VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Tiết PPCT: 11, 12 VĂN TỰ SỰ
I. Mức độ cần đạt :
Giúp học sinh :
- Ôn lại cách viết bài văn tự sự đã học ở chương trình lớp 6, lưu ý HS tả người, kể lại sự việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình .
Luyện tập viết bài văn và đoạn văn .
- Tự đánh giá trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng học tập .
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ :
1 Kiến thức : - Kiểm tra kiến thức của học sinh về phần văn tự sự.
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học trong phần văn tự sự, có liên hệ thực tế.
2 Kỹ năng : - Thực hiện đúng, đầy đủ theo yêu cầu đề bài.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài sạch đẹp.
3 Thái độ : Tích cực, trung thực khi làm bài.
99 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 1 đến 21 - Trường THCS Đàm Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khái quát thành câu tục ngữ: “Tức nước vỡ bờ”. Trong xã hội đó là quy luật có áp bức có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
*Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung (5 phút)
Bước 1: Tìm hiểu tác giả.
?Em hãy nêu vài nét về tác giả?
GV chốt ý và mở rộng:
- Về hoạt động báo chí ông được coi là “một nhà văn ngôn luận xuất sắc trong phái nhà nho”.
- Về sáng tác văn học là cây bút phóng sự và là nhà tiểu thuyết nổi tiếng
=> là nhà văn của ND
GV: Tác phẩm gồm 26 chương kể về: Nỗi thống khổ cùng cực của người nông dân VN dưới chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Bước 2: Tìm hiểu tác phẩm
?Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nằm ở chương nào của tác phẩm?
- GV tóm tắt tác phẩm “Tắt đèn” cho học sinh nắm được nội dung của tác phẩm. Và nhấn mạnh đoạn trích đoạn trích là chương 18 của tác phẩm.
HD đọc: Chú ý không khí khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu, đoạn cuối bi hài, sảng khoái.
Gọi 2 HS đọc vb.
Lưu ý những từ ngữ khó trong phần chú thích như 3,4,9,11.
GV nhấn mạnh: “sưu” là một loại thuế vô nhân đạo nhất của XHVN thời Pháp thuộc. Sau CMT8 thành công một trong những sắc lệnh đầu tiên mà HCM kí là sắc lệnh bãi bỏ vĩnh viễn thuế thân.
Em hãy tóm tắt đoạn trích.
? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Nhân vật chính?
?Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
*HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản (PP: gợi mở, vấn đáp, cặp đôi chia sẻthời gian 25 phút)
Bước 1: Tìm hiểu tình cảnh chị Dậu trong buổi sáng sớm
?Tình cảnh của gia đình chị Dậu lúc này như thế nào?
? Em có nhận xét gì về tình hình sức khoẻ của anh Dậu?
?Chị Dậu chăm sóc chồng như thế nào? Em có nhận xét gì về chị Dậu?
? Không khí trong làng lúc này như thế nào? Câu văn nào chứa đựng điều đó?
? Tình cảm của gia đình, xóm làng ra sao?
? Biện pháp NT gì được sử dụng ở đây?
? Em có nhận xét gì về tình cảnh của chị Dậu?
Bước 2: Tìm hiểu nhân vật Cai lệ
Chuyển ý: trước tình thế nguy cấp ấy, sự xuất hiện của ai dẫn đến xung đột?
?Em hãy tìm những chi tiết khái quát về nhân vật Cai lệ?(PP cặp đôi chia sẻ)
? Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả?
?Qua đó hãy nhận xét về tính cách tên Cai lệ?
? Qua nét tính cách đó, em có thể liên tưởng nhân vật Cai lệ là hiện thân cho đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
Bình –LH: - Tên cai lệ vô danh, không chút tình người là hiện thân đầy đủ, rõ nét nhất của nhà nước bất nhân, bất nghĩa lúc bấy giờ.
Cai lệ là n/v tiêu biểu trọn vẹn nhất của bọn tay sai, là công cụ đắc lực nhất cho xã hội tàn bạo ấy. Trong bộ máy thống trị của XH đương thời hắn chỉ là một tên mạt hạng, hắn hung dữ và sẵn sàng gây tội ác mà ko hề chùn tay
TIẾT 2
Bước 3: Tìm hiểu nhân vật chị Dậu và tình hướng “tức nước vỡ bờ”
?Trước uy vũ của tên cai lệ CD đã ứng xử như thế nào?
?Ban đầu, chị Dậu đối phó với bọn tay sai bảo vệ chồng như thế nào?
