TIẾT 40: TIẾNG VIỆT: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Hiểu được kh ái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh. Biết sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.
1. Mục tiêu theo kiến thức kĩ năng
1.1.Kiến thức : Giúp HS
- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh
- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
1. 2. Kĩ năng
- Phân được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng của nói giảm, nói tránh.
- Có ý thức vận dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
1.3. Thái độ :GDHS nói lịch sự, tế nhị trong khi giao tiếp.
2. Năng lự được hình thành: năng lực, phát hiện, phân tích, xử lí vấn đề rồi đi đến kết luận
253 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Hòa khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành
Hoạt động 1. Giới thiệu
- PP: Thuyết trình
- TL: 1 phút
Đất nước Cư-rơ-gư-xtan xa xôi và tươi đẹp, có núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “ chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó” và cũng chính nơi đây là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ai-ma-tốp thể hiện tài năng của mình qua tác phẩm “ Người thầy đầu tiên”
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS đọc – hiểu chú thích
- PP: Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 7 phút
I. Đọc – hiểu chú thích
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
? Những nét chính về tác phẩm?
- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan ,một nước cộng hoà vùng Trung Á,thuộc Liên Xô trước đây.Ong được dư luận đánh giá cao khi xuất bản tác phẩm đầu tay của mình vào năm 1958.Nhiều tác phẩm của Ai- ma-tốp được dịch sang Tviệt.
- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đậm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kư-rơ-gư-xtan; tình yêu; tình bạn
1. Tác giả
- Ai-ma-tốp (1928 – 2008)
- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, xuất thân trong một gia đình vin chức.
- Được giải thưởng Lê-nin ( 1961).
- Viết văn bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga.
2. Tác phẩm. ( sgk)
- Tác phẩm rút từ tập “Núi đồi và thảo nguyên”.
- Văn bản là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên.
Dựa vào phần chú thích và những hiểu biết về tác giả để phát hiện các chi tiết về tác giả, tác phẩm
GV yêu càu Hs nắm được nghĩa cuae các từ
HS chú ý lắng nghe và hiểu được nghĩa của các từ
Từ khó (SGK)
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
- PP: Vấn đáp, đọc diễn cảm, cặp đôi chia sẻ
- TL: 8 phút
II. Đọc – hiểu văn bản
Gv hướng dẫn HS đọc: Thay đổi giọng đọc tùy theo từng ngôi kể
HS thay phiên nhau đọc bài
1. Đọc
Đọc diễn cảm văn bản
- GV tóm tắt toàn bộ tác phẩm “ Người thầy đầu tiên” cho học sinh nắm bắt được nội dung.
HS tập tóm tắt để nắm được nội dung văn bản
2. Tóm tắt
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản, tái hiện kiến thức, nắm được cốt truyện
? Hãy quan sát văn bản, nhận xét về ngôi kể, mạch kể trong văn bản?
? Cách lựa chọn ngôi kể trên, có ý nghĩa như thế nào?
- Phần 1: người kể xưng “tôi”.
- Phần 2: người kể xưng “ chúng tôi”
- Phần 3: người kể xưng “ tôi”
-> ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau.
=> Cảm xúc chung và riêng về hai cây phong
3. Ngôi kể và mạch kể trong văn bản.
- Phần 1: người kể xưng “tôi”.
- Phần 2: người kể xưng “ chúng tôi”
- Phần 3: người kể xưng “ tôi”
=> Cảm xúc chung và riêng về hai cây phong
Tìm tòi và phát hiện ra ngôi kể, mạch kể của câu chuyện từ đó rút ra được giá trị của việc thay đổi ngôi kể
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS phân tích
- PP: vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 18 phút
III. Phân tích
? làng cu cu rêu được mêu tả như thế nào
? Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?
? Cách diễn đạt của tác giả? Và cách sử dụng nghệ thuật của tác giả ở đây có gì đặc biệt?
? Cách so sánh ấy “ hai cây phongnúi” có ý nghĩa gì?
