Giáo án Ngữ văn 8 tiết 133: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn

- HS đọc kết quả đã sưu tầm được.

Nhận xét bổ sung.

Ví dụ :

Ca dao-Tục ngữ

dân tộcThái

1- Nặm lê pa

Ná lê khảu.

Dịch: Nước và cá

Ruộng với lúa.

2- Phụk khát, tát hiển

Dịch: Chiếu rách cót sờn.

3- Hướn hạn, quả sung.

Dịch: Nhà tầng, sàn cao

4- Ngồi dưng ăn hoang

Mỏ vàng cũng cạn.

5- Ngồi ăn, núi lở

6- Mặc men kén quán

Dịch: Tâm đồng ý hợp

7- Ruộng chờ mạ

Ruộng kĩ càng tốt

Mạ chờ ruộng,

Mạ muộn, chẳng được hạt nào.

8- Đi rẫy, chớ mang theo chó,

Đi ruộng chớ mang theo trẻ.

9- Mười đứa nhà khó

Chẳng bằng một thằng nhỏ nhà sang.

10- Tốn men bón cắn

Dịch: Gãi đúng chỗ ngứa.

Tục ngữ ca dao Mường

1- Lang đến nhà như ma đến cửa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 133: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 /4/2012 Ngày giảng: 7D: /4/2013 7E: /4/2013 Tiết 133 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. - Cách thúc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. . b. Kĩ năng: - Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống. - Nhận xét đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình. - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể. c. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước mình. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : a. Giáo viên: - Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu b. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ : Không b. Bài mới *Giới thiệu bài mới :(1') Để hiểu thêm về văn học quê hương mình cô trò chúng ta học bài ngày hôm nay * Nội dung: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG GV:Giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm kết quả của tổ (Đã sưu tầm tục ngữ ở tiết 74 ). - Phân công cho một số học sinh khá trong tổ phụ trách việc trên lớp, loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu Sau đó sắp xếp theo vần chữ cái thành bảng tổng hợp của tổ. - Gọi HS đọc kết quả đã sưu tầm được. - Nhận xét kết quả sưu tầm và phương pháp sưu tầm của học sinh. - Cho HS thảo luận về những đặc sắc của ca dao, dân ca, tục ngữ tại địa phương mình. - Về ca dao: Cho HS đọc diễn cảm, cách ngắt nhịp . GV: Nhận xét, đánh giá GV: Đọc và giới thiệu cho một số câu ca dao, dân ca tục ngữ khác ở địa phương ( Những bài ca dao đã học ở NV 7 tập một ). Yêu cầu HS giải thích một số ý nghĩa của câu tục ngữ. VD: - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Ăn cây nào rào cây ấy. - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. - HS đọc kết quả đã sưu tầm được. Nhận xét bổ sung. Ví dụ : Ca dao-Tục ngữ dân tộcThái 1- Nặm lê pa Ná lê khảu. Dịch: Nước và cá Ruộng với lúa. 2- Phụk khát, tát hiển Dịch: Chiếu rách cót sờn. 3- Hướn hạn, quả sung. Dịch: Nhà tầng, sàn cao 4- Ngồi dưng ăn hoang Mỏ vàng cũng cạn. 5- Ngồi ăn, núi lở 6- Mặc men kén quán Dịch: Tâm đồng ý hợp 7- Ruộng chờ mạ Ruộng kĩ càng tốt Mạ chờ ruộng, Mạ muộn, chẳng được hạt nào. 8- Đi rẫy, chớ mang theo chó, Đi ruộng chớ mang theo trẻ. 9- Mười đứa nhà khó Chẳng bằng một thằng nhỏ nhà sang. 10- Tốn men bón cắn Dịch: Gãi đúng chỗ ngứa. Tục ngữ ca dao Mường 1- Lang đến nhà như ma đến cửa. 2- Đứa chết làm kết đứa sống. 3- Lấy được dâu thì rầu cả dạ Lấy được một dâu hết rượu, hết cơm. 4- Bánh đúc đời nào có xương, Đời nào mê ý có thương con chồng. 5- Khi đói lòng cùng chung môt dạ, Khi rét cùng chung một lòng. Dân ca Mường 1.Tham gì chùm hoa cà nở trong nắng sớm Anh cứ yên tâm đuổi hết giặc ấy đi Cho chim rừng tha hồ bay lên bay xuống... 2.