? Mục đích của cách ứng xử ấy là gì?
? Qua đó ta hiểu được gì về tâm lí của người NDVN dưới chế độ áp bức lúc bấy giờ.?
Bình chốt: Đó là tâm lí chung của người dân: an phận, cam chịu, mong được mọi người thương xót cho cái hoàn cảch éo le của mình.Mặc dù CD đã cố van xin tha thiết thế nhưng tên CL ko thèm nghe chị lấy nữa lời mà còn ra tay với chị
? Sau khi bị Cai Lệ hò hét, doạ nạt và bị bịch mấy bịch vào ngực chị Dậu đã thay đổi thái độ ra sao?
? Ban đầu chị dùng gì để đối phó với hắn ?Tìm câu văn thể hiện điều đó?
? Nhận xét gì về cách xưng hô? Vai xã hội thay đổi báo hiệu điều gì?
? Hành động tiếp theo của CL? Sự phản kháng cuả CD lúc này?
? Lời xưng hô và câu nói của chị biểu hiện điều gì?
GV giảng: Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của người PN bình dân thể hiện sự căm giận và khinh bỉ tột độ
TH: - Hội thoại.
- Dùng một số câu thành ngữ để minh hoạ cho tâm trạng chị lúc này?
? Hãy mô tả các hành động sau đó của CD đối với cà hai tên CL và người nhà lí trưởng? Từ những hành động ấy thể hiện được chủ đề gì của văn bản?
? Theo em, do đâu mà chị lại có sức mạnh phi thường đến thế?
?Em có nhận xét gì về nhân vật này?
Bình – liên hệ: Chị Dậu là hình ảnh của người PNVN không chịu khuất phục, có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người PN NDVN?
Bình – chốt: Phẩm chất tốt đẹp của người PNVN được NTT khắc hoạ sinh động qua ngòi bút hiện thực.
? Qua sự phản kháng ấy, ta nhận ra quy luật tất yếu nào của XH?
GV chốt ý- mở rộng : Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ l con đường đấu tranh -> Cuộc cách mạng tháng tám thành công của nước ta
* Nhan đề của đoạn trích .
- Hướng dẫn thảo luận
CH: Em hiểu ntn về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích ? theo em đặt tên như vậy có thoả đáng không ? Vì sao?
Nội dung trọng tâm của đoạn trích: Cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lý trưởng - hành động phản kháng mãnh liệt của chị.
- Ngòi bút hiện thực của tác giả phản ánh một quy luật tất yếu của lịch sử “có áp bức, có đấu tranh”. Nhan đề đặt cho đoạn trích là rất hợp lý .
Câu hỏi: Nguyễn Tuân cho rằng : Với tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố đã “ xúi người nông dân nỗi loạn”. Em hiểu ntn về nhận xét đó? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm “Tắt đèn” kết thúc rất bi quan, bế tắc (Chị Dậu chạy ra ngoài trời, trời tối đen như chính cái tiền đồ của chị).
- Tác phẩm đã mở ra một hướng nhận thức mới: Khi bị áp bức quần chúng nhân dân không còn con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh để tự giải phóng mình.
Nhà văn cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ là xu thế của thời đại.
Hoạt động 3 : (5 phút) HD tổng kết
Yêu cầu HS thảo luận
? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
?Qua văn bản. tác giả muốn truyền đạt tư tưởng gì?
HS dựa vào SGK, trình bày.
HS trả lời.
Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là chương XVIII của tác phẩm.
HS lắng nghe.
HS đọc.
HS tóm tắt.
Hs trả lời bằng hiểu biết.
HS trả lời.
2 phần: P1: Từ đầu -> “hay không”:Tình cảnh gia đình chị Dậu.
P2: còn lại: Tình thế tức nước vỡ bờ.
HS trả lời.
+Anh Dậu mới tỉnh, sức khỏe còn rất yếu.
+Chăm sóc chu đáo.
HS phát hiện trả lời.
Không khí: căng thẳng.
HS trả lời.
Hàng xóm: lo lắng, thúc giục anh Dậu bỏ trốn để khỏi sự hành hạ đánh đập.
Gia đình: tận tình chăm sóc.
HS phát hiện, trả lời.
Tương phản giữa không khí bên ngoài với tình cảm trong nhà.
HS trình bày.
HS phát hiện.
Nhân vật Cai lệ.
HS phát hiện, trả lời.
- Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp; đánh người, trói người là nghề của hắn; hung dữ và sẵn sàng gây tội ác.