? Chi tiết: “ nhưng cứ mỗi lần về quê thân thuộc ấy” có ý nghĩa gì sâu sắc?
Cặp đôi chi sẻ để phát hiện ra các chi tiết về hai cây phong
- Giữa một ngọn đồi: 2 cây phong
- như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
- Dẫn đường về làng
1. Hình ảnh hai cây phong trong tâm trí nhân vật tôi.
* Làng Cu – cu – rêu
- Nằm ven chnaa núi
- trên một thảo nguyên rộng
- có những khe nước ào ào
- phía dưới là thung lũng đất vàng
- thảo nguyên ca – dắc – xtan
-> Xinh đẹp, trù phú
* hai cây phong
- Hai cây phong lớn ở giữa đồi.
- Như những ngọn hải đăng chạy trên núi.
-> so sánh -> Tín hiệu dẫn đường về làng.
- Có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng
- Chan chứa lời ca êm dịu
- Có khi như làn song thủy triều
- có khi nghe tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm
- mãi về sau khi khám phá ra bí mật giản đơn vẫn không làm tôi vỡ mộng và ai cây phong vẫn mang một vẻ sinh động
->vẻ đẹp diệu kì
=> Khẳng định vai trò không thể thiếu đối với những người đi xa về làng và sự gắn bó của những người dân nơi đây với hai cây Phong và niềm tự hào về làng quê và hai cây phong
Vận dụng năng lực cảm thụ để tìm tời, phát hiện các chi tiết về hình ảnh hai cây phong từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của hai cây phong với người dân nơi đây
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
- PP. Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- Tl: 5 phút
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Tác giả, tác phẩm
? Ch o biết đôi nét về tác giả
? Tóm tắt văn bản
Nội dung
? Hình ảnh hai cây Phong được giới thiệu qua những nét nào
? Phát biểu cảm nghĩ của em với bất kì hình ảnh của làng em mà em yêu thích
V. DẶN DÒ (5 phút)
- Học bài
- Chuẩn bị tiết sau của bài “Hai cây Phong”
hïïõ&õïïg
Ngày soạn: 17/ 10/ 2016
Ngày dạy: 20/ 10/ 2016
Tiết 34: Văn bản : HAI CÂY PHONG
( Trích: Người thầy đầu tiên)
( Ai-ma-tốp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn ngời thầy dã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ. Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. 1. Kiến thức
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể ;cách mtả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
1. 2.Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương ,phát hiện,phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật miêu tả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự ;
- Cảm thụ vẻ sinh động,giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
1. 3. Thái độ : GDHS tình cảm yêu mến, trân trọng, những kỉ nệm tuổi thơ.
2. năng lực được hình thành: năng lực phát hiện, tái hiện, phân tích, xử lí vấn đề rồi đi đến tổng kết, khái quát vấn đề
II. CHUẨN BỊ
- GV : N/cứu tài liệu,tư liệu có liên quan,tranh ảnh.
- HS : Học bài – chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Kiểm tra bài cũ: 5 phút
2. Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung
Năng lực được hình thành
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
- PP: Thuyết trình
- TL: 1 phút
Sau khi häc xong tiÕt 1 cña v¨n b¶n nµy, c¸c em ®· thÊy h×nh ¶nh hai c©y phong chiÕm vÞ trÝ trung t©m cña v¨n b¶n vµ g©y xóc ®éng s©u s¾c cho ngêi kÓ chuyÖn còng nh ®éc gi¶ chóng ta. VËy t¹i sao hai c©y phong l¹i g©y xóc ®éng s©u s¾c ®Õn nh vËy? Chóng ta sÏ cïng t×m hiÓu qua tiÕt 34
Hoạt động 2. Hướng dẫn hS phân tích
- PP: Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ, thảo luận nhóm
- TL: 28 phút
III. Phân tích
? hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của lũ trẻ? Vai trò của hai cây phong?
