Tiết 39. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung văn bản, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II.CHUẨN BỊ
- GV: SGK, tài liệu về văn bản nhật dụng
- HS: SGK, chuẩn bị bài
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số 9a 9b
2. Kiểm tra bài cũ:
kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
27 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 31 đến 45, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư liệu tham khảo + tranh chân dung
- HS: Sưu tầm + đọc toàn truyện
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1: Khởi động:
1.Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2.Kiểm tra:
- Câu hỏi: Trình bày những điểm chính về T/g, tác phẩm.
3.Bµi míi: GV dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- 1 H/s đọc lại đoạn 1
?Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào?
?Nhận xét gì về NT của T/g trong đoạn này?
?H/ảnh Lục Vân Tiên hiện lên ntn?
?Nhân vật Lục Vân Tiên gợi cho nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian?
?Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên ntn? (thể hiện qua những câu thơ nào?)
?Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tính cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên?
?Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó?
* Đây cũng là quan niệm của Ng. Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng ... bất bằng mà tha"
-> Xuất phát từ câu nói củaMạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng)
?Nhận xét chung về Lục Vân Tiên. theo em T/g gửi gắm gì qua nhân vật này?
?H/ảnh Nguyệt Nga được hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, hãy tìm những lời lẽ của nàng qua đoạn trích?
Em có nhận xét gì về lời lẽ của nàng?
?Qua đây em hiểu được điều gì ở Kiều Nguyệt Nga?
?Nguyệt nga suy nghĩ gì về việc làm của Lục Vân Tiên đối với mình? thể hiện cụ thể qua lời nói nào?
?Em hiểu những câu nói này có ý nghĩa gì?
?Nhận xét chung về nhan vật Kiều Nguyệt Nga?
?Nhận xét gì về ngôn ngữ của VB (trích)?
?Nhận xét gì về NT xây dựng nhân vật của T/g?
?Nêu nội dung chính của v¨n b¶n (trích)?
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Nhân vật Lục Vân Tiên.
- Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm.
- "ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
chớ quenhại dân
tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
một gậy thác rày thân vong"
-> Sử dụng các ®éng tõ, so sánh, từ láy
=> dũng cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình)
H×nh ảnh Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa"
H×nh ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
-> Niềm mong ước của t¸c gi¶ và cũng là của nhân dân (trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời).
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai
"+ Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?
+nghe nói động lòng
Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn"
-> Vân Tiên: hơi -> động lòng -> tìm cách an ủi -> ân cần hỏi han -> nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay -> từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng)
=> hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng)
- Quan niệm về người anh hùng:
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
-> thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu
-> H×nh ¶nh lí tưởng mà t¸c gi¶ gửi gắm niÒm tin và ước vọng.
2.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
-" Thưa rằng
làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
-> Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
=> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.*
- Lâm nguy chẳng gặp giải ngay
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
"lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi"
-> Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp, dù nàng hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng)
*Người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: SGK/115
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống bài
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Nhân vật
+ Lục Vân Tiên: dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa.
+ Kiều Nguyệt Nga: hiền hậu, nết na, ân tình
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của T/g
- Làm bài tập (SGK/116)
- Học thuộc lòng Vb (trích) + học bài
- Soạn: "Miêu tả nội tâm trong VB tự sự"
Ngµy so¹n:3/10/2013
Ngµy gi¶ng9ab
TiÕt 38 - MIªu t¶ néi t©m trong v¨n b¶n tù sù
A,MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện..
2. Kĩ năng :
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ : Có ý thưc vận dụng vào thực hành
B.CHUẨN BỊ:
- GV: đọc tài liệu tham khảo, Bảng phụ
- H/s: Soạn bài theo SGK
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1: Khởi động
1-Tổ chức:
Sĩ số 9a 9b
2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bµi míi:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Ngữ liệu 1: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
?Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?
?Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh?
?Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
?Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?
?Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
- Tả cảnh cữa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốnlà phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)
?Cho biết miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự?
?Qua ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong VB tự sự?
*Ngữ liệu 2: (Đoạn văn SGK/117)
- 1 H/s đọc.
? Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?
?Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ ntn?
? Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của T/g?
?Qua ngữ liệu trên hãy cho biết có mấy miêu tả nội tâm -> 2 cách: Trực tiếp + gián tiếp.