- Ngoại hình: (con nghiện ht nhiều xi cũ)
Hành động: (sầm sập tiến vào, gõ đầu roi xuống đất, giật phắt dây thừng, trợn ngược hai mắt, sấn đến, tát, bịch luôn vào ngực chị Dậu )
Ngôn ngữ: (quát, thét, hầm hè, nham nhảm giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ)
HS trả lời.
+ Nhân vật được miêu tả về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động . Nhân vật được khắc hoạ nổi bật, sống động, có giá trị điển hình, là hiện thân của trật tự thực dân phong kiến.
HS trình bày.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS phát hiện, trả lời.
HS trả lời.
Mục đích là nhằm bảo vệ chồng.
HS trả lời.
HS phát hiện trả lời.
KHi bị Cai lệ đánh, chị Dậu cự lại.
HS phát hiện, trả lời.
HS trả lời.
Hs phát hiện trả lời.
Hs suy nghĩ, trình bày.
HS trả lời.
+ Cây muốn lặng, gió chẳng đừng.
+ Lửa đổ thêm dầu.
+ Con giun xéo lắm cũng quằn.
HS phát hiện.
HS trả lời.
- Sức mạnh của tình yêu thương chồng con , sự căm thù cao độ XH nửa TDPK.
- HS trả lời cá nhân.
HS trả lời cá nhân.
HS trả lời cá nhân.
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
HS thảo luận trình bày ý kiến.
HS trả lời.
Tìm hiểu chung
Tác giả.
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954).
- Quê ở Bắc Ninh (nay thuộc HN).
- Là nhà văn, nhà báo, học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, khảo cổ.
- Được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT (1996).
Tác phẩm
Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là chương XVIII của tác phẩm.
Từ khó
Tóm tắt đoạn trích
Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Bố cục: 2 phần
Tìm hiểu văn bản
1. Tình cảnh gia đình chị Dậu trong buổi sáng sớm.
- Chưa có tiền nộp sưu.
- Anh Dậu mới tỉnh, rất yếu. có nguy cơ bị đánh đập hành hạ.
Không khí: căng thẳng, đầy sự đe dọa.
Chị Dậu, hàng xóm lo lắng.
-> thê thảm,đáng thương và nguy cấp.
Nhân vật Cai lệ
Hành động: Sầm sập tiến vào, gõ đầu roi, trợn ngược hai mắt, bịch, tát
Lời nói: thét, quát, hầm hè
->kết hợp giữa lời nói, cử chỉ, hành động.
-> Tàn bạo,độc ác, không còn nhân tính.
=> Là hiện thân của XH nửa TDPK bất nhân.
Chị Dậu và tình huống “tức nước vỡ bờ”
*Sự đối phó của chị Dậu..
+Lúc đầu: Cố van xin tha thiết: gọi ông xưng chú.
-> bảo vệ chồng.
=> mộc mạc, hiền dịu, vị tha, yêu chồng, thương con, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục, biết chịu đựng.
+ Khi bị đánh: cự lại.
Bc1: Lí lẽ: “chồng tôi ....ông hành hạ”
-> vai ngang hàng: Lời cảnh báo cho sự bùng nổ.
- Nghiến răng, thách thức: “mày tróibàmày xem”->Vai trên-dưới.
-> Căm hờn tột độ, xem thường kẻ độc ác.
- Bc2: Đấu lực: Túm cổ, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng ngã nhào.
-> Tức nước vỡ bờ.
->tinh thần phản kháng tiềm tàng, một sức sống mạnh mẽ.
=>Quy luật: có áp bức, có đấu tranh.
Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, hành động, cử chỉ.
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
- Ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
2.Nội dung
- Ghi nhớ sgk / 33
Củng cố
Qua bài học này, em nắm được những gì?
Nội dung và nghệ thuật của vb là gì?
Hướng dẫn học bãi cũ và chuẩn bị bài mới
Tóm tắt lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Phân tích được nhân vật chị Dậu và tình huống tức nước vỡ bờ.
Soạn bài mới: “Lão Hạc”.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/09/2018
Ngày giảng:................ XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Tiết PPCT: 10
I. Mức độ cần đạt :
Giúp học sinh :
- Nắm được các khái niệm: đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong một đoạn văn .
- Vận dụng các kiến thức đã học, viết đoạn văn theo yêu cầu .
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ :
1 Kiến thức
- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong cùng một đoạn văn .
2 Kỹ năng
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong cùng một đoạn văn .
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu có mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định .