? Trong kí ức phá tổ chim hình ảnh hai cây phong hiện lên ntn?
? để làm nổi bật vẻ đẹp hai cay phong tg đã dùng nghệ thuật tiêu biểu gì
?Từ trên cao thấy cả một thế giới rộng lớn, thế giới ấy, cảnh vật ấy hiện ra như thế nào qua con mắt trẻ thơ?
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của hai cây phong với kí ức tuổi thơ?
Trong m¹ch kÓ xen lÉn miªu t¶, hai c©y phong chØ ®îc ph¸c ho¹ b»ng ®«i ba nÐt, nhng ®ã lµ nh÷ng nÐt ph¸c ho¹ cã gi¸ trÞ cña ngêi ho¹ sÜ.Hai c©y phong khæng lå víi bao m¾t mÊu, cµnh cao...bãng m¸t... ®ung ®a...¸nh n¾ng xuyªn qua vßm l¸ t¹o nªn nh÷ng chiÕc g¬ng nhá ph¶n chiÕu ¸nh s¸ng lµm lÊp lo¸. Chim chao ®i chao l¹i t« ®iÓm thªm cho bøc ho¹.
- Ngôi làng hiện lên rất thơ mộng, có núi, có thảo nguyên, có âm thanh của khe nước ào ào, có màu sắc.
Bức tranh phong cảnh được đan cài hài hòa giữa động và tĩnh.
2 Hai cây phong với kí ức tuổi thơ.
a. bọn trẻ
- Bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
- Reo hò, Huýt sáo ầm ĩ,..
-> là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ
b. Hai cây phong
- Khổng lồ
- Nghiêng ngả đu đưa
- bóng râm mát
- Tiếng lá xào xạc, dịu hiền
- Các mắt mấu
- Cành cao ngất
-> Kể, tả, so sánh, nhân hóa
c. Lµng Ku-ku-rªu
- §Êt réng bao la
-Chuång ngùa-> C¨n nhµ g¸c xÐp.
- D¶i th¶o nguyªn hoang vu
- Lµn s¬ng mê ®ôc
- Nh÷ng dßng s«ng lÊp l¸nh.
- NT: So s¸nh, nh©n ho¸
-> Từ trên cao thấy cả một thế giới với biết bao điều kì diệu của đất trời, thảo nguyên.
-> Gîi t¶ h×nh ¶nh, mµu s¾c, ©m thanh sinh ®éng
► Là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
Dựa vào SGK với năng lực cảm thụ hs tòm hiểu và phát hiện ra những chi tiết về lang Ku – ku – rêu và những kỉ ức tuổi thơ gắn với hai cây Phong. Từ đó nhận ra được sự gắn bó của hai cây phong với mỗi đứa trẻ của lang Ku – ku - rêu
? Trong mạch kể này, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người đọc?
3.Hai cây phong và thầy Đuy-sen
- Hai c©y phong do thÇy §uy-sen ®a vÒ trång ë trêng §uy-sen
- thÇy §uy-sen ,người đã vun trồng ức mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
3.Hai cây phong và thầy Đuy-sen
- Hai c©y phong lµ chøng nh©n lÞch sö cña trêng §uy-sen
- T×nh yªu 2 c©y phong g¾n liÒn víi lßng biÕt ¬n thÇy §uy-sen ,người đã vun trồng ức mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
HS tìm tòi, phát hiện chi tiết về ai là người trồng hai cây phong , qua đó rút ra được vai trò của Thầy Đuy – sen với những đứa trẻ trong làng
Hoạt động 3. Tổng kết
- PP: Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 5 phút
III. Tổng kết
? Khái quát giá trị nội dung của văn bản
? Cho biết nghệ thuật tiêu biểu của văn bản
Hs thực hiện cặp đôi chia sẻ để rút ra lết luận về nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung: Văn bản cho thấy sự gắn bó của tuổi thơ với hai cây phong. Đặc biệt hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy – sen người đã vun tròng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ
2 Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể,người kể tạo nên 2 mạch lồng ghếp độc đáo.
