CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỪ NGỮ TOÀN DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số từ ngữ địa phương
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng , miền đất nước.
- Phân tích giá trị biểu cảm của từ ngữ địa phương trong giao tiếp, trong thơ văn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật).
3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu tiếng Việt, đặc biệt là từ ngữ địa phương.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh: : Soạn bài và làm các bài tập trong tài liệu.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn –đáp, giảng bình, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
13 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2016
Tiết : 99 Ngày dạy: 20/01/2016
Tập làm văn: GHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* GDKNS:
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống.
- Tự nhận thức được một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống.
- Ra quyết định: lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những hiện tượng, sự kiện tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm, cần tránh trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tập luyên làm việc có giờ giấc để không ảnh hưởng đến người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK, chuẩn bị trước các bài tập.
III. Phương pháp:
- Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: HĐ1: Khởi động:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phép lập luận phân tích? Tổng hợp ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
- Gọi HS đọc văn bản (2 lần).
- H: Bài văn bàn về hiện tượng gì trong đời sống?
- GV tổ chức HS thảo luận tìm hiểu nội dung nghị luận theo từng đoạn.
Tổ1: đoạn 1, 2.
Tổ 2: đoạn 3.
Tổ 3: đoạn 4.
Tổ 4: đoạn 5.
Xác định nội dung của đoạn bàn rõ ý gì? dùng phép lập luận nào? Dùng lí lẽ hay dẫn chứng?
- GV ghi câu hỏi thảo luận (phiếu học tập):
-Tổ 1 (đoạn 1, 2): tác giả nêu hiện tượng bằng câu nào? Nêu rõ những biểu hiện của bệnh lề mề? Đó là gì? Những biểu hiện nào có trong thực tế không? Dùng phép lập luận gì?
- Tổ 2 (đoạn 3): tác giả đã phân tích những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lề mề? Dùng phép lập luận gì?
- Tổ 3 (đoạn 4): bệnh lề mề có những tác hại gì? Dùng phép lập luận nào?
- Tổ 4 (đoạn 5): tác giả nêu cách khắc phục như thế nào?
- HS thảo luận ghi vào bảng phụ => thuyết trình.
- H: Quan sát lại nội dung nghị luận: nhận xét bố cục (trình tự các luận điểm) bài văn? Các luận điểm được trình bày như thế nào? Dùng phép lập luận nào là chủ yếu?
- H: Thế nào là nghị luận về 1 hiện tượng đời sống?
- H: Nội dung kiểu bài này thường bàn rõ những luận điểm nào?
-H: Về hình thức cần đảm bảo những yêu cầu nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi HS đọc bài tập 1.
- Cho nhiều HS nêu ý kiến; cho trao đổi: hiện tượng nào đáng để hoặc không đáng để viết 1 bài nghị luận?
- Gọi HS đọc bài tập 2 – Nêu yêu cầu
- H: Hiện tượng nêu trên có đáng để viết 1 bài nghị luận không? Vì sao?
*GDKNS: H: Nếu viết bài nghị luận em sẽ làm rõ những luận điểm nào?
- HS đọc.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc y/c BT-suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc BT-suy nghĩ, trả lời.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
1. Ví dụ: bài văn "Bệnh lề mề".
a. Bàn về hiện tượng: bệnh lề mề->1 hiện tượng phổ biến trong đời sống.
b. Nội dung nghị luận:
(1,2) Nêu hiện tượng: bệnh lề mề ->khá phổ biến. Nêu và phân tích biểu hiện bệnh lề mề... => chân thực và đáng tin cậy.
(3) Phân tích những nguyên nhân tạo tính lề mề (thiếu tự trọng, tôn trọng người khác, không quí trọng thời gian, không có trách nhiệm chung...).
(4) Phân tích những tác hại của bệnh lề mề: làm phiền mọi người, làm mất thời gian, tạo ra tính đối phó... -> gây hại cho tập thể.
(5) Bàn cách khắc phục: tôn trọng hợp tác lẫn nhau; chỉ tổ chức những cuộc họp cần thiết; mỗi người phải tự giác...->thể hiện người có văn hóa.
c. Hình thức:
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Luận điểm rõ ràng, cụ thể.
- Luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực.
- Dùng phép phân tích (chủ yếu), tổng hợp phù hợp.
==> 1 bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống.
2. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
1. Những hiện tượng trong đời sống:
Không giữ lời hứa, sai hẹn, chăm chỉ vượt khó, viết bậy lên bàn, lười biếng, quay cóp, ỷ lại, đi học muộn, nói tục, thật thà dũng cảm,...
2. Hiện tượng nghiện thuốc lá ở thanh thiếu niên => 1 hiện tượng đáng để viết 1 bài nghị luận vì đây là 1 hiện tượng khá phổ biến, cả xã hội quan tâm vì liên quan đến sức khỏe mỗi người và cộng đồng.