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song hành
3 Thái độ :
-Vận dụng đoạn văn vào tập làm văn tốt hơn.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Giao tiếp : phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đoạn văn, từ
- Ra quyết định : lựa chọncách trình bày đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành phù hợp với mục đích giao tiếp .
IV. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
- Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách tạo lập các đoạn văn nghị luận theo các cách diễn dịch, quy nạp, song hành .
- Thực hành viết tích cực : tạo lập đoạn văn theo các cách quy nạp, diễn dịch, song hành .
- Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách sử dụng các thao tác quy nạp, diễn dịch, song hành .
V. Phương tiện dạy học :
GV: Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài lên lớp.
HS: Học bài và chuẩn bị bài như đã dặn.
VI. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2 . Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Nêu cách sắp xếp, trình bày phần thân bài của một văn bản?
BIỂU ĐIỂM:
HS nêu đúng cách trình bày, sắp xếp của văn bản (10đ)
3. Bài mới:
* GV: giới thiệu vào bài. (1 phút)
? Từ dùng để làm gì? -> tạo câu.
? Muốn dựng đoạn văn phải làm gì? -> Liên kết các câu.
? Muốn tạo lập một văn bản hoàn chỉnh, chặt chẽ phải có điều kiện gì? -> từng đoạn văn cụ thể.
Vậy, đoạn văn là gì? Nhiệm vụ của từng đoạn trong văn bản có gì khác nhau? Có những cách xây dựng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu.
* Nội dung bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là đoạn văn? (10 phút)
- Gv yêu cầu HS đọc văn bản “ Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”.( sgk)
? Xác định văn bản trên có mấy ý?
?Mỗi ý được triển khai thành mấy đoạn?
? Xét về mặt hình thức, nội dung dấu hiệu nào để ta xác định được đoạn văn?
? Đoạn văn thường có mấy câu tạo thành? Quan hệ giữa các câu?
GV nhấn mạnh: Có nhiều đoạn văn chỉ có một câu tạo thành.
( TH đặc biệt)
GV chốt ý: Đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản.
*HĐ 2: (10 phút) Tìm hiểu từ ngữ và câu chủ đề
- GV yêu cầu hs đọc và chú ý lại 2 đoạn văn (Sgk).
? Xác định các từ ngữ có tính chất duy trì đối tượng trong đoạn văn?
?Xét về ý nghĩa, những từ ngữ duy trì đối tượng trong mỗi đoạn thuộc từ gì?Xét về từ loại thì là từ gì? Có thể xếp vào TTV nào?
GV chốt ý: Các câu trong đoạn văn đều nói về đối tượng này. Những từ ngữ -> duy trì đối tượng nói đến trong câu -> từ ngữ chủ đề.
? Từ ngữ chủ đề là gì? Nó thường xuất hiện ở đâu?
GV yêu cầu HS chú ý đoạn 2.
? Xác định ý bao trùm, khái quát của đoạn văn?
? Câu nào chứa ý khái quát ấy? Nó có cấu tạo thành phần chính như thế nào?
GV chốt: CCĐ là câu chứa ý khái quát toàn đoạn.
? Nhận xét về nội dung, hình thức, vị trí của câu chủ đề?
GV trình bày 3 đoạn văn vào bảng phụ.
? Hãy xác định ý chính của mỗi đoạn văn?
? Xác định đoạn nào có câu chủ đề, đoạn nào không có câu chủ đề?
? Tìm hiểu cách trình bày ý chủ đề trong từng đoạn?
? Khái quát về cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
GV yêu cầu HS thử vẽ sơ đồ minh hoạ.
Sơ đồ trình bày theo cách diễn dịch:
1
2 3 4
Quy nạp:
1 2 3
4
Song hành:
1 2 3
* Hướng dẫn HS luyện tập HĐ 3:
BT 1 - Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu BT
- Đứng tại chỗ thực hiện bài tập.
BT 2 Tổ chức thảo luận nhóm
Đại diện trình bày
BT3 - Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu BT
- THực hiện bài tập ra vở và trình bày trước lớp.
HS trả lời.
Văn bản có 2 ý.
HS trả lời.
Mỗi ý được triển khai thành 1 đoạn.
Hs trả lời.
HS trả lời.
HS đọc.
HS trả lời.
+Nhà văn, ông, NTT..
+Tắt đèn, tác phẩm
HS trả lời.
Từ đồng nghĩa.
Từ loại: danh từ
TTV: người.
HS trả lời.
HS trả lời.
Ý: hiện thực xã hội VN và phẩm chất người PNVN trong tác phẩm “Tắt đèn”.