?Tìm một số đoạn văn. Thơ đã học mieu tả nội tâm nhân vật.
- 1 H/s đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong v¨n b¶n tự sự.
1.Ngữ liệu
2. Nhận xét
-> "Trước lầu Ngưng Bích kho¸ xuân
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"
Và "Buồn trông cửa bể chiều hôm
Ầm ầm tiếng sãng kêu quanh ghế ngồi"
-> Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng)
-> "Bên trời góc bể bơ vơ,
có khi gốc tử đã vừa người ôm"
-> Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều:nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người.
-> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi
->Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật
-> Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu(tư thế)
->Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.
-> Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> cách miêu tả gián tiếp.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK/117
*Hoạt động 3: Luyện tập
- 1H/s đọc yêu cầu của BT
- Hưỡng dẫn H/s làm bài. Bám sát vào đoạn trích.
- Cần chỉ ra được những câu thơ MT nội tâm của Kiều?
- Trình bày trước lớp.
- H/s khác nhận xét.
- Hướng dẫn H/s làm bài tập: chuyển toàn bộ lời kể của T/g sang lời của nhân vật Thuý Kiều, chú ý xưng hô cho phù hợp.
- Trình bày trước lớp
- H/s khác nghe, nhận xét
- GV đánh giá.
- Hướng dẫn H/s làm BT
- Trình bày trước lớp
- H/s khác nhận xét, bổ xung
- GV đánh giá
II. Luyện tập
1-Bài tập 1: SGK/117
Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Ngừng hoa bóng then trông gương mặt dày"
-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hang không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trái (đau vì tình duyên trắc trở, uất vì "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê)
2-Bài tập 2: SGK/117
Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
- Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.
3- Bài tập 3: SGK/117
Kể lại diễn biến sự việc, chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay với bạn
(vÝ dô: tâm trạng băn khoăn, hối hận khi việc không hay đó đã xảy ra)
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học
- Híng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài
- Miêu tả nội tâm trong v¨n b¶n tự sự - vai trò của nó
- 2 cách miêu tả nội tâm
- Học bài + xem lại và hoàn thành các bài
- Soạn : " Lục Vân Tiên gặp nạn"
- Chuẩn bị cho ch¬ng tr×nh địa phương phần văn
Soạn 3/10/2013
Giảng
Tiết 39. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung văn bản, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II.CHUẨN BỊ
- GV: SGK, tài liệu về văn bản nhật dụng
- HS: SGK, chuẩn bị bài
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số 9a 9b
2. Kiểm tra bài cũ:
kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: HD ôn tập
Hoạt động của thầyvà trò
Nội dung
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập về văn bản nhật dụng qua hệ thống câu hỏi.
I. Khái niệm
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng.
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
- Thế nào tính cập nhật của văn bản nhật dụng?
- Yêu cầu về tính văn chương được đặt ra với văn bản nhật dụng như thế nào?
Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại - mọi kiểu văn bản).
- Văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì về mặt nội dung?
- Tính cập nhật của nội dung văn bản: Kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày - cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng - đề tài (đề tài có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội.
- Về hình thức, văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì?
b. Hình thức
- Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản).
- Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục.
II. Lập bảng tổng kết văn bản nhật dụng
Lớp
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chính
Nghệ thuật
1
Phong cách Hồ Chí Minh
Nghị luận
Nghị luận kết hợp với thuyết minh, biểu cảm.
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp mạch lạc, phù hợp, hài hoà. Ngôn từ sử dụng chuẩn mực, hình ảnh đẹp.
2
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Xã luận.
Nghị luận kết hợp với biểu cảm
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thế giới và sự sống trên thế giới và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém và cướp đi của thế giới những điều kiện để phát triển, để loại từ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người, nhất là ở những nước chậm phát triển. Chiến tranh hạt nhân là điều vô cùng phi lí, phản văn minh vì nó tiêu diệt mọi sự sống. Vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, của toàn thể loài người.
Bài viết giàu sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, tính xác thực cụ thể và nhiệt tình tác giả.
3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn bảo vệ và phát triển trẻ em
Tuyên bố
Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/9/90 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em. Vì tương lai của toàn nhân loại.
Bố cục mạch lạc, hợp lý. Các ý trong văn bản có mối quan hệ với nhau.
