Giáo án Ngữ văn 9 tiết 104, 105: Ma trận bài viết số 5 nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

F. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

1. Yêu cầu chung

- Giáo viên phải nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm một cách chính xác, khoa học. Đánh giá cao những bài làm sáng tạo, có giọng điệu, văn phong.

- Giáo viên cần chủ động linh hoạt trong đánh giá cho điểm, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản đảm bảo tính hợp lí, có sức thuyết phục, dựa vào tình hình thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp.

- Thang điểm 10, chi tiết đến 0,5 điểm

2. Yêu cầu cụ thể

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 104, 105: Ma trận bài viết số 5 nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM: 22 Ngày soạn: 22/01/2019 Tiết PP: 104,105 Ngày kiểm tra: 26/01/2019 MA TRẬN BÀI VIẾT SỐ 5 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Sử dụng các kiến thức đã học để đọc – hiểu một văn bản. - Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận xã hội. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Tổng hợp kiến thức của ba phân môn: Đọc – hiểu; Tiếng Việt; Tập làm văn. - Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận; nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày một văn bản nghị luận xã hội. -Trình bày tỏ thái độ trước sự việc, hiện tượng đời sống, khẳng định giá trị bản thân, định hướng cho hành động, lối sống đúng đắn. 3. Thái độ - Rèn cho các em tính trung thực trong quá trình viết bài. C. CHUẨN BỊ 1. GV: ma trận, đề kiểm tra, giáo án, 2. HS: ôn tập lại kiến thức, giấy kiểm tra 3. Hình thức kiểm tra: tự luận 90 phút (kiểm tra chung 9A2; 9A3) D. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: Văn bản thông tin/văn bản nghệ thuật - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 50 - 300 chữ - Nhận biết được các phép lập luận sử dụng trong văn bản. - Nhận biết được luận điểm của văn bản. - Hiểu được thông báo, ý nghĩa của câu. - Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong văn bản.. - Nắm được nội dung ngữ liệu, rút ra bài học cho bản thân. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ %: 10 Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ %:10 Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ %:10 Số câu: 4 Số điểm:3 Tỉ lệ %:30 II.Tập làm văn - Văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. - Nhận biết được các yêu cầu của đề về kiểu bài nghị luận. - Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết văn nghị luận. - Hiểu đúng đặc trưng vấn đề nghị luận. - Biết vận dụng kiến thức và hiểu biết để hoàn thành một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Viết được bài văn nghị luận. - Có những nhận xét, đánh giá hợp lí và rút ra bài học đối với bản thân. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ %:20 Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ %:20 Số câu: Số điểm:1 Tỉ lệ %:10 Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ %:20 Số câu: 1 Số điểm:7 Tỉ lệ %:70 Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: Số điểm:3 Tỉ lệ %:30 Số câu: Số điểm:3 Tỉ lệ %:30 Số câu: Số điểm:1 Tỉ lệ %:20 Số câu: Số điểm:2 Tỉ lệ %:20 Số câu: 5 Số điểm:10 Tỉ lệ%:100 E. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Facebook có thật sự đưa mọi người đến gần nhau hơn? Phần lớn sẽ nghĩ là có. Nhờ facebook, ta luôn biết được thông tin của người thân cách xa cả nửa vòng trái đất. Đi đâu, vẫn có cảm giác như ở bên cạnh. Nhưng cũng nhờ cảm giác “luôn ở cạnh” như vậy mà ít người còn có nhu cầu phải gặp nhau nữa. Xin nhắc lại rằng, facebook chỉ giúp “khoe” các kỷ niệm, chứ không thể tự tạo ra kỷ niệm. Thế giới ảo vẫn là thế giới ảo. Bạn có thể khoe cảnh uống bia, nhưng không thể uống bia trên facebook. Sống quá lâu trên thế giới ảo cũng đồng nghĩa với việc sống trong thế giới thực ít đi. Càng ít gặp bạn bè, cũng đồng nghĩa với việc có càng ít các kỷ niệm. Có những người mà nhà chỉ cách vài trăm mét, nhưng cả năm không gặp được một lần. Sau nỗi vui mừng vì tìm thấy nhau trên facebook, người ta cũng không còn nhu cầu phải gặp trực tiếp nữa. Nếu cứ thế này, có thể phải đến khi sắp không thể gặp được nữa, người ta mới đến nhìn mặt nhau lần cuối. Facebook đang giúp những người ở xa có cảm giác như được ở gần nhau, nhưng cũng có thể làm những người gần nhau như cách xa hàng ngàn km. (Theo Trần Công Hưng - Thể thao & Văn hóa) Câu 1: a. Đoạn trích trên sử dụng phép lập luận gì? b. Xác định luận điểm trong đoạn trích trên? Câu 2: Em hiểu ý nghĩa của câu “Bạn có thể khoe cảnh uống bia, nhưng không thể uống bia trên facebook” như thế nào? Câu 3: Thông qua nội dung văn bản, em hiểu như thế nào là thế giới ảo? Câu 4: Theo em làm thế nào để con người bớt sống ảo trên thế giới ảo? Phần II: Tập làm văn (7 điểm) Câu 5: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. F. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Yêu cầu chung - Giáo viên phải nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm một cách chính xác, khoa học. Đánh giá cao những bài làm sáng tạo, có giọng điệu, văn phong. - Giáo viên cần chủ động linh hoạt trong đánh giá cho điểm, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản đảm bảo tính hợp lí, có sức thuyết phục, dựa vào tình hình thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp. - Thang điểm 10, chi tiết đến 0,5 điểm 2. Yêu cầu cụ thể PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC – HIỂU 3 1 - Phép lập luận: phép phân tích và tổng hợp 0,5 - Luận điểm: Facebook đang giúp những người ở xa có cảm giác như được ở gần nhau, nhưng cũng có thể làm những người gần nhau như cách xa hàng ngàn km 0,5 2 Tác giả nói “Bạn có thể khoe cảnh uống bia, nhưng không thể uống bia trên facebook.” có nghĩa là những thứ chúng ta đăng tải lên facebook chỉ là những bức hình, bản sao của cuộc sống thực tế, facebook không thể mang lại những cảm giác chân thật như cuộc sống thực tế. (GV lưu ý những lí giải khác đảm bảo hợp lí) 0,5 3 HS lí giải: Thế giới ảo có nghĩa là một thế giới không có thực, ở thế giới đó con người tương tác, tiếp xúc với nhau thông qua các phương tiện truyền thông, qua mạng xã hội. 0,5 4 HS đưa ra được các giải pháp: - Hạn chế tham gia quá nhiều các page, nhóm trên mạng xã hội Facebook. - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa để trau dồi kĩ năng sống. - Tích cực gặp gỡ bạn bè, người thân để duy trì mối quan hệ, thăm hỏi lẫn nhau, tạo những cơ hội đi chơi, đi picnic, chia sẻ kiến thức hội nhóm với nhau. - Sử dụng mạng xã hội một cách khoa học, hình thành thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh và thông minh. 1 II TẬP LÀM VĂN 7 * Yêu cầu về kĩ năng: 1,5 - Học sinh nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài nghị luận. Biết kết hợp, vận dụng các phương pháp nghị luận một cách hợp lí, phù hợp. 0,5 - Đặt được nhan đề gọi tên hiện tượng. 0,5 - Bố cục của bài văn mạch lạc, logic, không mắc các lỗi chính tả 0,5 * Yêu cầu về kiến thức: 5,5 Biểu hiện: - Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam: + Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên, người ta vẫn sẵn sàng vứt ra túi ni lông, thuốc lá, + Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầuthang, dưới sân trường + Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường. + Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị ô nhiễm => Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.  1 Nguyên nhân: * Chủ quan: - Do thói quen đã có từ lâu đời. - Do thiếu hiểu biết. - Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác (Người Việt Nam có một nhận thức: nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình,không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác.) * Khách quan: - Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiện cũng như người thu gom rác) - Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân. - Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc. - Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác. 1,5 Tác hại/ hậu quả: - Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. - Gây ô nhiễm môi trường. - Bệnh tật phát sinh (có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc - Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh -sạch - đẹp vốn có (có nơi còn bị biến dạng, bị phá hủy do rác). - Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp. 1 Biện pháp - Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ýthức bảo vệ môi trường. - Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này. - Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gomrác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. ( Liên hệ với đất nước Singapore) 1 Ý kiến đánh giá, bình luận: - Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán. - Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình. - Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy. 1 TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 20 Viet bai tap lam van so 5 Nghi luan xa hoi_12524781.docx
Tài liệu liên quan