- Mtả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ,có nhiều liên tưởng,tưởng tượng hết sức phong phú.
*Ghi nhớ sgk T101
HS dựa vào quá trình phân tíc văn bản để rút ra kết luận về nội dung và nghệ thuật
IV CÂU HỎ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
- PP: Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 5 phút
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nội dung
? Người kể chuyện trong hai cây phong làm nghề gì
? Hai cây phong được so sánh với hình ảnh gì
? Trong văn bản này em thích nhất đoạn nào vì sao
Nghệ thuật
? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 PHÚT)
- Học bài
- Chuẩn bị bài “viết bài tập làm văn số 2”
hïïõ&õïïg
Ngày soạn: 20/ 10/ 2016
Ngày dạy : 24/ 10/ 2016
TIẾT 35 + 36: TLV: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
( Ở LỚP)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Ôn tập về cách viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. 1. Kiến thức
- Vận dụng các kiến thức về văn bản , những kiến thức về văn tự sự ,miêu tả , biểu cảm , đã được học, những kiến thức văn học và tiếng Việt để làm bài văn tự thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình
1. 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết văn.
- Biết vận dụng từ ngữ, cách diễn đạt các ý để bài làm thể hiện tính độc lập, sáng tạo.
1. 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức tự giác khi làm bài.
2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực thu thập, phân tích và và trình bày vấn đề
II. CHUẨN BỊ
1. GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
2. HS: chuẩn bị giấy làm bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Bài mới: GV giám sát HS độc lập làm bài .
I.Mục tiêu đề kiểm tra:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức,kĩ năng trong nội dung phân môn Tập làm văn
- Đánh giá tổng hợp kết quả học tập của học sinh về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Rèn kĩ năng trình bày bài văn theo bố cục ba phần, theo một chủ đề thống nhất và kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn.
-GD HS thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử.
II.Hình thức đề kiểm tra:
*Hình thức đề kiểm tra:Tự luận
*Cách tổ chức kiểm tra:cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III.Biên soạn đề kiểm tra:
Họat động 1: GV chép đề lên bảng:
Đề bài 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
Đề bài 2. Kể một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn
IV.Hướng dẫn chấm –biểu điểm:
A. YÊU CẦU
1. Xác định ngôi kể: ngôi 1.
2. Xác định trình tự kể :
- Thời gian - không gian, diễn biến tâm trạng ,sự việc.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả và ngữ pháp.
B. ĐÁP ÁN: (Dàn bài)
*Đề 1
1. Mở bài
- Hòan cảnh làm tôi nhớ kỉ niệm, giới thiệu con vật
2. Thân bài
- Sự gắn bó của con vật nuôi đó với mình và gia đình:Chuyện con vật đó xuật hiện trong gia đình mình, tình cảm của gia đình dành cho con vật
- Tả con vật.
- Cuộc sống của con vật nuôi đó (có thể kể một vài việc nhỏ xảy ra với con vật đó nhằm thể hiện nó có tính cách và thể hiện thái độ của người kể với nó)
- Kỉ niệm nhớ mãi.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, suy nghĩ sắp xếp chi tiết để tạo bất ngờ , hứng thú.
3. Kết bài: Có thể là suy nghĩ của người kể vể lòai vật .
* Đề 2
1. MB
- GT bản thân em, hoàn cảnh làm em nhớ lại khuyết điểm
2. TB
- ko gian, thời gian của câu chuyện;- Nguyên nhân mà em mắc khuyết điểm
- Diễn biến của câu chuyện; - Phản ứng của thầy , cô giáo khi em mắc khuyết điểm
- Em có nhận ra và hối lỗi ko; - Phản ứng của thầy, cô giáo khi em nhận lỗi
- Bài học rút ra
3. KB: Suy nghĩ của em
C. BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 9 - 10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nêu được việc tốt em đã làm. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 2 lỗi.