HS trả lời.
Câu: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
HS nhận xét.
HS trình bày.
HS trả lời.
HS trả lời.
Đ1: Trình bày theo cách song hành.
Đ2: Trình bày theo cách diễn dịch
Đ3: Trình bày theo cách quy nạp
Thế nào là đoạn văn?
- Là phần văn bản biểu đạt từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Do nhiều câu tạo thành.
-> Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
Từ ngữa và câu chủ đề trong đoạn văn
Từ ngữ chủ đề
- Là từ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
Câu chủ đề
- Chứa nội dung ý khái quát
- Lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính
- Đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn
- Có thể trình bày theo 3 cách: song hành, diễn dịch, quy nạp.
Luyện tập
BT1. 2 ý -> 2 đoạn.
BT2
Diễn dịch
Song hành
Song hành
BT3 Viết đoạn văn.
4. Củng cố: (2 phút) Hệ thống lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học bài - Làm bài tập 4/sgk, học bài.
- Chuẩn bị Chuẩn bị nội dung cho tiết bài viết số 1 - Văn tự sự
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/09/2018
Ngày giảng:................. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Tiết PPCT: 11, 12 VĂN TỰ SỰ
I. Mức độ cần đạt :
Giúp học sinh :
- Ôn lại cách viết bài văn tự sự đã học ở chương trình lớp 6, lưu ý HS tả người, kể lại sự việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình .
Luyện tập viết bài văn và đoạn văn .
- Tự đánh giá trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng học tập .
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ :
1 Kiến thức : - Kiểm tra kiến thức của học sinh về phần văn tự sự.
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học trong phần văn tự sự, có liên hệ thực tế.
2 Kỹ năng : - Thực hiện đúng, đầy đủ theo yêu cầu đề bài.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài sạch đẹp.
3 Thái độ : Tích cực, trung thực khi làm bài.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
IV. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
V. Phương tiện dạy học :
1 GV : Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm .
2 HS : Ôn tập những kiến thức đã học về văn tự sự trong chương trình lớp 6 .
Ôn tập kiến thức về chủ đề, bố cục trong chương trình lớp 8 .
VI. Tiến trình dạy học :
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: KIỂM TRA Ở LỚP GV chép đề lên bảng
Đề: Em hãy kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học của mình.
ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM
a.Yêu cầu chung về nội dung :
-Học sinh xác định được ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Xác định được chủ đề có ý nghĩa tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Tình tiết, diễn biến trong truyện phát triển một cách hợp lý .
- Bố cục cần có sự sáng tạo. (Có tình huống dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn; thứ tự kể chuyện hợp lý, sao cho sự việc về nhân vật tự toát lên chủ đề ; chọn tình tiết mở đầu, phát triển, kết thúc truyện khắc sâu được chủ đề, người kể không trực tiếp thuyết lý ).
- Bài viết có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho câu truyện sinh động, gây ấn tượng cho người đọc .
b.Hình thức: - Bố cục 3 phần ,trình bày sạch, chữ viết đẹp,rõ ràng.
- Văn phong diễn đạt.
- Ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm .
c.Yêu cầu cụ thể:
a/ Mở bài:(1đ) Nêu cảm nhận:
Trong đời HS ngày đi học đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
b/ Thân bài:Diễn biến của buổi khai trường đầu tiên:
- Đêm trước ngày khai trường.
- Trên đường đến trường
- Lúc dự lễ khai trường.
c/ Kết bài: Nêu cảm xúc của em:
- Thấy mình đã lớn.
- Tự nhủ phải chăm ngoan,học giỏi để cha mẹ vui lòng.
Biểu điểm :
- Điểm 9 - 10 : Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, truyện tạo sự đồng cảm cho người đọc, biết kết hợp nhiều phương thức biểu đạt .
- Điểm 7 - 8 : Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, biết kết hợp các phương thức biểu đạt ở mức độ khá .
- Điểm 5 - 6 : Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên ; chủ yếu liệt kê sự việc, sự kết hợp các phương thức biểu đạt cịn hạn chế .
- Điểm 3 - 4 : Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên, những sự việc kể cịn rời rạc, chưa tập trung vào chủ đề, ấn tượng tình cảm, cảm xc cịn mờ nhạt .
- Điểm 0 - 2 : Bài làm chưa hoàn chỉnh, hạn chế về nội dung và phương pháp, không làm bài, viết vài dịng chiếu lệ .
