3. Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng
Nguyễn Ngọc Hưng (1960-) sinh tại xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cha anh là một kép trong gánh hát bội. Trên đường lưu diễn, cha anh đã gặp mẹ anh tại vùng trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng bên bờ sông Vệ thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, và sinh ra anh. Vì đã có bà vợ cả và những người con ở xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, nên người cha ấy đã bỏ mẹ anh một mình tần tảo nuôi anh.
Năm 1979, anh thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, khoa Ngữ văn. Năm 1983, anh tốt nghiệp thủ khoa, được Ban giám hiệu trường PTTH Nghĩa Hành, Quảng Ngãi nhận vào và phân công làm chủ nhiệm lớp 11C, thì căn bệnh bất ngờ xảy ra khiến anh phải bỏ việc. Khi mẹ mất, nhóm bạn thân thiết của anh đành đưa anh về ở chung với gia đình vợ chồng người bạn học cùng quê,
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52: Chương trình địa phương phần văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT BINH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN Ngày 10 tháng 11 năm 2018
Môn: Ngữ văn 8 - tiết 52
Tên bài dạy: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
Họ và tên giáo viên soạn: Phạm Văn Hoanh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- HS hiểu một số tác gỉa, tác phẩm ở địa phương
- Qua viÖc chän läc, chÐp c¸c bµi th¬ hoÆc bµi v¨n vÒ ®Þa ph¬ng võa cñng cè t×nh c¶m quª h¬ng, võa bíc ®Çu rÌn luyÖn n¨ng lùc thÈm b×nh vµ tuyÓn chän v¨n th¬.
- Bíc ®Çu cã ý thøc quan t©m ®Õn truyÒn thèng v¨n häc cña ®Þa ph¬ng
2. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp HS phat triển một số năng lực
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học , năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
- Trình bày một phút, chia nhóm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: SGV, sgk, kế hoạch bài dạy, ảnh chân dung các nhà văn nhà thơ của Quảng Ngãi
2. Học sinh: Đọc, soạn, sgk, vở ghi.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động: (5 phút)
Hoạt động hình thành kiến thức
Ho¹t ®éng cña
gi¸o viªn - häc sinh
Néi dung
- HS lªn tr×nh bµy c¸c t¸c gi¶ - t¸c phÈm ë ®Þa ph¬ng (3 HS), c¸c HS kh¸c bæ sung.
+ Ph¸t hiÖn nh÷ng chi tiÕt thiÕu chÝnh x¸c trong c¸ch tr×nh bµy hoÆc s¾p xÕp cha hîp lý ® GV chèt l¹i ghi b¶ng.
- HS ®äc bµi th¬, bµi v¨n viÕt vÒ ®Þa ph¬ng mµ em yªu thÝch?
- Nªu gi¸ trÞ ND vµ NT cña bµi th¬ võa ®äc?
+ C¸c HS kh¸c tham gia th¶o luËn
® GV bæ sung.
I. LËp b¶ng danh s¸ch t¸c gi¶ - t¸c phÈm
1- Nhà thơ Thanh Thảo:
Nhà thơ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học.
Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Ông là nhà thơ hàng đầu thế hệ chống Mỹ mà cho đến nay, những thập niên đầu thế kỷ XXI, vẫn sáng tác rất sung sức với phong cách hiện đại và xuất hiện thường xuyên trong đời sống văn học, báo chí.
Nhà thơ Thanh Thảo từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá IX (2015-2017). Hiện nay ông vẫn sống và sáng tác tại quê hương Quảng Ngãi.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Những người đi tới biển (trường ca - 1977)
- Dấu chân qua trảng cỏ (thơ - 1978)
- Khối vuông rubic (thơ - 1985)
- Từ một đến một trăm (thơ - 1988)
- Những ngọn sóng mặt trời (trường ca - 1994)
- Trường ca chân đất (2012)
- Dạ, tôi là Sáu Dân (trường ca 2016)
- Đám mây hình người thợ săn và con chó (trường ca 2016)
Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979 với tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ.