- Điểm 7 - 8: Nêu được hình dáng, kỉ niệm đối vớ con vật nuôi. Biết kết hợp yếu tố miêu tả, bày tỏ cảm xúc với các sự việc đã xảy ra. Tuy nhiên cảm nhận chưa sâu. Bố cục rõ ràng. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 4 lỗi.
- Điểm 5 - 6: Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung, nhưng còn sơ sài. Bài viết có bố cục đủ 3 phần nhưng diễn đạt chưa mạch lạc. Bày tỏ thái độ chưa cụ thể rõ ràng. - Điểm 3 - 4: Bài viết quá sơ sài ,còn ý chung chung, bố cụ chưa đầy đủ, diễn đạt lủng củng. Sai quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1- 2: Bài viết qúa sơ sài, ý lan man không đúng yêu cầu đề ra. Sai quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi chính tả là 1,5 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1,5 điểm.
HS làm bài. Gv bao quát lớp học và thu bài.
Họat động 2: Làm bài 90 phút
Hoạt động 3: Thu bài :
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- học bài cũ
- Chuẩn bị bài “ Nói quá”
hïïõ&õïïg
Ngày soạn : 18/ 10/ 2016
Ngày dạy : 21/10/2016
TIẾT 37 : Tiếng Việt: NÓI QUÁ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Học sinh hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày. Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1.1. Kiến thức : Giúp học sinh
- Hiểu được thế nào là nói quá?
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
1. 2. Kĩ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.
- Rèn kĩ năng dùng nói quá trong viết văn giao tiếp.
1.3. Thái độ :GD Nói năng từ tốn, không nói khoắc,nói sai sự thật.
2. năng lực được hình thành: năng lực phát hiện, phân tích, xử lí vấn đề rồi rú ra kết luận
II. CHUẨN BỊ
1. GV: giáo án, bảng phụ
2. HS: chuẩn bị bài, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Làm BT SGK
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Năng lực được hình thành
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
- PP: Thuyết trình
- TL: 1 phút
Như chúng ta đã biết cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ TV chính là các phương tiện, biện pháp tu từ TV. Trong chương trình NV 6, 7 các em đã được học 1 số biện pháp tu từ TV. Để tiếp tục giúp các em có khả năng khám phá sự kì diệu của ngôn ngữ TV chúng ta sẽ học bài ngày hôm nay.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá
- PP: Vấn đáp, dạy học theo nhóm
- TL: 18 phút
I. Nói quá và tác dụng của nói quá.
* Thảo luận nhóm: 2 nhóm, mỗi nhóm nhóm 1 câu 1, nhóm 2 câu 2, trình bày vào bảng phụ
HS nhận xét bổ sung-> GV chốt ý
? Các câu ca dao - tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho em biết điều đó?
? Cách diễn đạt ấy có tính chất gì
? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu nói quá là gì?
1. Khái niệm
a. Ví dụ
- Nói quá sự thật
+Chưa nằm đã sáng
-> Thời gian đêm tháng năm rất ngắn
+ Chưa cười đã tối
-> Thời gian ngày tháng 10 rất ngắn
+ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-> Mồ hôi ra nhiều à sự lao động vất vả.
àPhóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
1. Khái niệm
a. Ví dụ
- Nói quá sự thật
àPhóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
b. khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
VD: - Rẻ như bèo,đen như cột nhà cháy.
- Lỗ mũi thì tám gánh lông
Vận dụng kiến thức văn học và khả năng phân tích nghĩa của từ để hiểu được nghĩa của các câu, từ đó rút ra được kết luận nói quá là gì
? Hãy thảo luận và rút ra tác dụng của nói quá?
LH: Nói quá khác với nói khoắc như thế nào?
Tích hợp môn GDCD: Không nói khoắc, không đúng sự thật.
Thảo luận cặp đôi và so sánh các cách diễn đạt sau :
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng đêm tháng năm rất ngắn
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối ngày tháng mười rất ngắn
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày mồ hôi ướt đẫm.
