? Trong môi trường hội thoại này bạn B có quyền được nói không? Vì sao?
H:Bạn B không có quyền được nói vì bạn B chỉ là người quan sát, theo dõi. Bạn B nhắc bài cho bạn A là đã vi phạm nội quy học tập cô giáo sẽ nhắc nhỡ bạn B.
GV giáo dục học sinh trong cuộc sống đôi lúc chúng ta có mặt trong cuộc thoại nhưng chúng ta lại không có quyền được nói mà chỉ là những người quan sát theo dõi.
Gv chuyển ý: Trong cuộc thoại, ta cần sử dụng lượt lời như thế nào cho phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp?
Hoạt động 2: gv hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng lượt lời . Tìm hiểu lại đoạn thoại ở trên.
? Trong cuộc hội thoại với bà cô, bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng lại không nói, em hãy chỉ ra những chổ đó?
H: 2 lần, sau lời “Hồng! Mày . không ?” và “Sao lại không vào trước đâu!”.
? Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ gì đối với những lời nói của bà cô?
H: Hồng im lặng thể hiện thái độ bất bình không muốn nghe những lời cay độc của bà cô xúc phạm đến mẹ.
? Vì Sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
H:Mặc dù Hồng biết bà cô xúc phạm đến mẹ nhưng Hồng không được phép cắt lời bà cô vì như thế là không lễ phép.(Hồng là cháu thuộc vai dưới, bà cô thuộc vai trên).
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 111: Tiếng Việt Hội thoại (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS XÀ BANG
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN
GIÁO VIÊN :HUỲNH THANH TÙNG
Tiết 111 Tiếng Việt
HỘI THOẠI
(tiếp theo)
I/ Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được khái niệm lượt lời và cách vận dụng trong giao tiếp.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức :
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
2. Kỹ năng
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại.
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng sự luân phiên lượt lời để giao tiếp đạt hiệu quả.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các lượt lời trong hội thoại.
3. Thái độ :
- Ý thức thực hiện các lượt lời trong khi giao tiếp,
III/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ
1. Em hiểu thế nào về vai xã hội trong hội thoại?
H: Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội ( quan hệ trên dưới hay ngang hàng; quan hệ thân sơ ).
2. Hãy xác định vai xã hội trong đoạn hội thoại trên?
Nhận xét về cách xử sự của người con?
- Dạo này, bố thấy điểm môn Toán của con hình như chưa được tốt lắm. Sắp thi rồi, con cần cố gắng hơn nữa. Hay là con sang nhờ bạn
Ông Nam chưa nói hết câu, Hoà đã vùng vằng đứng dậy và làu bàu:
- Thôi, bố đừng nói đến chuyện học hành của con nữa!
H:* Vai xã hội: Bố : vai trên. Con :vai dưới.
* Thái độ: người con thiếu lễ phép với bố .
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Trong cuộc sống ,chúng ta thường giao tiếp hằng ngày vì vậy yêu cầu được tôn trọng giữa người nghe và người nói là hết sức quan trọng. Muốn vậy chúng ta phải tôn trọng lượt lời của nhau ,vậy lượt lời là gì? Cách sử dụng lượt lời ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài mới : hội thoại (tt).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lượt lời trong hội thoại:
- H/s đọc lại đoạn trích (sgk / 92,93 )
? Có những nhân vật nào tham gia hội thoại?
Bµ c« - BÐ Hång
? Nhắc lại vai xã hội của mỗi nhân vật đã tìm hiểu ở tiết trước?
H:Bµ c« ( vai trªn) – bÐ Hång (vai díi).
? Trong cuộc hội thoại bà cô nói mấy lần ? Hồng nói mấy lần? Em hãy chỉ ra lời nói của hai nhân vật?
H: Bà cô nói 5 lần , Hồng nói 2 lần.
Bà cô
Hồng
1. “ Hồng! Mày có muốn không? ”
2.“ Sao lại không dạo trước đâu!”
3. “ Mày dại quá... thăm em bé chứ.
4. “ Vậy mày hỏi mãi được sao? ”
5. “ Mấy lại rằm... hỏi đến chứ ?”
1. “Không! Cháu không cũng về.”
