TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng:
- Đọc và bình thể thơ tám chữ.
- Làm thơ tám chữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thích thơ văn.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Sáng tác được một bài thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: 30/12/2017
Tiết: 83 Ngày dạy: 2/1/2018
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung chính của kiểu văn bản Tự sự đã học ở học kì I, lớp 9; thấy được tính chất tích hợp của kiểu văn bản đó với các văn bản đã học; thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung kiểu văn bản Tự sự đã học ở lớp 9.
2. Kĩ nằng:
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS nhận thức rõ tính kế thừa có nâng cao của tập làm văn để từ đó HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được một văn bản tự sự theo yêu cầu của đề bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Vai trò của yếu tố miêu tả và các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hệ thống lại kiến thức về văn Tự sự đã học ở lớp 9.
? Các nội dung văn bản Tự sự đã hoc ở lớp 9 có gì giống và khác so với nội dung kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới ?
? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ?
? Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không ? Vì sao ?
? Một số tác phẩm tự sự trong sgk Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân rõ bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Tại sao TLV của HS vẫn phải đủ 3 phần ?
? Những kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự ở phần TLV giúp gì trong việc đọc- hiểu văn bản ? Phân tích VD làm sáng tỏ ?
? Những kiến thức về các tác phẩm của phần đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng giúp em trong việc viết văn tự sự như thế nào ? VD ?
- Hệ thống lại kiến thức -> nhận xét .
- Thảo luận, trả lời.
- Thảo luận, trả lời.
-> Trong thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt.
- Thảo luận, trả lời.
- Thảo luận -> phân tích .
- Thảo luận -> phân tích .
I. Nội dung ôn tập:
* Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9.
(Lớp 6: ngôi kể, thứ tự kể, lời kể.
Lớp 8: miêu tả và biểu cảm trong VBTS.)
- Có sự lặp lại (giống): lựa chọn ngôi kể, trình tự kể, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nâng cao: về lời văn kể - kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: đối thoại, độc thoại...
- Trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự.
Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.
- Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
- HS rèn theo chuẩn mực để biết tạo lập một văn bản theo quy định. (Các nhà văn: không bị câu nệ hình thức, mà chủ yếu thể hiện tài năng có tính sáng tạo...)
- Kiến thức, kĩ năng về kiểu VBTS được học qua các tiết tập làm văn giúp việc đọc, hiểu văn bản dễ hơn, kĩ hơn, cảm nhận văn bản sâu sắc hơn.
VD: khi đọc về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Đọc, hiểu các VBTS giúp ta có thêm nhiều đề tài, nội dung; học tập cách kể kết hợp các yếu tố..., xây dựng tình huống lựa chọn người kể chuyện phù hợp.
VD: các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho HS các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,...
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
? Đánh dấu nhân (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng?
? Hãy đóng vai nhân vật anh thanh niên kể lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” ?
- HS lên bảng điền ( bảng phụ ) -> nhận xét .
- HS kể -> nhận xét .
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
stt
Kiểu văn bản
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
điều hành
Bài tập 2:
Đề bài: Kể lại truyện ngắn Lặng lẽ Sapa với vai kể của nhân vật anh thanh niên.
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung bài ôn tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị bài: “Ôn tập phần Văn”.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
Tuần: 18 Ngày soạn: 30/12/2017
Tiết: 84 Ngày dạy: 2/1/2018
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại kiến thức phần Văn đã học trong HK I, lớp 9.
2. Kĩ nằng:
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết cảm thụ tác phẩm Văn học.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động: GV nêu nội dung ôn tập, HS làm bài.
? Nêu tên tác giả, nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đã học trong HK I.
+ Văn bản (tác phẩm) ấy là của ai (tác giả nào), ra đời trong hoàn cảnh nào? Viết về cái gì, về chuyện gì, về ai và có những nhân vật nào? Nội dung chính mà văn bản muốn làm nổi bật là nội dung nào? Ca ngợi hay phê phán điều gì?
+ Trong văn bản đó, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào là chính. Các yếu tố nghệ thuật nổi bật nào đã giúp tác giả thể hiện thành công nội dung tư tưởng của văn bản.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận, trả lời.
I. Hệ thống hoá kiến thức phần văn bản:
* Văn bản nhật dụng.
1. Phong cách Hồ Chí Minh.( Lê anh Trà).
2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Gác- xi- a Mác két).
3.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
* Truyện trung đại:
1- Chuyện người con gái nam xương ( Nguyễn Dữ ).
2- Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh( Phạm Đình Hổ).
3- Hoàng lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).
4- Truyện kiều (Nguyễn Du).
5- Truyên lục vân tiên (Nguyễn Đình Chiểu).
* Thơ hiện đại:
1- Đồng chí (Chính Hữu).
2- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
3- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
4- Bếp lửa (Bằng Việt).
5- Khúc hát du những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
6- ánh trăng (Nguyễn Duy).