( Trong qu trình chấm cần khuyến khích những bi viết cĩ nội dung sng tạo . )
4. Củng cố: (1 phút) Thu bài, kiểm tra số bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài : Từ tượng hình,từ tượng thanh
-Chuẩn bị: LÃO HẠC
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/09/2018
Ngày giảng:................. LÃO HẠC
Tiết PPCT: 13,14 (Nam Cao)
I. Mức độ cần đạt :
Giúp học sinh :
- Biết đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc .
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1 Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2 Kỹ năng
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3 Thái độ : GDHS lòng nhân ái,giữ gìn nhân cách trong mọi hoàn cảnh “đói cho sạch, rách cho thơm.”
*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Suy nghĩ sáng tạo, phân tích, bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật trong văn bản.
- Tự nhận thức : xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
- Động não : tìm hiểu tình huống truyện, những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản.
- Thảo luận nhóm : trình bày 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Viết sáng tạo: cảm nghĩ về số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, nỗi đau của các nhân vật chị Dậu, lão Hạc .
IV. Phương tiện dạy học
1 GV : Bài soạn, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
2 HS : Bài soạn theo hướng dẫn sgk.
V. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Hình ảnh tên Cai lệ được nhà văn NTT khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết ấy lột tả được bản chất gì của hắn? (10đ)
Câu 2.Phân tích diễn biến trong hành động ứng xử của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng? (10đ)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1 :Học sinh được các chi tiết khắc hoạ qua hành động, lời nói ( 10 đ)
Câu 2 :- Ban đầu chị nhũn nhặn, tha thiết van xin.
- Sau đó, bằng lời nói, chị cứng cỏi, thách thức bọn cai lệ.
- Cuối cùng, chị ra tay hành động, chống cự quyết liệt với bọn cai lệ. (10đ)
3. Bài mới:
* GV: giới thiệu vào bài:
- Có những người nuôi chó quý như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như Lão Hạc thì thật là hiếm. Và Lão Hạc quý đến thế tại sao Lão Hạc vẫn bán chó để rồi tự dằn vặt và hành hạ mình. Cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm. Qua đó, ta thấy Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua truyện này?
- Giới thiệu chân dung nhà văn Nam Cao -> giới thiệu tác phẩm Lão Hạc.
* Nội dung bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Gọi HS đọc phần chú thích.
?Em hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả?
GV nhấn mạnh – mở rộng
- Đề tài : Viết về người nông dân trước CMT8 , người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc.
- Phong cách : Tấm lòng nhân ái, thông cảm sâu sắc với số phận những người nông dân cùng khổ.
- Sự nghiệp : Là cây bút nổi tiếng trước CMT8.
? Em hiểu gì về tác phẩm Lão Hạc và một số tác phẩm khác của Nam Cao?
Nhấn mạnh : Các tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao: Chí Phèo, Sống mòn, Trăng sáng tác phẩm Lão Hạc được Nam Cao lấy từ chân dung những người lao động trong làng để xây dựng.
- GV - HD cách đọc: Chú ý diễn tả sắc thái, giọng điệu nhân vật sao cho phù hợp :
Ông giáo: Suy tư, cảm thông.
Lão Hạc: Đau đớn, giải bày
GV : Đọc mẫu -> Gọi HS đọc nối tiếp.
?Em hãy tóm tắt nội dung của đoạn trích?
? Văn bản được sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
=> Câu chuyện mang đậm tính biểu cảm chất triết lí sâu sắc.
*HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
? Xác định nhân vật trung tâm? Đoạn trích mở đầu kể điều gì về Lão Hạc?
? Vì sao Lão Hạc rất yêu quý “cậu Vàng”?
? Tại sao lão rất yêu quý “cậu Vàng” mà vẫn phải bán cậu?
? Kể lại sự việc đó với ông giáo, Lão Hạc có bộ dạng như thế nào?
? Để lột tả được tâm trạng của Lão Hạc, tác giả đã sử dụng những kiểu từ gì ?
? Sử dụng từ láy gợi hình, gợi thanh tác giả đã làm rõ, khắc hoạ được phương diện nào của nhân vật lão Hạc?
? Từ ngoại hình, em cảm nhận được gì về tâm trạng lão Hạc Lúc bấy giờ?
? Sự ân hận, day dứt của lão Hạc còn được thể hiện qua lời lẽ nào của Lão?
? Em hiểu gì về lão Hạc khi lão nói “Kiếp con chó”?
Gợi ý : Cách ví von, so sánh kiếp người với kiếp chó cho thấy tâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12455297.docx