- Giải thưởng của Ban văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập trường ca Những ngọn sóng mặt trời.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2012
Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng
Nguyễn Ngọc Hưng (1960-) sinh tại xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cha anh là một kép trong gánh hát bội. Trên đường lưu diễn, cha anh đã gặp mẹ anh tại vùng trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng bên bờ sông Vệ thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, và sinh ra anh. Vì đã có bà vợ cả và những người con ở xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, nên người cha ấy đã bỏ mẹ anh một mình tần tảo nuôi anh.
Năm 1979, anh thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, khoa Ngữ văn. Năm 1983, anh tốt nghiệp thủ khoa, được Ban giám hiệu trường PTTH Nghĩa Hành, Quảng Ngãi nhận vào và phân công làm chủ nhiệm lớp 11C, thì căn bệnh bất ngờ xảy ra khiến anh phải bỏ việc. Khi mẹ mất, nhóm bạn thân thiết của anh đành đưa anh về ở chung với gia đình vợ chồng người bạn học cùng quê,
Nhà thơ Hồ Nghĩa Phương
Họ tên thật: Hồ Văn Minh. Quê quán: Sông vệ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
Nguyên là Phó chủ nhiệm CLB Thơ Trà Giang, nguyên Phó Chủ tịch Hội viên Hội VHNT Quảng Ngãi
Tác phẩm đã xuất bản: Nhật ký thời gian (2008), Dấu chân (2010
Nhà văn Phạm Văn Hoanh
Bút danh: Bá Hoành, Phạm Văn Khanh
Quê quán: Nghĩa Hiệp, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Trú quán: Bình Tân, Bình Sơn, Quảng Ngãi
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi
Giải thưởng:
- Cuộc thi viết về “Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc” do cục Văn hóa - Thông tin cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức năm 2007.
- Cuộc thi “Vẽ tranh, sáng tác tiểu phẩm vui chào mừng gói cước “Cha và con” do Viettel Telecom và Báo Thiếu niên tiền phong tổ chức năm 2009.
- “Sáng tác về Nhà máy lọc dầu Dung Quất” của Hội VHNT Quảng Ngãi năm 2011
- Cuộc thi viết với chủ đề “Xây dựng trường học thân thiện và những tình huống ứng xử” do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức năm 2012.
- “Sáng tác về Nhà máy lọc dầu Dung Quất” của Hội VHNT Quảng Ngãi năm 2012
Đã xuất bản:
* In chung:
- “Nóc có vững nhà mới bền” - Truyện ký - NXB Văn hóa - Dân tộc 2007
- “Muôn dặm tình quê” (Tập V) - Thơ - NXB Văn hóa - Văn nghệ 2011
- “Xây dựng trường học thân thiện và những tình huống ứng xử” - Bút ký -Tùy bút” - NXB Văn học - 2013
- “Trà Giang thương nhớ” - Thơ - NXB Hội Nhà văn - 2013
* In riêng:
- “Thương về mùa hoa súng” - Tản văn & Truyện ngắn - NXB Thanh niên 2009
- “Giậu mồng tơi” - Truyện ngắn - NXB Văn học 2011
- “Đằng sau câu nói” - Tản văn - Hội VHNT Quảng Ngãi - 2013
- “Chuyện tình hai mươi mốt năm” Tiểu thuyết
II. Su tÇm vµ chÐp l¹i mét sè bµi v¨n, th¬
Cuối hạ trên núi Thình Thình của Hồ Nghĩa Phương.