*Truyện hiện đại:
1- Làng (Kim Lân).
2- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
3- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
4- Cố hương (Lỗ Tấn).
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung bài ôn tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị bài: “Tập làm thơ tám chữ”.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
........
........
Tuần: 19 Ngày soạn: 9/1/2018
Tiết : 85 Ngày dạy: 11/1/2018
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng:
- Đọc và bình thể thơ tám chữ.
- Làm thơ tám chữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thích thơ văn.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Sáng tác được một bài thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ ? Những biểu hiện của thể thơ 8 chữ ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập làm thơ 8 chữ.
I.Tập làm thơ tám chữ.
GV đưa ra chủ đề : “Mái trường”.
Gọi HS trình bày.
? Nhận xét bài thơ của bạn?
GV hướng dẫn HS nhận xét : về thể thơ ( vần, cách, nhịp, kết cấu bài thơ)
- GV cho điểm.
- HS thảo luận, làm thơ theo chủ đề trên.
- HS trình bày bài thơ của mình.
- HS nhận xét
* Chủ đề : Mái trường.
Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế.
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông.
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng.
Xa bạn xa trường chợt thấy buâng khuâng.
Trường ơi
Mái trường ơi, bốn năm rồi gắn bó.
Ngày nắng, ngày mưa, hạ hết thu về.
Lại tưng bừng tiếng trống trường quen thế.
Nhịp thời gian, nhịp đếm tuổi học trò.
Mai xa cách đừng quên trường bạn nhé.
Hạ đi qua nhớ hãy gọi: "Trường ơi...".
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS bình thơ.
II. Tập bình thơ.
GV chọn 1 số bài thơ hay của HS vừa làm, gọi HS đọc lại.
GV chia lớp làm 4 nhóm, hướng dẫn HS bình thơ : dựa vào nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài.
- GV nhận xét chung.
- HS đọc.
HS thảo luận theo nhóm, bình thơ.
Đại diện nhóm đọc lời bình -> nhóm bạn nhận xét.
- HS nhận xét , tổng hợp kiến thức.
4. Củng cố:
? Để làm được một bài thơ tám chữ, các em cần chú ý những gì?
- Gv nhận xét chung về ý thức thái độ của học sinh qua hai tiết học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà tập làm thêm thể thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
- Chuẩn bị bài: “Những đứa trẻ”.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
........
........
Tuần: 19 Ngày soạn: 9/1/2018
Tiết : 86 Ngày dạy: 11/1/2018
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ (T.1)
(Trích Thời thơ ấu – Mác-xim Go-rơ-ki)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có lòng yêu thương bạn bè, một tình bạn trong sáng, lành mạnh.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực đọc, viết.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Cảm nhận được tình cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích tâm trạng của “tôi” trên đường xa quê trong văn bản “Cố hương” của Lỗ Tấn?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung.
I. Tìm hiểu chung.
- Gọi HS đọc chú thích*
? Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
(Cái tên Go-rơ-ki; những sáng tác; cuộc đời).
? Em hiểu như thế nào về thuật ngữ "Tiểu thuyết tự thuật"?
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc nối tiếp cho đến hết.
- GV Giải thích từ khó.
? Tìm bố cục của đoạn trích và ý chính của mỗi phần?
? Quan sát lại phần 1, 3 – Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả hai phần 1 và 3. Sự lặp lại các chi tiết kể này tạo nên sự kết nối chặt chẽ như thế nào cho câu chuyện, chủ đề?
- HS đọc chú thích*.
- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Truyện dài nhiều chương, người kể là "tôi", nhân vật chính tự kể về đời mình.
Bố cục: 3 phần.
a. Từ đầu đến ... xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
b. Tiếp đến nhà tao: tình bạn bị cấm đoán.
c. Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn.
==> Cách sắp xếp, triển khai sự việc rất nghệ thuật tạo sự kết nối chặt chẽ -> làm nổi bật và ấn tượng về tình bạn của những đứa trẻ.
1.Tác giả , tác phẩm:
a.Tác giả:
- Tên thật A-lếch-xây Pê-scốp; là nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỉ XX.
- Sinh ra trong gia đình lao động nghèo. Tuổi thơ có nhiều cay đắng tủi nhục, sống thiếu tình thương.
- Để lại nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nổi tiếng; có vai trò lớn trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Nga. Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trường đại học của tôi (1923).
b. Tác phẩm:
- "Thời thơ ấu" là cuốn tiểu thuyết tự thuật đầu tiên gồm 13 chương kể lại quãng đời từ năm lên 3 đến 10 tuổi.
- Đoạn trích "Những đứa trẻ" thuộc chương IX.
2. Đọc – chú thích.
3. Bố cục: 3 phần.
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài. Chuẩn bị bài mới: “Những đứa trẻ” (tiết 2).
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
.......
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 18-L9.doc