4. Củng cố:
- Nhắc lại đặc điểm của bài nghị luận về hiện tượng, sự việc đời sống.
- Để làm được kiểu bài này đòi hỏi người viết cần có những điều kiện nào?
5. Hướng dẫn về nhà: - Về học bài, tìm một sự việc trong lớp, trường để viết bài nghị luận.
- Nắm chắc nội dung nghị luận; đặc điểm hình thức 1 bài nghị luận 1 hiện tượng đời sống; xác định được những sự việc, hiện tượng cần viết văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Ôn lại các bước làm 1 bài nghị luận – Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
Tổ 1, 2 nghiên cứu lập dàn ý đề 3/22; tổ 3, 4: đề 4/22 (bảng phụ).
V. Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2016
Tiết : 100 Ngày dạy: 20/01/2016
Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Nắm được bố cục của kiểu bài này.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống.
- Làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thương cha mẹ có ý thức học tập tốt và giúp đỡ cha mẹ.
- GDTHMT: Liên hệ, ra đề có liên quan đến đề tài môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh: : Ôn lại các bước làm bài nghị luận, dàn ý bài nghị luận.
Đọc, chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK; chọn 1 luận điểm trong phần dàn ý (2/23) triển khai viết thành đoạn văn (theo hướng dẫn ở 3/24).
Tổ 1, 2 thống nhất dàn ý đề 3/22; tổ 3, 4 đề 4/22 => viết vào bảng phụ lớn.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn –đáp, giảng bình, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
3. Bài mới: - Thế nào là nghị luận về 1 hiện tượng, sự việc trong đời sống? Nêu các bước tạo lập VB.
- GV chốt ý, vào bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Gọi HS đọc 4 đề trong SGK.
- H: Những đề bài trên có điểm nào giống nhau? Điểm nào khác nhau?
(tính chất vấn đề; nội dung sự việc)
- H: Nghĩ ra 1 đề tương tự (lấy 3 đến 4 HS).
- H: Nêu các bước tạo lập 1 văn bản (4).
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- H: Xác định yêu cầu của đề (kiểu bài, nội dung...)
- H: Để làm rõ suy nghĩ ấy, cần phải triển khai hệ thống luận điểm như thế nào?
- HS thống nhất ý ghi vào bảng phụ->-thuyết trình trước lớp.
- H: Bước lập dàn ý yêu cầu làm gì?
- Gọi HS đọc dàn ý SGK/24.
- H: Thử đối chiếu dàn ý SGK với phần tìm ý xem có phù hợp không?
- H: Cần chú ý điều gì khi thực hiện bước: viết bài? (Nội dung 24/SGK).
- Gọi HS đọc từng đoạn (mở bài, luận điểm 1, luận điểm 2...) đã chuẩn bị => cho lớp nhận xét, bổ sung.
- H: Nêu cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Cho HS thống nhất lại dàn ý đã chuẩn bị theo sự phân công.
- HS lên thuyết trình => nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS trình bày.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Ví dụ:
Đề 1: Đất nước ta có nhiều... Em hãy trình bày...
Đề 2: Chất độc... để lại... Em hãy nêu suy nghĩ...
Đề 3: Trò chơi điện tử... Hãy nêu ý kiến...
Đề 4: Đọc... Nhận xét, suy nghĩ...
*Giống:
- Phần đầu nêu hiện tượng, sự việc trong đời sống (đối tượng nghị luận).
- Phần cuối nêu yêu cầu nghị luận (suy nghĩ, ý kiến).
*Khác:
- Đề nêu sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi biểu dương (1, 4); đề nêu sự việc, hiện tượng xấu cần nhắc nhở, phê phán (2, 3).
- Đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng bằng 1 mẫu chuyện để người làm sử dụng (4); đề không cung cấp chuyện, người làm phải tự mô tả (1, 2, 3).
III. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Ví dụ:
*Đề bài: Báo đưa tin... (23/SGK).
a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Kiểu bài: nghị luận 1 sự việc trong đời sống.
- Vấn đề nghị luận: học tập Phạm Văn Nghĩa.
- Yêu cầu nghị luận: Nêu suy nghĩ...
+ Phạm Văn Nghĩa là ai?
+ Vì sao phải học tập Phạm Văn Nghĩa? Học tập cái gì ở Phạm Văn Nghĩa?
+ Việc thành đoàn phát động... có ý nghĩa hay nhằm mục đích gì?
+ Em có suy nghĩ gì trước việc phát động đó của thành đoàn?
b. Lập dàn ý.(SGK)
c. Viết bài.