Lời bình
“Cuối hạ trên núi Thình Thình” một bài thơ tâm cảnh hay
Hồ Nghĩa Phương tên thật là Hồ Văn Minh. Quê ở Sông Vệ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Anh là hội viên Hội VHNT Quảng Ngãi. “Thơ anh không chỉ mang đậm chất trữ tình mà còn phảng phất hơi thở của ca dao, đồng dao và sử thi” (Nguyễn Quang Trần). Bài thơ “Cuối hạ trên núi Thình Thình” được anh viết nhân chuyến đi dã ngoại trên núi Thình Thình, (Bình Tân, Bình Sơn) năm 2008 là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được in trong tập “Dấu chân” do Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Ngãi ấn hành năm 2011.
Bài thơ là sự kết hợp khéo léo giữa bút pháp tả thực với bút pháp lãng mạn, thể hiện tâm trạng của anh trước thắng cảnh núi Thình Thình.
Nhà thơ Hồ Nghĩa Phương mở đầu bài thơ bằng một câu tự trách lòng mình “Anh vô tình dẫm nhẹ lá khô”. Từ “vô tình” sao mà dễ thương quá vậy? Nó thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên thiết tha của anh nơi đất khách. Dẫm nhẹ chân lên lá khô mà Hồ Nghĩa Phương cảm thấy như mình có lỗi với cỏ cây hoa lá. Có lẽ lần đầu tiên đặt chân lên núi Thình Thình, nên anh đã huy động mọi giác quan để cảm nhận hương sắc đất trời nơi đây. Anh say sưa, thả hồn mình lãng đãng phiêu diêu cùng núi rừng, nên một tiếng “chim gù trong rú”, một ánh sáng ban mai “đượm hàng cổ thụ”, một làn gió “mơn man” cũng khiến anh giật mình, xao xuyến.
Anh vô tình dẫm nhẹ lá khô
Giật mình bởi chim gù trong rú
Bất chợt ánh ngày đượm hàng cổ thụ
Gió mơn man vương gợn tóc em.
Khổ thơ rất mộc mạc, giản dị nhưng lại là cảm xúc rất chân thành của nhà thơ Hồ Nghĩa Phương khi lần đầu bước chân đến núi Thình Thình. Ánh sáng ban mai thấm sâu vào hàng cây cổ thụ, ẩn giấu bên trong một cái gì rất thắm thiết, hay chính tình cảm mà Hồ Nghĩa Phương muốn gửi gắm một điều gì ở nơi đây. Khổ thơ thật ấm áp thân quen, không chỉ bởi hình ảnh thân thuộc của núi rừng (“lá khô”, tiếng chim, “hàng cổ thụ”), mà còn bởi cách xưng hô rất thân mật của anh trước thắng cảnh núi Thình Thình (“Anh”, “em”). Từ “em” trong khổ thơ không được xác định. Em đây là ai? Nam hay nữ? Hay là núi Thình Thình? Đến khổ thơ thứ hai từ “em” lại xuất hiện một lần nữa.
Không gian rực vàng sau giấc ngủ đêm
Đếm lá rụng những ngày cuối hạ
Em tiếc gì nhặt từng chiếc lá
Nhung nhớ một thời e ấp mộng mơ.
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ được Hồ Nghĩa Phương sử dụng rất tài tình. Không gian mới ngày nào là một màu xanh um, thế mà chỉ qua một giấc ngủ cuối hạ bỗng chốc trở nên vàng rực. Cây lá dường như cũng nuối tiếc về những tháng ngày gắn bó bên nhau. Giờ đang là thời khắc giao mùa lá bắt đầu lìa cành để về với đất mẹ. Dẫu biết rằng đó là quy luật của tự nhiên nhưng sao anh vẫn thấy xót xa:
Em tiếc gì nhặt từng chiếc lá
Nhung nhớ một thời e ấp mộng mơ.