Hoạt động 3:Củng cố,HDVN
Về hình thức văn bản nhật dung có đặc điểm gì ?
Nội dung chính của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
Học bài, ôn tập truyện trung đại đã học.
Soạn:3/10/2013
Giảng:
Tiết 40. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN TRUNG ĐẠI
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.
-Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
2. Kĩ năng: Tổng hợp khái quát vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,...
3. Thái độ: GD ý thức học tập.
B.Chuẩn bị:
+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ
+HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số 9a 9b
2. Kiểm tra bài cũ:
kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: HD ôn tập
HĐ của thầy và trò
Nội dung chính
Kể tên các văn bản truyện trung đại đã học và
đọc thêm?
Nêu tên tác giả, thể loại của từng văn bản?
Nêu nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật và ý
nghĩa của mỗi văn bản?
1.Bảng thống kê những kiến thức cơ bản của một số văn bản truyện trung đại
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Chuyện người con gái Nam Xương- trích Truyền kì mạn lục
Nguyễn Dữ
- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
+ hết lòng với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo tận tình và rất mực yêu thương con.
+ B dung, vị tha, nặng lòng với g đình.
- Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, cách sử dụng yếu tố truyền kì
- Sáng tạo một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Trích Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ
- Cuộc sống hưởng thụ của T Sâm
+Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài....Ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa.
+ Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh,... Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quí từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ
- Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
+ T đoạn: Nhờ ...măng, vu khống
+ Hành động: Dọa, cướp, tống tiền,...
- Thái độ của tác giả: Thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp
- Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.
- Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động của bọn quan lại
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực
Hoàng Lê nhất thống chí - Trích hồi thứ 14- Ngô Gia văn phái
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh chống xâm lượcThanh qua các sự kiện lịch sử:
+ Ngày 20,22,24/11 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng Chạp năm MT(1788)
+ Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn (Ng Thiếp), tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam điệp
+ Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh.
- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng TSN khi tháo chạy về nước ==>
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử(người anh hùng NH, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi LCT) với ngôn ngữ kể, tả chân thật s động
- Có giọng đệu trần thật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc, bọn giặc cướp nước
_______
- Hình ảnh vua quan LCT đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn xâm lược
Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
-Nhân vật, sự kiện của Truyện Kiều
_____________
bản nhất: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
+ Về nội dung có giá trị hiện thực và nhân đạo.
* TP đã phản ánh sâu sắc hiên thực xã hội đương thời với bộ mặt của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ
* T Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ
Chị em Thúy Kiều - trích
"TK" của Nguyễn Du
- Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của T Kiều, T Vân
- Dự cảm về cuộc đời của hai chị em
- Sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ
- Sử dụng N thuật đòn bẩy
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình
Cảnh ngày xuân
trích "TK" của Ng Du
-Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ tinh khôi sống động
- Q cảnh hội mùa xuân rộn ràng náo nức vui tươi và cùng với những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất
- Chị em TK từ lễ hội đầy lưu luyến trở về
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em TK.
Kiều ở lầu Ngưng Bích
trích
"TK" của Nguyễn Du
- Tâm trạng nhân vật T Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng, day dứt nhớ thương gia đình.Trong tình cảnh đáng
thương, nỗi nhớ của T Kiều đi liền với tình thương-một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu NB trong cảm nhận của Kiều.
* B tranh thứ nhất (4 câu đầu) phản chiếu tâm trạng suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la hoang vắng xa lạ và cách biệt
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
* Bức tranh thứ hai (8 câu thơ cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của TK không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
LVTiên cứu KNNga
Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
- Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật LVT được thể hiện qua hành động đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với KNN sau khi đánh lại bọn cướp.
- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na KNN một lòng tri ân người đã cứu mình.
- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét , phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
Hoạt động 1: Củng cố, HDVN
Nội dung chính truyện Người con gái Nam Xương ?
Những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên?
Tiếp tục ôn tập các tác phẩm văn học trung đại
Tuần 9
Soạn:3/10/2013
Giảng:
Tiết 41. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN TRUNG ĐẠI
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.
-Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung
và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
2. Kĩ năng: Tổng hợp khái quát vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,...
3. Thái độ: GD ý thức học tập.
B.Chuẩn bị:
+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ
+HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số 9a 9b
2. Kiểm tra bài cũ:
kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: HD ôn tập
HĐ của thầy và trò
Nội dung chính
Hình ảnh nhân vật phụ nữ trong các văn bản truyện trung đại
hiện lên qua tác phẩm như thế nào? (Đẹp từ hình thức đến nội dung)
Vẻ đẹp hình thức của VN, TV, TK được miêu tả như thế nào?