2. Tác dụng
Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
* Ghi nhớ: SGK
Từ việc phân tích ví dụ rút ra được kết luận về tác dụng của nói quá
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS luyện tập
- PP: dạy học theo nhóm, vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 15 phút
III. Luyện tập
? tìm các biện pháp nói quá và giải thích.
HS thực hiện cặp đôi chia sẻ để trả lời câu hỏi
BT1:
sỏi đá cũng thành cơm à sức mạnh của lao động.
Lên đến tận chân trời được à vẫn khoẻ và quyết tâm đi.
c. Thét ra lửa à tính nóng
Vận dụng kiến thức vừa học về nói quá và kiến thức văn học để tìm các biện pháp nói quá và giải nghĩa chúng
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá
HS tư duy đọc lậpđể hoàn thành bài sau đó phát biểu ý kiến để cùng bổ sug chỉnh sửa bài
BT2: Điền thành ngữ.
chó ăn đá, gà ăn sỏi.
Bầm gan tím ruột.
Ruột để ngoài gia
Nổ từng khúc ruột.
Vắt chân lên cổ.
? Vận cụng kiến thức văn học về than ngữ và nội dung bài vừa học để điền các thành ngữ đúng vào các câu
? Đặt câu với các thành ngữ dung biện pháp nói quá
Thảo luận nhóm
Với một thành ngữ đặt ít nhất một câu
BT3: Đặt câu
- Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Tôi đã nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toàn này.
HS vận dụng kiến thức về các kiểu câu và kiến thức về nội dung bài nói quá để đặt câu phù hợp với thành ngữ
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
- PP: Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 5 phút
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Khái niệm
? Tìm năm thành ngữ so sánh có dung biện pháp nói quá
? Nói quá là gì
? Viết đoạn văn ngắn có dùng biện pháp tu từ nói quá
Tác dụng của nói quá
? Tác dụng của nói quá
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)
- Học bài
- Soạn bài mới: “ Ôn tập truyện kí Việt Nam”
hïïõ&õïïg
Ngày soạn : 23/10/2016
Ngày dạy : 27/10/2016
TIẾT 38: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp cho HS phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện : thể loại,PTBĐ,nội dung ,nghệ thuật.
1. mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. 1.Kiến thức
- Những nét độc đáo về nội dung ,nghệ thuật của văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học.
1. 2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát ,hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ những nét riêng độc đáo cuả từng tác phẩm đã học.
- Tích hợp: Văn bản truyện kí đã học lớp 6,7 . TLV về đặc điểm của kiểu văn bản tự sự.
1. 3.Thái độ : GDHS Thông qua các văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: giáo án, bảng phụ.
2. HS : Kẻ sẵn bảng, điền vào mẫu trong vở ghi.
2. Mục tiêu phát triển năng lực học sinh:
Năng lực tìm tòi, phát hiện và tổng hợp kiến thức để đi đến kết luận
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7?
Hsinh: liệt kê
Gviên chốt: - Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
- Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam), Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài)
Gviên thuyết trình: Văn học viết chia làm ba thời kì: văn học cổ, văn học trung đại, văn học hiện đại. Truyện kí trung đại sáng tác bằng chữ Nôm, nội dung thiên về giáo huấn, cốt truyện đơn giản. Trong văn học hiện đại, truyện kí vận động đổi mới theo hướng hiện đại hoá văn học nói chung, truyện kí nói riêng diễn ra từ đầu thế kỉ XX, đến những năm1930 -1945 cơ bản hoàn thiện. Những văn bản truyện kí Việt Nam học ở lớp 8 ra đời ở thời kì này.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu vào bài
- PP: Thuyết trình
- TL: 1 phút
Vậy để hệ thống lại các văn bản truyện kí VN và thấy được sự giống và khác nhau của các văn bản ấy. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tiết 38.
