GV: Tìm trong đoạn trích những chi tiết cho thấy gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt?
HS: - Mẹ chết, bà nội cũng đã qua đời, sống với bố
- Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
- Bố cay nghiệt, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
- Phải đi bán diêm kiếm sống.
GV: Trong các chi tiết vừa kể, chi tiết nào về gia cảnh của cô bé gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất?
HS: Chi tiết gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất là chi tiết người cha cay nghiệt; bởi vì người cha là người thân duy nhất lại không phải là chỗ dựa của cô bé.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 21: Văn bản: Cô bé bán diêm (Trích) - An-đéc-xen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 21
NS:30/9/2018 ND 2/10/2018
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (Trích)
- An-đéc-xen -
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. 1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc -xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
1. 2. Kĩ năng:
- Đọc diến cảm và tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
1.3. Thái độ:
- Qua câu chuyện giúp cho học sinh biết đồng cảm, chia sẽ nỗi bất hạnh với em bé bán diêm.
- Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về các tình tiết trong câu truyện.
2. CHUẨN BỊ:
2.1 GV: Sưu tầm tập truyện của An-đéc-xen , SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án
2.2 HS: Soạn bài kĩ trước khi đến lớp, sưu tầm thêm một số truyện của An-đéc-xen.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2 Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao?
- Nêu ngắn gọn nguyên nhân cái chết của lão Hạc?
3.3 Bài mới: Dẫn vào bài
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
GV: Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả?
HS: - An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch.
- Ông có nhiều truyện kể cho trẻ em.
- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ.
- Trong số các sáng tác của An-đéc-xen, có truyện bắt nguồn từ văn học dân gian, nhưng nhiều truyện hoàn toàn do ông sáng tạo. Rất nhiều truyện của An-đéc-xen đã nổi tiếng khắp thế giới, làm say mê không chỉ trẻ em mà cả người lớn nữa (Nàng công chúa và hạt đậu, Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga","Bộ quần áo mới của hoàng đế, )
GV: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Cô bé bán diêm” và đoạn trích mà chúng ta tìm hiểu?
HS: - “Cô bé bán diêm” là một trong những truyện cổ tích xuất sắc nhất của An-đec-xen.
- Đoạn trích (SGK) thuộc phần cuối của câu chuyện.
GV: Yêu cầu HS đọc chính xác, giọng chậm cảm thông, phân biệt cảnh thực, ảo.
GV: Đọc mẫu một đoạn
HS: Đọc tiếp đoạn trích
GV: Nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó sgk.
HS: giải thích từ khó dựa vào sgk.
GV: Em hãy kể tóm tắt văn bản?
HS: Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em cũng chết cóng trong giấc mơ cùng bà bay lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn bình thản trước cảnh tượng thương tâm.
GV: Hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Ý của từng phần?
HS: Chia làm 3 phần:
P1: Từ đầu ... hai tay em cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
P2: Tiếp ... họ về chầu thượng đế: Những mộng tưởng của cô bé.
P3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé.
GV: Phần 2 (Phần trọng tâm) có thể chia thành những đoạn nhỏ hơn. Theo em, ta có thể căn cứ vào đâu để chia phần thứ 2 thành những đoạn nhỏ hơn?
HS: Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. Bốn lần đầu, mỗi lần quẹt một que diêm. Lần thứ năm quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
GV: Tìm trong đoạn trích những chi tiết cho thấy gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt?
HS: - Mẹ chết, bà nội cũng đã qua đời, sống với bố
- Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
- Bố cay nghiệt, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
- Phải đi bán diêm kiếm sống.
GV: Trong các chi tiết vừa kể, chi tiết nào về gia cảnh của cô bé gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất?
HS: Chi tiết gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất là chi tiết người cha cay nghiệt; bởi vì người cha là người thân duy nhất lại không phải là chỗ dựa của cô bé.
GV: Em có hiểu vì sao cô bé nghĩ: "ở nhà thì cũng rét thế thôi"?
HS: Cô bé nghĩ "ở nhà thì cũng rét thế thôi" vì nhà cũng "là một xó tối tăm", không có hơi ấm tình người, không có sự bao dung che chở.
GV: Chính vì sự ích kỉ, nhẫn tâm của người cha, vì không được yêu thương, chăm sóc, chở che mà cô bé phải từ mình bươn chải, kiếm sống bất kể hoàn cảnh.
GV: Trong truyện, cô bé xuất hiện vào thời điểm nào?
HS: Vào đêm giao thừa.
GV: Thời điểm ấy ở các nước Bắc Âu thời tiết như thế nào?
HS: Ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, vào dịp này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ, tuyết rơi dày đặc.
GV: Thời điểm đêm giao thừa thường khiến con người nghĩ đến điều gì?
HS: Đêm giao thừa, thường nghĩ đến gia đình, sự sum họp, với niềm vui và hạnh phúc.
GV: Còn với em bé thì sao?
HS: Em phải đi bán diêm để kiếm sống trong gió lạnh và đói khát.
GV: Hướng dẫn HS liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.
HS: Tìm được các hình ảnh đối lập sau:
Cô bé bán diêm
Xung quanh
- Cô bé đầu trần, chân đi đất
- Ngồi nép trong 1 góc tường, không dám về nhà
- Bụng đói, rét
- Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn
- Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
Nghệ thuật tương phản đối lập giữa cuộc sống no đủ, ấm áp, vui vẻ của những người xung quanh với sự thiếu thốn, đói rét, nỗi sợ hãi của cô bé.
Hiện tại
Quá khứ
- Một xó tối tăm
- Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh
Tương phản giữa hiện thực đau thương và quá khứ hạnh phúc
Thiên nhiên
Cô bé
- Trời đông giá rét, tuyết rơi
- Cô bé đầu trần, chân đất
Tương phản giữa thiên nhiên lạnh giá và cô bé phong phanh, rách rưới
GV: Hàng loạt những hình ảnh tương phản, đối lập trên được tác giả sử dụng trong văn bản có tác dụng gì?
HS: Nghệ thuật tương phản, đối lập làm hiện lên một cô bé nhỏ nhoi, đơn độc, đói rét, bị đày ải, không nhận được bất kì sự quan tâm nào, gợi niềm thương cảm cho người đọc
GV: Liên hệ giáo dục kĩ năng sống cho HS
GV: Cô bé trong truyện dường như rơi vào tình cảnh bế tắc: - Cô bé thật cô đơn; Cô bé thật đáng thương.Vậy trước tình cảnh bế tắc trên cô bé làm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học sau.
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
(SGK)
II. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc, chú thích
2. Tóm tắt:
3. Bố cục:
III. Tìm hiểu nội dung văn bản:
1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:
- Bà và mẹ đều mất, nhà nghèo, em sống với người cha cay nghệt, ở một xó tối tăm.
- Phải tự mình bán diêm kiếm sống.
- Nghệ thuật tương phản, đối lập
=> Hiện lên một cô bé nhỏ nhoi, đơn độc, đói rét, bị đày ải, không nhận được bất kì sự quan tâm nào, gợi niềm thương cảm cho người đọc.
4. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
4.1 Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài học
4.2 Hướng dẫn học bài:
-Học bài, soạn tiếp bài “Cô bé bán diêm”(Phần 2,3) trong văn bản
-Kể lại tóm tắt văn bản 1cách ngắn gọn
*****************************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 6 Co be ban diem_12431871.doc