Giáo án Ngữ văn 9 tiết 144: Bến quê (t1) _ Nguyễn Minh Châu

? Dựa vào chú thích của SGK, em hãy cho biết tác giả của văn bản Bến quê là ai?

? NMC là tên thật hay là bút danh của nhà văn?

? Hãy cho biết nhà văn NMC sinh ra và lớn lên ở vùng đất nào?

? Phong cách sáng tác của ông?

- CHBS: Em biết gì về vùng đất Quỳnh Lưu?

- GV bổ trợ: Quỳnh Lưu là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Bằng chứng là di chỉ văn hoá Quỳnh Văn. Quỳnh Lưu còn là nơi phát tích của dòng họ Hồ ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 10. Là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử như: Thám hoa Dương Cát Phủ; danh sĩ Phạm Đình Toái, Hoàng Văn Hoan. Ngày nay có những người nổi tiếng: chính khách Hồ Đức Việt; nhà báo Hồ Anh Dũng; Trung tướng Lê Nam Phong; nhà văn Nguyễn Minh Châu (tác giả 'Dấu chân người lính'); nhà văn Bùi Hiển; nhà thơ Tú Mỡ; nhà thơ Hoàng Trung Thông, Các anh hùng như Cù Chính Lan, Phan Văn Trinh, nhạc sĩ An Thuyên (t/g bài hát ) Có các Di tích lịch sử được Nhà nước Việt Nam xếp hạng,