Hoạt động 2: Lập bảng thống kê:
- PP: Vấn đáp, dạy học theo nhóm
- TL: 13 phút
Gviên HD: HS hệ thống các văn bản truyện kí đã học từ đầu năm lại nay
GV : Từ đầu năm lại nay các em đã được học bao nhiêu văn bản truyện kí? Đó là những văn bản nào?
HS: trả lời
GV: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống
Tên vb,tgiả
Thể loại
PTBĐ
NỘI DUNG
Đặc điểm NT
Tôi đi học- Thanh Tịnh
Trong lòng mẹ-
Nguyên Hồng
Truyện ngắn
Hồi kí
(trích)
TS+MT+BC
Tự sư (xen trữ tình)
Những k/niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học
Nỗi cay đắng ,tủi cực cùng tình yêu thg cháy bỏng của tg thời thơ ấu đôi với người mẹ bất hạnh.
Ngôn ngữ giàu chất thơ,h/ả so sánh mới mẻ
Lời văn chân thực, trữ tình tha thiết.
Tắt đèn
-Ngô Tất Tố- ( 1893-1954
Tiểu thuyết
Tự sự + Mtả+ BC
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của TDPK.
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người PNNTVN lúc bấy giờ.
- Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ, hành động.
- Miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động
Lão Hạc
( 1943)
Nam Cao
(1915-1951)
Truyện ngắn
TS+MT+ BC
Số phận đau thương, bi thảm và phẩm chất cao đẹp của người nông dân cùng khổ trong XHVN trước CMT8
- Khắc hoạnhân vật sinh động có chiều sâu tâm lí.
- Kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn.- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.
GV bình: xã hội VN lúc bấy giờ đang sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Số phận đau thương cùng cực của người nông dân đuợc thể hiện trong tác phẩm
GV chuyển ý: Hoạt động 3: So sánh:
- PP: Vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- Tl: 10 phút
II. So sánh nội dung và nghệ thuật của ba văn bản: trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão Hạc
Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Em hãy tìm những điểm giống nhau của 3 văn bản trên?
Gợi y: Về thể loại văn bản, thời gian ra đời? Đề tài? Chủ đề? Giá trị tư tưởng? Giá trị nghệ thuật?
Câu 2: So sánh sự khác nhau của 3 văn bản trên?
Gợi ý: Thể loại ? phương thức biểu đạt? Nội dung? Đặc sắc nghệ thuật?
HS: trình bày
1. Giống nhau:
- Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại, sáng tác vào thời kì 1930 -1945.
- Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của con người bị vùi dập.
- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
- Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động ( bút pháp hiện thực)
2. Khác nhau:
Văn bản
Thể loại
PTBĐ
Nội dung
Nghệ thuật
Trong lòng mẹ
Hồi kí( trích)
Tự sự(xen trữ tình)
Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé
Văn hồi kí chân thưc,trữ tình tha thiết.
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết(trích)
Tự sự
Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn ,sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực moat cách chân thực, sinh động.
Lão Hạc
Truyện ngắn(trích)
Tự sự(xen trữ tình)
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ
Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình.
GV MR: đây chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực VN trước CMT8 – dòng văn học bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ rực rỡ ở những năm 30 và đầu những năm 40. thế kỉ XX đem lại cho văn học hiện đại VN những tác phẩm kiệt xuất gắn liền những tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài.
GV chuyển ý qua mục III: Hoạt động 4: Thực hành
- PP: Vấn đáp
- TL: 10 phút
.III. Suy nghĩ về nhân vật yêu thích:
? Qua các văn bản truyện kí đã học , em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?( gợi ý: nhân vật trong văn bản nào?Tác giả? Lí do yêu thích?).
HS: trình bày
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
- PP: vấn đáp, cặp đôi chia sẻ
- TL: 5 phút
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tác giả, tác phẩm
Tên thật của nhà văn Nam Cao là
“ Trong lòng mẹ” là đoạn trích trong tác phẩm nào
Nội dung văn bản
Chị Dậu đã thể hiện hành động này khi quật ngã tên cai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12401194.doc