HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu – Mác-xim Go-rơ-ki)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có lòng yêu thương bạn bè, một tình bạn trong sáng, lành mạnh.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19a Ngày soạn: 19/12/2015
Tiết : 85-86 Ngày dạy: 21/12/2015
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần văn, tiếng Việt, và Tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra.
- Rèn kĩ năng TLV nói chung để viết được 1 bài văn.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị đề thi.
2. Học sinh: Kiến thức, dụng cụ học tập.
III. Phương pháp: Phát đề cho HS tự làm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- GV phát đề kiểm tra cho HS và giải thích những thắc mắc (nếu có) của HS.
- Thu bài khi hết thời gian quy định.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
........
........
Tuần : 19b Ngày soạn: 26/12/2015
Tiết : 87 Ngày dạy: 28/12/2015
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và xác định được các lỗi sai sót khi làm bài thi học ki I.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Chấm bài đưa ra đáp án cụ thể.
2. Học sinh: - Nghiên cứu lại đề bài đã làm.
III. Phương pháp: Trả bài kiểm tra.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- GV trả bài kiểm tra cho HS và sửa chữa những sai sót trong quá trình làm bài của HS, giải thích những thắc mắc (nếu có) của HS và đánh giá chung quá trình tiếp thu bài trong học kì I thông qua bài làm của HS.
Qua đó nhắc nhở các em cố gắng thêm trong học kì II.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
........
........
Tuần: 19b Ngày soạn: 26/12/2015
Tiết : 87 Ngày dạy: 28/12/2015
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng:
- Đọc và bình thể thơ tám chữ.
- Làm thơ tám chữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thích thơ văn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ ? Những biểu hiện của thể thơ 8 chữ ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập làm thơ 8 chữ.
I.Tập làm thơ tám chữ.
GV đưa ra chủ đề : “Mái trường”.
Gọi HS trình bày.
? Nhận xét bài thơ của bạn?
GV hướng dẫn HS nhận xét : về thể thơ ( vần, cách, nhịp, kết cấu bài thơ)
- GV cho điểm.
- HS thảo luận, làm thơ theo chủ đề trên.
- HS trình bày bài thơ của mình.
- HS nhận xét
* Chủ đề : Mái trường.
Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế.
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông.
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng.
Xa bạn xa trường chợt thấy buâng khuâng.
Trường ơi
Mái trường ơi, bốn năm rồi gắn bó.
Ngày nắng, ngày mưa, hạ hết thu về.
Lại tưng bừng tiếng trống trường quen thế.
Nhịp thời gian, nhịp đếm tuổi học trò.
Mai xa cách đừng quên trường bạn nhé.
Hạ đi qua nhớ hãy gọi: "Trường ơi...".
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS bình thơ.
II. Tập bình thơ.
GV chọn 1 số bài thơ hay của HS vừa làm, gọi HS đọc lại.
GV chia lớp làm 4 nhóm, hướng dẫn HS bình thơ : dựa vào nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài.
- GV nhận xét chung.
- HS đọc.
HS thảo luận theo nhóm, bình thơ.
Đại diện nhóm đọc lời bình -> nhóm bạn nhận xét.
- HS nhận xét , tổng hợp kiến thức.
4. Củng cố:
? Để làm được một bài thơ tám chữ, các em cần chú ý những gì?
- Gv nhận xét chung về ý thức thái độ của học sinh qua hai tiết học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà tập làm thêm thể thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
- Chuẩn bị bài: “Những đứa trẻ”.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
........
........
Tuần: 19b Ngày soạn: 27/12/2015
Tiết : 88-89 Ngày dạy: 29/12/2015
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu – Mác-xim Go-rơ-ki)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có lòng yêu thương bạn bè, một tình bạn trong sáng, lành mạnh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở soạn, SGK.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích tâm trạng của “tôi” trên đường xa quê trong văn bản “Cố hương” của Lỗ Tấn?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
- H: Nêu những nét chính về nhà văn.
(Cái tên Go-rơ-ki; những sáng tác; cuộc đời).
- H: Em hiểu như thế nào về thuật ngữ "Tiểu thuyết tự thuật"? (Truyện dài nhiều chương, người kể là "tôi", nhân vật chính tự kể về đời mình).
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp cho đến hết.
- H: Tìm bố cục của đoạn trích và ý chính của mỗi phần?
- H: Quan sát lại phần 1, 3 – Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả hai phần 1 và 3. Sự lặp lại các chi tiết kể này tạo nên sự kết nối chặt chẽ như thế nào cho câu chuyện, chủ đề?
- H: Em hiểu gì về hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ con nhà đại tá?
- H: Giữa chúng có điều gì giống và khác nhau về hoàn cảnh?
(A-li-ô-sa và 3 đứa trẻ hàng xóm khác nhau về giai cấp nhưng giống nhau về hoàn cảnh là sống thiếu tình thương của bố, mẹ.)
- H: Lí do gì mà bọn trẻ lại chơi thân với nhau? (Quen nhau tình cờ (A-li-ô-sa cứu thằng em út bị rơi xuống giếng)-> chúng mến nhau; vì cùng cảnh ngộ => dễ tâm sự, trò chuyện, cảm thông.- Bất chấp sự khác biệt về giai cấp, sự ngăn cản của người lớn.)