2.“ Sao cô biết mợ con có con? ”
- Gv: Cả Hồng và bà cô đều có quyền được nói và đã thực hiện quyền nói của mình. Bà cô nói 5 lần, Hồng nói 2 lần. Cứ mỗi lần nhân vật nói trong cuộc hội thoại, người ta gọi là lượt lời.
? Vậy em hiểu lượt lời là gì ?
H:Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói đươc gọi là một lượt lời.
- Gv: đưa ra một đoạn hội thoại theo chủ đề tự chọn .
Trong tiết học cô giáo kiểm tra bài cũ. Cô hỏi bài cũ bạn A nhưng bạn A chưa nói được thì bạn B dưới lớp nhắc bài cho bạn A.
? Trong môi trường hội thoại này bạn B có quyền được nói không? Vì sao?
H:Bạn B không có quyền được nói vì bạn B chỉ là người quan sát, theo dõi. Bạn B nhắc bài cho bạn A là đã vi phạm nội quy học tập cô giáo sẽ nhắc nhỡ bạn B.
GV giáo dục học sinh trong cuộc sống đôi lúc chúng ta có mặt trong cuộc thoại nhưng chúng ta lại không có quyền được nói mà chỉ là những người quan sát theo dõi.
Gv chuyển ý: Trong cuộc thoại, ta cần sử dụng lượt lời như thế nào cho phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp?
Hoạt động 2: gv hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng lượt lời . à Tìm hiểu lại đoạn thoại ở trên.
? Trong cuộc hội thoại với bà cô, bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng lại không nói, em hãy chỉ ra những chổ đó?
H: 2 lần, sau lời “Hồng! Mày. không ?” và “Sao lại không vào trước đâu!”.
? Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ gì đối với những lời nói của bà cô?
H: Hồng im lặng thể hiện thái độ bất bình không muốn nghe những lời cay độc của bà cô xúc phạm đến mẹ.
? Vì Sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
H:Mặc dù Hồng biết bà cô xúc phạm đến mẹ nhưng Hồng không được phép cắt lời bà cô vì như thế là không lễ phép.(Hồng là cháu thuộc vai dưới, bà cô thuộc vai trên).
GV: cho học sinh nhìn hình 1: những người trong hình này đang làm gì ? Họ nói khi đã đến lượt lời của mình chưa ? Vậy trường hợp này người ta gọi là hiện tượng gì trong hội thoại?
H: Họ đang ẩu đã ,tranh cãi.
H: Họ nói khi chưa đến lượt lời của mình,đây là hiện tượng tranh lượt lời.
GV :cho học sinh nhìn vào hình 2 , ai là người nói xen vào chuyện của người khác ? Khi có người nói chưa hết câu hoặc chưa kịp nói mà người khác nói xen vào gọi là hiện tượng gì?
H: Hiện tượng chêm lời hoặc cắt lời người khác.
? Từ những ví dụ trên em rút ra được bài học gì về cách sử dụng lượt lời?
H: - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác .
- Tránh tranh lượt lời người khác.
- Không cắt lời người khác,hoặc chêm vào lời người khác.
? Trong cuộc thoại có phải lúc nào người tham gia hội thoại cũng nói không?
H: Không phải lúc nào người tham gia hội thoại cũng nói mà có đôi lúc họ im lặng khi đến lượt lời của mình.
? Vậy lúc họ không nói họ biểu thị điều gì ?
H: Họ biểu thị một thái độ nào đó (HS xem tranh và trường hợp bé Hồng).
GV chú ý: Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
GV : cho học sinh xem tranh và nhận xét về sự tôn trọng lượt lời.
? Qua đây ta thấy là học sinh,những người còn nhỏ tuổi thì em rút ra bài học gì trong việc sử dụng lượt lời ?
H: là học sinh,những người nhỏ tuổi ta phải biết sử dụng lượt lời một cách hợp lí, không nói leo,hay cắt lời người khác,đôi lúc ta phải biết lắng nghe và thấu hiểu ngươi khác. Gv giáo dục HS.
Hoạt động 3:Gv hướng dẫn HS luyện tập
1.Bài tập 1
GV:Cho học sinh xem video thảo luận 90 giây cử đại diện nhóm trình bày phát phiếu học tập cho HS.
a . Mỗi nhân vật trong đoạn video thực hiện những lượt lời nào?
b.Qua các lượt lời của nhân vật, em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
H: -Anh Dậu: im lặng àCam chịu ,yếu đuối, bất lực.