Các từ láy “nhung nhớ”, “e ấp” thể hiện nỗi niềm hoài cổ của Hồ Nghĩa Phương khi đứng trước núi Thình Thình. Núi Thình Thình ngày xưa chim thú, cây cỏ, nhất là chà là và sim nhiều vô kể, nhưng giờ thì vắng bóng. Nhưng không vì thế mà Thình Thình lại mất đi vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ. Thình Thình vẫn rất đẹp, rất thơ. Từ lâu đã đi vào văn chương. Ai có thể quên được bài ca dao:
Núi Thình Thình, chùa cũng Thình Thình
Ai lên đến đó cho mình hỏi thăm
Vì đâu nên tiếng nên tăm
Để cho mảnh đất ngàn năm Thình Thình.
Núi Thình Thình có ngôi chùa tên là Viên Giác Tự, nhưng người dân địa phương quen gọi là Thình Thình. Ai đã từng đến đây một lần thì mới thấy hết vẻ đẹp lung linh của bức tranh phong cảnh Thình Thình mà Hồ Nghĩa Phương đã khắc họa.
Thình Thình ơi, cảnh đẹp nên thơ
Phía đằng Đông dạt dào biển biếc
Dãy Trường Sơn đằng Tây cách biệt
Phố thị xa mờ ồn ã người đi.
Mạch cảm xúc của nhà thơ Hồ Nghĩa Phương trào dâng lai láng. Cả khổ thơ ta chỉ gặp một dấu chấm. Nhiều người thắc mắc tại sao nhà thơ không dùng dấu cảm mà dùng dấu chấm. Nhưng theo tôi thì không phải vậy. Bởi mạch thơ đang tuôn trào trên đầu ngọn bút, nên anh không thể cưỡng lại được. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách của nhà thơ Hồ Nghĩa Phương. Anh đã cách tân thể thơ truyền thống chăng? Ba câu thơ trên mỗi câu bảy chữ, nhưng câu cuối lại tám chữ. Anh không bị gò bó ràng buộc bởi một thể thơ nào. Anh rất phóng khoáng trong việc dùng từ. Chỉ có hai mươi chín chữ mà anh đã vẽ nên bức tranh phong cảnh núi Thình Thình đẹp như một bức tranh thủy mặc. Những từ láy “dạt dào”, “ồn ã” đã điểm xuyêt cho bức tranh phong cảnh núi rừng thêm sinh động, nó toát lên tấm tình của anh nơi núi Thình Thình rất thắm thiết.
Anh đứng đây lắng đọng tình si
Trên đỉnh núi thấy mình bé nhỏ
Kỷ niệm đến và đi vậy đó
Mang nỗi lòng theo gió lang thang.
Đứng trước cảnh đẹp của núi Thình Thình, tình cảm của Hồ Nghĩa Phương lắng dần và đọng lại; anh mê mẩn, cảm thấy mình như nhỏ lại. Kỷ niệm cứ chập chờn, đến và đi mang nỗi lòng của anh theo gió lang thang.
Đến khổ thơ này, ta mới thấy hết được tâm trạng của Hồ Nghĩa Phương trước cảnh đẹp của núi Thình Thình.
Nói tóm lại, bài thơ “Cuối hạ trên núi Thình Thình” cơ bản vẫn là bài thơ tả thực, nhưng rất sống động. Qua bài thơ ta thấy được hơi thở của ca dao, đồng dao, chất sử thi, thấy được chất trữ tình đậm đà sâu lắng. Đặc biệt thấy được trạng thái, tình cảm, tâm lý của Hồ Nghĩa Phương trước cảnh đẹp của núi Thình Thình. Có thể nói đây là bài thơ tâm cảnh hay.
3. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV yều cầu HS đọc một số bài thơ về các tác giả khác ở Quảng Ngãi mà em biết
4. Hoạt động vận dụng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV HD HS viết đoạn văn
Viết đoạn văn cảm nhận về một bài thơ ở địa phương mà em thích
5. Hoạt động tìm tòi/ mở rộng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Su tÇm, t×m hiÓu VH ®Þa ph¬ng
- ChuÈn bÞ “ DÊu ngoÆc kÐp ”
Người soạn ký tên
Phạm Văn Hoanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 14 Chuong trinh dia phuong phan Van_12465861.docx