- HS thảo luận, trả lời.- GV nhận xét.
- H: Em có nhận xét gì về tình bạn của bọn trẻ?
- GV bình: 1 tình bạn mà hơn 30 năm sau nhớ lại nó vẫn còn hiện rõ và rất xúc động đối với nhà văn xưng "tôi" trong tiểu thuyết tự thuật...
- GV liên hệ, giáo dục.
H: Tìm trong bài văn 1 số hình ảnh của 3 đứa trẻ qua nhận xét của A-li-ô-sa.
- H: Em có nhận xét gì về cách liên tưởng so sánh của A-li-ô-sa khi quan sát những đứa trẻ hàng xóm? (có đúng với dáng vẻ...?) qua đó còn thể hiện được tấm lòng của A-li-ô-sa như thế nào?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- H: Trong khi kể chuyện, tác giả lồng những chuyện đời thường với truyện cổ tích - Em hãy tìm và phân tích cách kể như vậy?
- Gọi nhiều HS thuyết trình.
- H: Cách kể lồng... như vậy có tự nhiên không? có làm cho truyện hấp dẫn hay dài dòng; có phù hợp với chi tiết kể...?
- H: Qua đó, em hiểu được gì về tấm lòng của nhà văn đối với những em nhỏ?
- GV liên hệ thực tế để giáo dục HS sống phải biết thông cảm với những bất hạnh của người khác, phải biết yêu thương nhau...
*Hoạt động 3: Tổng kết:
- H: Nghệ thuật tự truyện của tác giả thành công ở những điểm nào? (đối thoại, hồi tưởng, cách kể chuyện?)
- H: Đoạn trích vừa tìm hiểu thể hiện rõ điều gì? (chủ đề gì?)
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc chú thích*.
- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
I. Đọc - Hiểu khái quát.
1.Tác giả , tác phẩm:
a.Tác giả:
- Tên thật A-lếch-xây Pê-scốp; là nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỉ XX
- Sinh ra trong gia đình lao động nghèo. Tuổi thơ có nhiều cay đắng tủi nhục, sống thiếu tình thương.
- Để lại nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nổi tiếng; có vai trò lớn trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Nga. Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trường đại học của tôi (1923).
b. Tác phẩm:
- "Thời thơ ấu" là cuốn tiểu thuyết tự thuật đầu tiên gồm 13 chương kể lại quãng đời từ năm lên 3 đến 10 tuổi.
- Đoạn trích "Những đứa trẻ" thuộc chương IX.
2. Đọc
3. Bố cục: 3 phần:
a.Từ đầu đến ... xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
b.Tiếp đến nhà tao: tình bạn bị cấm đoán.
c. Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn.
==> Cách sắp xếp, triển khai sự việc rất nghệ thuật tạo sự kết nối chặt chẽ -> làm nổi bật và ấn tượng về tình bạn của những đứa trẻ.
II. Đọc – hiểu chi tiết:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
A-li-ô-sa
những đứa con ông đại tá
- Con nhà dân thường.
- Bố mất, mẹ đi lấy chồng khác ở với ông bà ngoại thường hay bị ông đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu.
- Bà hay kể chuyện cổ tích cho nghe.
- Con nhà quan chức giàu sang
- Mẹ chết, sống với dì ghẻ, bố cấm đoán và đánh đòn.
- Được A-li-ô-sa cứu thằng em út bị rơi xuống giếng, và hay kể chuyện cổ tích cho nghe nên đã thân thiết với nhau
=> tình bạn thân thiết, hồn nhiên, trong sáng.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện "mẹ khác" – dì ghẻ "chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con".
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện "chúng lặng lẽ bước vào nhà,... nghĩ đến những con ngỗng".
==> Cách so sánh chính xác dáng vẻ bề ngoài còn thể hiện sự cảm nhận tinh tế, cũng là sự cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh, cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích :
(Nghệ thuật kể chuyện).
- Nhắc đến "mẹ khác" – dì ghẻ -> liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong những truyện cổ tích.
- "Mẹ thật..." -> "thế nào cũng sẽ về..." như trong truyện cổ tích.
- "Người bà hay kể chuyện..." -> như người bà nhân hậu trong truyện cổ tích.
==> Cách kể lồng yếu tố đời thường và truyện cổ tích rất tự nhiên, phù hợp khẳng định sự hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ; vừa thể hiện tấm lòng nhân ái cuả tác giả.
III. Tổng kết:
- Nghệ thuật: tự truyện thành công qua sự hình dung, hồi tưởng; qua đối thoại ngắn gọn, sinh động; chuyện đời thường xen lẫn truyện cổ tích rất tự nhiên; sắp xếp các sự việc => chuyện kể sinh đông; sâu sắc.
- Nội dung: thể hiện tình bạn thân thiết, trong sáng của những đứa trẻ.
- Ghi nhớ : SGK/ 234.
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài. Chuẩn bị bài mới: “Bàn về đọc sách”.
V. Rút kinh nghiệm: ........
........
........
........
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAẦN 19-9.doc