mình về nội dung và hình thức của bài thơ đó. GV Gợi dẫn HS vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Bài văn viết về bài ca dao nào?Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? ?Bài văn có nội dung gì? ? Theo em bài văn này có mấy đoạn? - 4 Đoạn: mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát trong bài. ? Tác giả cảm nhận thế nào về 2 câu đầu? - Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếc nuối của người trông ngóng. ? Đoạn thứ 2, tác giả cảm nghĩ bằng cách nào? - Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. ? Đoạn văn thứ 3, tác giả trình bày những cảm xúc của mình bằng cách nào? - Suy ngẫm về hình ảnh "Dải ngân hà" con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. ? nghĩ về 2 câu cuối được bộc lộ như thế nào? - Suy ngẫm về hình ảnh con sông Tào Khê GV: - Tưởng tượng: Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ - Liên tưởng: một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương. - Hồi tưởng: Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa ,các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơđang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện. - Suy ngẫm: Thì ra cái vùng sao như cát , như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà ?A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâuVừa bâng khuâng , vừa da diết vô cùng. Lại con sông Tào Khê này nữa!Hơn bốn mươi năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế. ? Em hiểu thế nào về phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học? ? Trình bày về bố cục 1 bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Gồm 3 phần: + MB: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh với tác phẩm. + TB: Những chính xác, suy nghĩ do tác phẩm gợi ra. + KB: ấn tượng chung I. Tìm hiểu cách làm bài văn bản về tác phẩm văn học. 1. Bài tập 1 2. Nhận xét - Tưởng tượng - Liên tưởng - Hồi tưởng - Suy ngẫm - Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những chính xác tương đương, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung, của toàn cảnh tác phẩm. * Bố cục: 3 phần - Mở bài - Thân bài - Kết bài * Ghi nhớ ( SGK – T 144) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.Viết được những đoạn văn bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Làm được bài văn về tác phẩm văn học. - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Nhắc lại các bước của quá trình tạo lập Vb? ? Em hãy trình bày bước 1 của quá trình tạo lập Vb? - Đề bài yêu cầu phát biểu cảm nghĩ ( nói lên suy nghĩ, tình cảm của bản thân) về bài thơ Cảnh khuya. Gv yêu cầu Hs chia làm các nhóm (2 bàn/ nhóm) lập dàn ý cho đề bài trên - Mở bài: Trong chương trình văn học lớp 7, em thích nhất là bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chủ Tịch. Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng đẹp ở Việt Bắc và nói lên cái tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà thơ. - Thân bài: + Âm thanh tiếng suối trong rừng đêm VD: Nghe như tiếng hát từ xa vọng lại làm ấm lòng người. + Hình ảnh lung linh của núi rừng VD: Dưới ánh trăng (tưởng tượng và miêu tả bằng lời của mình) + Cảm nhận được rung động tinh tế trong tâm hồn thi sỹ + Tâm hồn yêu thiên nhiên, say mê, thưởng ngoạn ánh trăng nhưng vần lo việc nước. - Kết bài: "Cảnh khuya là 1 bài thơ hay giày sức biểu cảm II. Luyện tập Bài tập - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em - Thân bài: + Cảm nhận về hình tượng thơ + Cảm nhận về từng chi tiết + CẢm nghĩ về tác giả - Kết bài: Tình cảm của em với bài thơ *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học. - Phương pháp - Kĩ năng: Thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Thảo luận nhóm ?Em tưởng tượng, trình bày cảm xúc của mình sau khi học xong bài thơ: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. - Cảnh tượng đẹp của thiên nhiên làm con người say mê. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Qua bài học biết trình bày cảm nhận bài văn, bài thơ. - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em nêu suy nghĩ, tưởng tượng của mình về văn bản: Cổng trường mở ra. *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Em hiểu thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học? 5. Hướng dẫn học tập - Học thuộc bài cũ - Chuẩn bị Tiết 50: Trả bài kiểm tra Văn * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/11/2017 Ngày giảng: 7A 22/11/2017 7B 16/11/2017 Bài 12 - Tiết 50 Tr¶ bµi kiÓm tra v¨n A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi. - Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi trong bài làm của mình và chữa những lỗi trong bài làm của bạn. 3. Thái độ - Có thái độ hứng thú trong tiết học và tham gia xây dựng bài. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài làm học sinh, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Nhớ lại bài viết của mình C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu và các bước hoàn thành bài theo yêu cầu của đề. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV cho HS đọc một đoạn văn mẫu. GV Gợi dẫn HS vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: Yêu cầu HS nắm được đề bài, đáp án, biết cách sửa lỗi bài làm - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS: §äc l¹i ®Ò bµi. GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Câu 1: (3 điểm) Chép theo trí nhớ phần phiên âm, dịch thơ của bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” và nêu ngắn gọn ý nghĩa của bài thơ? Câu 2: (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ chư nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mệnh mông Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi Câu 3: (3 điểm) So sánh cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Câu 4: (1 điểm) Vì sao có thể nhận xét "Bánh trôi nước" là bài thơ mang tính đa nghĩa? (Diễn đạt ngắn gọn) 1. Điểm 9, 10: Bố cục bài làm rõ ràng; Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; Không mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả 2. Điểm 7,8: Đạt các yêu cầu trên. Tuy nhiên, có thể mắc 2, 3 lỗi về diễn đạt, dùng từ .... 3. Điểm 5, 6 : Đạt các yêu cầu trên ở mức trung bình 4. Điểm <5 Chưa nắm được kiến thức cơ bản * Ưu điểm: + Nội dung: - Nhiều bài làm tốt: Nắm chắc được kiến thức cơ bản - Biết cách viết đoạn văn + Hình thức: - Đúng chính tả, chữ viết cẩn thận, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - 7A: T. Anh, T My, Dung, Q. Anh - 7B: D Linh, Ngân, Vy, K Linh * Nhược điểm: + Nội dung: Nhiều bài Chưa biết cách viết đoạn văn, diễn đạt lủng củng + Hình thức: - Chữ ẩu, trình bày bẩn, gạch xóa nhiều, thiếu dấu câu, viết tắt (7A: B Anh, Duy, T Vũ; 7B Huân, Minh, Gun, Giang, An) * Lỗi diễn đạt Đọc các bài làm của HS (7A: Sơn,; 7B: Cường, Q.Thành, Huân) GV trả bài Yêu cầu HS sửa bài theo cặp I. Đề bài – Đáp án Câu 1: (3 điểm) HS chép chính xác được phần phiên âm, dịch thơ của bài thơ Nam quốc sơn hà, chép rõ ràng, đúng chính tả (2 điểm) - Ý nghĩa: Niềm tin vào sức mạnh của dân tộc. Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bằng thơ. (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) - Hình thức: Đúng yêu cầu đoạn văn, không lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát - Nội dung: Nêu được cảm nghĩ về tình cảm trong bài ca dao Câu 3: (3 điểm) Bài 1: + Chỉ tác giả với nỗi niềm của mình. + Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la. Bài 2: + Chỉ tác giả với người bạn. + Sự chan hoà chia sẻ ấm áp của tình bạn bè thắm thiết. Câu 4: (1 điểm) Bài thơ mang tính đa nghĩa vì nó có hai nét nghĩa. Từ lớp nghĩa thứ nhất là miêu tả vẻ đẹp và quá trình làm bánh trôi nước, tác giả nói đến lớp nghĩa thứ hai là vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thân phận chìm nổi, bấp bênh của họ. II. Nhận xét 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm III. Cách sửa Lỗi diễn đạt 2. Lỗi chính tả nam => Nam ngịch => nghịch sâm phạm => xâm phạm khang => khan 3. Trả bài TSHS §iÓm 10 §iÓm 9 §iÓm 8 §iÓm 7 §iÓm 6 §iÓm 5 §iÓm 4 7A 2 7 10 9 8 2 0 7B 1 4 4 10 11 5 3 * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết lại đoạn văn - Phương pháp : Cá nhân trình bày - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu đề bài câu 2 *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả 5. Hướng dẫn học tập - Về nhà hoàn thành bài tập viết lại đoạn văn - Chuẩn bị Tiết 51 : Trả bài kiểm tra tiếng Việt Ngày soạn: 10/11/2017 Ngày giảng: 7A 22/11/2017 7B 17/11/2017 Bài 12 - Tiết 51 Tr¶ bµi kiÓm tra TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi. - Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi trong bài làm của mình và chữa những lỗi trong bài làm của bạn. 3. Thái độ - Có thái độ hứng thú trong tiết học và tham gia xây dựng bài. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài làm học sinh, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Nhớ lại bài viết của mình C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu và các bước hoàn thành bài theo yêu cầu của đề. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV cho HS đọc một đoạn văn mẫu viết theo chủ đề các mùa trong năm. GV Gợi dẫn HS vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: Yêu cầu HS nắm được đề bài, đáp án, biết cách sửa lỗi bài làm - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Câu 1 (2 điểm) Hãy sắp xếp các từ ghép dưới đây thành hai nhóm và điền vào bảng: Xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, quần âu, quần áo, xanh đỏ, đỏ au, ăn mặc, chợ búa, bà ngoại. Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Câu 2 (2 điểm) : Đặt câu với các quan hệ từ, cặp quan hệ từ sau: Bằng Vì – nên Tuy - nhưng Nếu – thì Câu 3: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (...) Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ (...) Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn. Đại từ: ................................. Quan hệ từ: ......................... Từ Hán Việt: ...................... Câu 4 (3 điểm ): Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) về các mùa trong năm trong đó có sử dụng từ trái nghĩa và từ láy. * Ưu điểm: + Nội dung: - Nhiều bài làm tốt: Nắm chắc được kiến thức - Biết cách viết đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa và từ láy + Hình thức: - Đúng chính tả, chữ viết cẩn thận, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - 7A: T My, T Anh, Huyền - 7B: Ngân, Vy, Oanh * Nhược điểm: + Nội dung: Nhiều bài Chưa biết cách viết đoạn văn theo chủ đề, diễn đạt lủng củng + Chưa nắm được kiến thức cơ bản + Hình thức: - Chữ ẩu, trình bày bẩn, viết tắt, chưa biết cách trình bày khoa học - Viết hoa tự do (7A: T Vũ, Sơn, H Dương; 7B: Huân, Toản, Huy, Hiếu, Dũng) * Lỗi diễn đạt Đọc các bài làm của HS (7A: Nam; 7B: Huân, Minh, Hiếu) GV trả bài Yêu cầu HS sửa bài theo cặp I. Đề bài – Đáp án Câu 1: (2 điểm) Mỗi ý đúng 0.2 Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Xe máy Cá chép Nhà máy Quần âu Đỏ au Bà ngoại Xe cộ Nhà cửa Quần áo Ăn mặc Xanh đỏ Chợ búa Câu 2: (2 điểm) - Mỗi câu đặt đúng ngữ pháp (0,5điểm) Câu 3: (3 điểm) - Đại từ: Chúng tôi, tôi, nó. - Quan hệ từ: của, và, nhưng, cho, thì. - Từ Hán Việt: tú lơ khơ, quan tâm, giận dữ. Câu 4: (1 điểm) - Viết đoạn văn theo đúng chủ đề trong đó có sử dụng từ láy, từ trái nghĩa - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy. II. Nhận xét 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm III. Cách sửa Lỗi diễn đạt 2. Lỗi chính tả xum xuê => sum suê Giữ dìn => Giữ gìn Nỗi lòng => nỗi lòng Níu no => líu lo Song => xong 3. Trả bài TSHS §iÓm 10 §iÓm 9 §iÓm 8 §iÓm 7 §iÓm 6 §iÓm 5 §iÓm 4 7A 1 9 15 9 3 1 0 7B 1 7 9 13 5 3 0 * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết lại đoạn văn - Phương pháp : Cá nhân trình bày - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu đề bài câu 4 *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả 5. Hướng dẫn học tập - Về nhà hoàn thành bài tập viết lại đoạn văn - Chuẩn bị soạn Tiết 52 : Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh Ký duyệt, ngày 13 tháng 11 năm 2017 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 T14 Tiet 48~51.doc
Tài liệu liên quan