Tác giả đã khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua các cụm từ nào?
Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của VN được miêu tả ntn trong "Chuyện người con gái NX"?
Vẻ đẹp tính cách của nàng Kiều được bộc lộ ntn qua các đoạn trích đã học? (hiếu thảo, thủy chung son sắt, giàu đức hi sinh và vị tha, khát vọng tình yêu chân chính)
Những người phụ nữ này đẹp toàn diện như vậy nhưng số Phận cuộc đời họ như thế nào?
Có thể khái quát rằng đây là hình ảnh tiêu biểu cho
những người phụ nữ trong xã hội cũ không ? Vì sao?
2. Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua các văn bản đã học: ("Chuyện người con gái Nam Xương" và các đoạn trích "Truyện Kiều").
- Vẻ đẹp của người phụ nữ: Họ có vẻ đẹp toàn diện từ nhan sắc đến tâm hồn phẩm chất.
+ Về nhan sắc, tài năng (DC về TV,TK, VN)
+ Về tâm hồn, phẩm chất: đảm đang tháo vát, hiếu thảo, thủy chung son sắt, giàu đức hi sinh và vị tha, khát vọng hạnh phúc, tình yêu chân chính (DC về TK và VN)
- Số phận của người phụ nữ: bị kịch, đau khổ, oan khuất (số phận của Vũ Nương), bi kịch điển hình của người phụ nữ (nhân vật Thúy Kiều hội đủ đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là bi kịch lớn nhất là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp).
Qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh,
Truyện Kiều, HLNTC hồi thứ 14 em có nhận xét gì về giai cấp phong kiến thống trị trong xã hội đương thời ?
Trình bày vắn tắt cảm nhận của em về vẻ đẹp
của nhân vật VN trong "NCGNX"?
Trình bày vắn tắt cảm nhận của em về vẻ đẹp
của nhân vật TK qua "KƠLNB"?
Qua Hồi thứ 14 "HLNTC" nhân vật người
anh hùng Nguyễn Huệ QT hiện lên với những
vẻ đẹp nào?
Em hãy nêu vài dẫn chứng để chứng tỏ NH
là người có trí tuệ tuyệt vời?
QT Nguyễn Huệ có tài dụng binh như thế nào?
Em hãy nêu vài chi tiết trong đoạn trích để làm
dẫn chứng?
Vì sao tập thể tác giả vốn có cảm tình với triều
Lê lại có những trang viết tuyệt đẹp về người
anh hùng Ng Huệ như thế?
Trình bày vắn tắt cảm nhận của em về vẻ đẹp
của nhân vật LVT?
Xây dựng hình ảnh nhân vật LVT nguyễn
Đình Chiểu muốn nói lên điều gì? Qua đó em
có suy nghĩ gì về nhà thơ mù NĐC?
Cảm hứng nhân đạo được thể hiện như thế nào
qua các đoạn trích "Truyện Kiều" đã học?
Qua các đoạn trích đã học , em hãy nêu những thành công về nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du?
Trong các đoạn trích đã học đoạn nào đơn thuần
tả cảnh, tả người, đoạn nào tả cảnh ngụ tình,
đoạn nào miêu tả nội tâm nhân vật?
Khi tả người tác giả Nguyễn Du đã dùng bút
pháp quen thuộc nào trong thơ văn trung đại ?
Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ ? Nêu dẫn chứng cụ thể về bút pháp này trong đoạn trích"CETK"?Đây là bút pháp quen thuộc trong
thơ văn trung đại nhưng nét đặc sắc tài tình của
Nguyễn Du là gì?
Em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình? Hai bức tranh thiên nhiên trong "K ở lầu NB" lag hai bức tranh nào ? Hai bức tranh ấy nói lên tâm trạng gì của nàng Kiều?
3/ Bộ mặt của gc thống trị PK đương thời:
- Sống xa hoa, đục khoét nhân dân, làm nhân dân điêu đứng khổ sở.
- Hèn nhát, đầu hàng, bán nư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 8 Mieu ta noi tam trong van ban tu su_12432309.doc