- Chị Dậu :
1- Tôi van ông,chồng tôi đang đau ốm, xin ông rủ lòng thương !
2- Mày trói chồng bà đi xem nào! Trói này! Bà đã van xin mày, mày vẫn không thatrói này!
3- Bà đã van xin mày, mày vẫn không tha
à nhẫn nhịn , mạnh mẽ, quyết liệt.
- Cai lệ:
1- Trói nó lại.
2- Ông bảo mày trói nó lại !
3- Mày không dám trói hả ,thật . Đưa dây ông! Tiền sưu đâu hả ?
4 - Aa...Con này giỏi thật
5- Phen này mày chết với ông!
6- Con này to gan thật!
7- Mày dám đánh người nhà nước hả ?
àhống hách, tàn nhẫn.
- Người nhà lí trưởng: Im lặng.
àLưỡng lự, phụ thuộc.
- Bà lão hàng xóm:
1- Chị Tý ơi ! Thế này thì chết mất thôi !
àLo lắng, sợ hãi.
2. Bài tập 3
Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi(ngữ văn 6 –tập 2 trang 30) và vào đoạn trích (trang 107) hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì ( cho sinh làm việc theo cặp đôi)?
H: sự im lặng của nhân vật tôi qua hai lần hỏi của người mẹ biểu thị thái độ:
Im lặng lần thứ nhất:từ bất ngờ , ngỡ ngàng đến hãnh diện sau đó là xấu hổ vì bản thân không hoàn hảo như hình người em vẽ.
Im lặng lần thứ hai: hối hận, xúc động (muốn khóc) trước tâm hồn và lòng nhân hậu của em.
3. Bài tập 4
GV: đây là dạng bài tập khó(*),vì vậy nếu thời gian cho phép giáo viên hướng dẫn HS làm trên lớp còn nếu thời gian không cho phép GV có thể cho học sinh về nhà làm .
? Theo em mỗi nhận xét trên đúng trong mỗi trường hợp nào ?
Cả hai nhận xét đều đúng với hoàn cảnh:
Im lặng là vàng : khi ta im lặng để giữ bí mật,để tôn trọng người khác để đảm bảo tế nhị trong giao tiếp .
Im lặng là khờ dại ,yếu đuối : khi ta im lặng trước những áp bức bất công,trước những sai trái.
I. Lượt lời trong hội thoại:
1/ Lượt lời là gì ?
Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
2/ Cách sử dụng lượt lời:
- Để giữ lịch sự, cần tôn trong lượt lời của người khác .
-Tránh tranh lượt lời người khác .
- Không cắt lời người khác,hoặc chêm vào lời người khác.
II. Luyện tập
1.Bài tập 1
Tính cách các nhân vật:
-Anh Dậu: Cam chịu ,yếu đuối, bất lực.
- Chị Dậu:nhẫn nhịn , mạnh mẽ, quyết liệt.
- Cai lệ:hống hách, tàn nhẫn.
- Người nhà lí trưởng: Lưỡng lự, phụ thuộc.
- Bà lão hàng xóm:
Lo lắng, sợ hãi.
2. Bài tập 3
-Im lặng lần thứ nhất:từ bất ngờ , ngỡ ngàng đến hãnh diện sau đó là xấu hổ vì bản thân không hoàn hảo như hình người em vẽ.
-Im lặng lần thứ hai: hối hận, xúc động (muốn khóc) trước tâm hồn và lòng nhân hậu của em.
3. Bài tập 4
4 . Củng cố: GV hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
5. Dặn dò : về nhà học bài,làm các bài tập còn lại:
Bài tập 2 :Xem đoạn trích(103 ,104 ,105 ,106) và trả lời các câu hỏi :
Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật không? Vì sao ?
Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Chuẩn bị tiết 114: LỰA CHỌN TRẬTTỰ TỪ TRONG CÂU
1. Làm thay đổi trật tự từ trong câu in đậm ( ở đoạn trích phần I – trang 111) mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? Vì sao tác giả chọn trật tự từ trong đoạn trích?
2. Tìm một số trật tự từ khác mà em biết, sau đó nhận xét về tác dụng sự thay đổi ấy?
3.Sự sắp xếp trật tự từ có những tác dụng nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12453139.doc