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 144: Bến quê (t1) _ Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày dạy: 9B:26 / 03/ 2018 TIẾT 144 BÀI 27: BẾN QUÊ (T1) _ Nguyễn Minh Châu_ I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu;vị trí, xuất xứ của văn bản Bến quê. - Cảm nhận được ý nghĩa triết lí về cuộc đời con người mà tác giả gửi gắm trong truyện. Phát hiện và phân tích được tình huống truyện đặc sắc, hình ảnh giàu tình biểu tượng. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản tự sự có nội dung triết lí sâu sắc; kết hợp tự sự với trữ tình triết lí. - Nhận biết bố cục và nội dung của văn bản, tình huống truyện độc đáo. 3. Thái độ: GDHS ý thức tìm hiểu vẻ đẹp độc đáo của một tác phẩm truyện. - Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương; ý thức biết trân trọng những giá trị bình dị, thân quen nhưng rất đỗi bền vững, 4. Năng lực: - Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, lãnh đạo, - Cảm thụ thẩm mĩ; Đọc hiểu văn bản, sử dụng tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, sưu tầm tranh ảnh về tác giả,tác phẩm, máy chiếu, 2. HS: Đọc trước văn bản ở nhà, soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở sgk. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Khởi động: *Giới thiệu bài: - GV cho học sinh nghe đoạn bài hát “Neo đậu bến quê” của Nhạc sĩ An Thuyên. ? Bài hát gợi lên cho em cảm xúc gì? ? Những hình ảnh quen thuộc nào ở quê hương được gợi nhắc trong lời bài hát? ? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài hát?Tình cảm của - GV khái quát: Quê hương, gia đình, người thân, những người xung quanh chúng ta luôn mang những vẻ đẹp muôn thuở thật gần gũi, giản dị và thân thuộc. Nhưng trong cuộc sống có khi ta không cảm nhận hết được giá trị của những vẻ đẹp bền vững đó để rồi khi nhận ra thì đã quá muộn. Nhĩ, trong văn bản Bến quê mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay, là một nhân vật điển hình như thế. Vậy, Nhĩ nhận ra điều gì trong những giờ phút cuối cuộc đời đầy bất lực, đầy tiếc nuối đến xót xa đó Cô mời các em cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung ? Em hãy đề xuất cách đọc cho văn bản này? - GV định hướng cho HS đọc văn bản: + giọng trầm tĩnh, suy ngẫm của người từng trải ở những câu văn giàu tính triết lí về cuộc đời và con người; + giọng xúc động, đượm buồn có cả ân hận xót xa khi nhìn vào hiện tại và quá khứ của mình ở thời điểm biết rằng mình sắp từ giã cõi đời; + Đoạn tả hàng cây bằng lăng, con sông và bờ bãi bên kia sông là đoạn văn hết sức tinh tế và rất đẹp à cần diễn tả được những sắc thái của vẻ đẹp thiên nhiên được miêu tả và chú ý giọng khám phá đầy say mê. - GV yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 à HS nhận xét à GV nhận xét => chốt. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả NMC. ? Dựa vào chú thích của SGK, em hãy cho biết tác giả của văn bản Bến quê là ai? ? NMC là tên thật hay là bút danh của nhà văn? ? Hãy cho biết nhà văn NMC sinh ra và lớn lên ở vùng đất nào? ? Phong cách sáng tác của ông? - CHBS: Em biết gì về vùng đất Quỳnh Lưu? - GV bổ trợ: Quỳnh Lưu là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Bằng chứng là di chỉ văn hoá Quỳnh Văn. Quỳnh Lưu còn là nơi phát tích của dòng họ Hồ ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 10. Là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử như: Thám hoa Dương Cát Phủ; danh sĩ Phạm Đình Toái, Hoàng Văn Hoan... Ngày nay có những người nổi tiếng: chính khách Hồ Đức Việt; nhà báo Hồ Anh Dũng; Trung tướng Lê Nam Phong; nhà văn Nguyễn Minh Châu (tác giả 'Dấu chân người lính'); nhà văn Bùi Hiển; nhà thơ Tú Mỡ; nhà thơ Hoàng Trung Thông, Các anh hùng như Cù Chính Lan, Phan Văn Trinh, nhạc sĩ An Thuyên (t/g bài hát) Có các Di tích lịch sử được Nhà nước Việt Nam xếp hạng, - GV chốt: Bút danh Nguyễn Minh Châu. - Sinh ra và lớn lên ở vùng văn hóa Hồng Lam. -GV: Chính đặc trưng của vùng biển Quỳnh Lưu xứ Nghệ cùng với những trải nghiệm của người lính đã tạo nên NMC. - Phong cách: Giàu suy tư, triết lí. ? Dựa vào chú thích ở SGK, nêu thành tựu nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của NMC?Vị trí của ông trong nền VHVNHĐ? - GV chuyển ý: Với vị trí vô cùng quan trọng đó, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh giá NMC là “nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học” giai đoạn sau 1975. ? Dựa vào chú thích của SGK, hãy cho biết tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Dựa vào mốc thời gian đó, em biết gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? à Ra đời trong thời điểm nhạy cảm của nền văn nghệ dân tộc, trước thềm đổi mới với nhiều nỗ lực đổi khác, cách tân. ? Em hãy tóm tắt những sự việc chính trong văn bản? Xác định nhanh thể loại, PTBĐ, ngôi kể? - Trình chiếu nội dung tóm tắt. ? Qua bản tóm tắt sự việc, em hãy xác định nhân vật chính của văn bản? Vì sao? ? Nhân vật Nhĩ được đặt trong tình cảnh như thế nào?Tình huống đó có ý nghĩa gì? GV trình chiếu tái hiện nội dung + Tái hiện: Nhĩ từng đi khắp nơi, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt đề phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ và con trai. + Ý nghĩa: Giúp nv Nhĩ có thời gian hồi tưởng, chiêm nghiệm lại cuộc đời mình. - GV tích hợp: Tình huống này đã nhiều tác phẩm đề cập đến nhưng lại nói lên khát vọng sống hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng của con người, ví dụ như Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri, “Mùa xuân nho nhỏ” của TH. nhưng “Bến quê” của NMC lại không khai thác theo hướng đó mà lại tạo ra những tình huống nghịch lí tiếp theo đề chiêm nghiệm về một triết lí, về đời người. + Kiểu tình huống : Nghịch lí -GV: Làng là tình huống nhầm lẫn; LLSP là tình huống ngẫu nhiên, Bến quê là tình huống nghịch lí. ? Từ bảng tóm tắt sự việc hãy chia bố cục của văn bản? - Gv chiếu phần bố cục. Dẫn chuyển mục: ... Đọc – hiểu chung Đọc b) Tác giả: => Nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại. c) Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: những năm 80 - Nhân vật chính: Nhĩ - Tình huống: Nhĩ từng đi khắp nơi, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt đề phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ và con trai => nghịch lí - Bố cục: 3 phần Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết GV định hướng HS tìm hiểu nội dung. GV trình chiếu phần đầu văn bản. Hỏi: ? Chú ý đoạn đầu văn bản tìm chi tiết kể về cảnh ngộ của Nhĩ? ? Trong đoạn văn thứ 2, người kể chuyện cho ta biết Nhĩ đã từng là một người như thế nào? ? Như vậy, một con người đã từng đi nhều nơi như vậy, nhưng nay lại phải ngồi một chỗ vì bệnh tật. Em có cảm nhận gì về cảnh ngộ ấy của Nhĩ? HS có thể trả lời khác nhau, GV khơi gợi niềm đồng cảm. ?Cái khoảnh khắc đặc biệt ấy của cuộc đời Nhĩ trùng với thời điểm nào của vòng quay trời đất? ? Chú ý đoạn văn thứ 1, hãy cho biết trong nỗi niềm và ánh nhìn của Nhĩ, thiên nhiên ngoài khuôn cửa sổ hiện lên qua những chi tiết nào? ? Trong đoạn 1, NMC chỉ tập trung miêu tả màu sắc của hoa bằng lăng. Chi tiết nào về loài hoa này khiến em thấy ấn tượng hơn cả? HS: trở nên đậm sắc hơn. GV: Thực ra, màu sắc của bông hoa bằng lăng lúc này vẫn nhợt nhạt như vốn có nhưng trong mắt của Nhĩ, chỉ trong mắt của anh thời điểm này, nó mới trở nên khác biệt hơn. Từ đó em hiểu thêm điều gì về Nhĩ? Nhĩ bắt đầu nhìn sự sống ngoài kia với những ánh nhìn nâng niu, trân quý, phát hiện ra những điều quen thuộc, đơn sơ những vẻ sắc riêng. Điều ấy sẽ thật sự trở nên rõ nét hơn khi tầm mắt của anh hướng về phía không gian “bên kia” sông Hồng: KG bến quê. . HOẠT ĐỘNG NHÓM: 5 phút Chia lớp làm 6 nhóm: GV trình chiếu câu hỏi trên màn hình, phát phiếu học tập cho HS; HS thảo luận, GV hướng dẫn, tg 5p. Không thu phiếu mà đề các nhóm cử đại diện trình bày; nhóm khác bổ sung thêm. a) Trong mắt của Nhĩ, không gian bến quê hiện lên qua những chi tiết nào? b) Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả theo các gợi ý: - Nhà văn ưu tiên sử dụng từ loại gì? - Các phép tu từ được sử dụng? (Gợi ý: các sự vật, màu sắc, mức độ, các từ “như”, ) c) Qua nghệ thuật sử dụng từ loại, các phép tu từ, em hình dung như thế nào về vẻ đẹp nơi bến quê? HỎI CÁ NHÂN: a) Chú ý vào hai đoạn văn đầu, em có nhận xét gì về điểm nhìn và tầm nhìn của Nhĩ? ? Điểm nhìn của Nhĩ bắt đầu từ đâu? ? Cách nhìn như thế nào? Lướt qua hay kĩ lưỡng? b) Điểm nhìn, cách nhìn đó giúp em hiểu thêm điều gì về Nhĩ? => Dường như Nhĩ đang cố tình khám phá, cố tình tìm kiếm, cố tình phát hiện những vẻ đẹp nơi bến quê bằng tất cả sự say mê, yêu quý, trân trọng ó Cảnh quê, giờ đây, với Nhĩ à nguồn vui, nguồn sống có thể ủ ấm tâm hồn Nhĩ, c) Cảnh quê đẹp đến nao lòng như thế, một vẻ đẹp muôn thuở, thế nhưng Nhĩ lại “chưa bao giờ đi đến”. Sự oái oăm ấy giúp em hiểu gì về tâm trạng, suy tư của Nhĩ lúc này? d) Theo em, qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện, nhà văn NMC muốn nhắc khẽ mỗi chúng ta điều gì? - GV: Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì c/s tất tả ngược xuôi? Hay tại bởi vô tình? Qua cái nhìn và tâm trạng của Nhĩ về khung cảnh thiên nhiên ở phần đầu truyện, nhà văn NMC muốn nhắc khẽ mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương, xứ sở, vì những cái đó là da thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị , thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý. Hết tiết 144, chuyển tiết 145 1. Cảm nghĩ của Nhĩ về không gian bến quê - Cảnh ngộ của Nhĩ: vừa ngồi vừa để vợ bón từng thìa thức ăn. - Nhĩ từng đi không sót một xó xỉnh nào => Đáng thương - Thời điểm: sắp lập thu. - Hoa bằng lăng: thưa thớt, màu sắc nhợt nhạt, mấy bông còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. -> bắt đầu nhìn sự sống ngoài kia với nbhững ánh nhìn nâng niu, trân quý, - Không gian bến quê: - Sông Hồng: đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. - Vòm trời như cao hơn; - nắng di chuyển từ mặt nước lên bờ bãi - Bãi bổi phô ra vàng thau xen xanh non; -> danh từ chỉ sự vật, tính từ miêu tả, phó từ; / so sánh, nhân hóa. ó Vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân quen nhưng mới lạ với Nhĩ. - Nhìn: gần đến xa, kĩ lưỡng => Nhĩ đang cố tình khám phá, tìm kiếm, phát hiện những vẻ đẹp nơi bến quê; khám phá bằng tất cả sự say mê, yêu quý, trân trọng, ... - Chưa bao giờ đi đến ó Nhĩ rung động, xúc động đầy day dứt, ân hận. 3.Củng cố, luyện tập: ? Những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? ? Nêu tình huống truyện? Ý nghĩa của tình huống truyện? 4. Hướng dẫn học bài: - Chuẩn bị nội dung tiết 144: Bến quê (t2) 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ......................................................................................... ......................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 27 Ben que_12504414.doc
Tài liệu liên quan