Đất nước ta có cụ Hồ, Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng Qua nghìn hoạn nạn, mới được ngày nay 3.Phải coi bây giờ, Con trai đi cứu đất đày hết nọn sông cái, Con gái đi cứu mường đầy hết đồi núi, Thân ta ngồi trông sao cho yên Dân ca Mường (tiếp) 4. Đốc, Mòn thăm thẳm ngàn trùng Anh đi để đứa con bồng ai mang Thân em như con tứ quy Đêm thì họp bạn, ngày thì đi đâu! Cửa nhà hãy tạm xếp Đường chi đường gái tạm giữ lại -Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa (dân tộc Thái) -Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ (dân tộc Thái) - Sấm trước trời không mưa (dân tộc Thái) - Mồng hai tháng hai có mưa Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn (dân tộc Thái) - Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.(dân tộc Thái) - "Tay làm tay ăn, có làm có ăn" (dân tộc H'Mông) - "Có nhiều mặc nhiều, có ít mặc ít, không có thì thôi" (H'Mông). - "Khéo dành dụm thì có, khéo dè xẻn thì giàu" (dân tộc Thái). - "Học nhiều thì biết, làm nhiều thì quen" (dân tộc Thái). - "Học ăn, học nói, học gói, học mở" (dân tộc Việt) - "Học ăn, học uống, học nói, học làm" (dân tộc Thái). - Chim có tổ, người có tông" (dân tộc Việt) - Người có họ, cọ có bụi" (dân tộc Thái). - "Vỗ tay cần nhiều ngón, bàn việc cần nhiều người" (dân tộc Thái). - "Một tay vỗ không kêu, ba tay vỗ vang rừng" (dân tộc H'Mông). - "Con dân cầm đèn, con quan cưỡi ngựa" (dân tộc Thái). - "Nhỏ đừng chấp, vụn đừng nhặt" (dân tộc Thái) -Thảo luận về những đặc sắc của ca dao, dân ca, tục ngữ tại địa phương mình. - Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lí; là đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hi sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống. - Hs đọc diễn cảm một số bài ca dao. - Hs nghe. - Hs suy nghĩ và giải thích - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Được ăn quả ( trái ) thì cần nhớ đến công lao của người trồng cây, ý nói được hưởng thành quả tốt đẹp cần tỏ lòng biết ơn những ai đã góp phần làm nên thành quả đó. Ăn cây nào rào cây ấy: Ăn ( hoặc được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng) ở đâu của người nào thì phải lo bảo vệ, giữ gìn cho người đó. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần những người xấu hoàn cảnh xấu thì cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Gần những người tốt hoàn cảnh tốt thì cũng dễ dàng con nguời có phẩm chất trong sáng đẹp đẽ. I. Thu thập kết quả qua sưu tầm(41') 1. Kết quả sưu tầm ( 21') 2.Những đặc sắc của ca dao, dân ca, tục ngữ tại địa phương (20') - Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lí; là đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hi sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống. c. Củng cố- luyện tập (2'): ? Những đặc sắc của ca dao, dân ca, tục ngữ tại địa phương là gì ? HS : - Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lí; là đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hi sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') - Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, ở địa phương em hoặc địa phương khác. - Chọn một trong các bài ca dao, tục ngữ mà em thích để bình. Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương ( Phần văn và tlv)( tiếp theo) 4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Nội dung kiến thức : ................................................................................................... ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... - Phương pháp : ............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Thời gian : .................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 33 Chuong trinh dia phuong phan Tieng Viet_12362826.doc
Tài liệu liên quan