*Ví dụ: Phân tích ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
Những việc làm của Phạm Văn Nghĩa đáng để ta học tập. Trước hết là Nghĩa rất thương mẹ, em luôn muốn giúp mẹ, đỡ đần cho mẹ, em ra đồng làm việc cùng mẹ, giúp đỡ việc nhà, nghĩ cách giúp mẹ làm việc đỡ vất vả. Có lẽ chính từ lòng thương mẹ, Nghĩa đã vận dụng những gì học được vào thực hành trong thực tế... Như vậy, Nghĩa đã thực hiện phương châm "học đi đôi với hành".
d. Đọc lại, kiểm tra và sửa chữa.
III. Luyện tập.
Lập dàn ý. (đề 3, 4/22).
1. Đề 4:
(1) Mở bài: Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hiền: quan trạng tí hon nhà Trần.
(2) Thân bài:
- LĐ1: (Nguyễn Hiền có hoàn cảnh như thế nào?) Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền: nhà nghèo -> xin làm chú tiểu.
- LĐ2: đánh giá như thế nào về Nguyễn Hiền?
+ Thông minh, ham học hỏi: học lõm, hỏi thêm -> viết chữ trên lá, xâu lại thành bài => Đỗ trạng nguyên khi 12 tuổi
+ Có ý thức tự trọng cao: đòi vua...
- LĐ3: Em suy nghĩ như thế nào trước tấm gương Nguyễn Hiền?
(3) Kết bài: Khẳng định...; cần học tập...
2. Đề 3.
(1) Mở bài: Nêu hiện tượng: ham mê chơi điện tử.. -> là 1 việc làm không được khuyến khích mà mọi người lại cần phải phê bình, ngăn chặn...
(2) Thân bài:
- Phân tích biểu hiện của việc chơi say mê điện tử của những em nhỏ, của HS... ->bộc lộ thái độ => không đồng tình...
- Phân tích tác hại: lãng phì thời gian, công sức, ảnh hưởng...
- Phân tích nguyên nhân...
- Bàn hướng khắc phục:
(3) Kết bài: khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận.
4. Củng cố: - Rút ra những luận điểm chính cần làm rõ trong bài nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Rèn kĩ năng tìm ý cho từng luận điểm, hoàn thành các đề đã cho.
- Đọc tham khảo các bài viết, chuẩn bị cho bài viết số 5.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương.
V. Rút kinh nghiệm:
.
Tuần: 22 Ngày soạn: 20/01/2016
Tiết : 101 Ngày dạy: 22/01/2016
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỪ NGỮ TOÀN DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số từ ngữ địa phương
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng , miền đất nước.
- Phân tích giá trị biểu cảm của từ ngữ địa phương trong giao tiếp, trong thơ văn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật).
3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu tiếng Việt, đặc biệt là từ ngữ địa phương.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Học sinh: : Soạn bài và làm các bài tập trong tài liệu.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn –đáp, giảng bình, thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS làm BT1.
Thực hiện như yêu cầu SGK
( Giải quyết các BT phần 1 )
Tìm hiểu sự ra đời của từ ngữ địa phương
( giải quyết các BT phần 2 )
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Làm các bài tập trong SGK
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS suy nghĩ, trả lời.
I. Tìm từ ngữ địa phương:
1a.
- Loòng boong, khoai chà, rau bát bát, tắc ráng, cái nóp
1b.
PNB
PNT
PNN
Cá quả
Cá tràu
Cá tràu
Lợn
Heo
Heo
Ngã
Bổ
Té
Thấy
Chộ
Thấy
Ăn vụng
Ăn chùng
Ăn chùng, lén
Thoả
Bưa, đã nư
Thoả
Xấu hổ
Mắc tịt, dị
Mắc cỡ
Xa
Ngái
Xa
1c.
Ốm (bị bệnh ) Ốm (gầy ) Ốm (gầy )
Hòm (đồ đựng)Hòm(quan tài) Hòm(quan t )
Túi (t xách) Túi (áo, quần) Túi (áo, quần)
II. Sự ra đời của từ ngữ địa phương :
- Sự ra đời của những từ ngữ đó gắn liền với điều kiện tự nhiên cụ thể và đời sống xã hội cụ thể mang tính riêng biệt ở từng vùng miền của đất nước ta (đó là các trường hợp ngoại lệ )
- Một số từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân:
Vd: Chôm chôm, sầu riêng, loòng boong, điên điển, nhút( Vì cả nước chỉ có 1 cách hiểu duy nhất – nghĩa của các từ ấy đã phổ biến rộng trong cả nước - thường là các từ ngữ chỉ sản vật riêng của địa phương )
* Từ ngữ địa phương thể hiện sắc thái địa phương
Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương vì đôi khi sẽ gây ra sự khó hiểu hoặc tạo những hiểu lầm đáng tiếc
* Ghi nhớ : SGK .
III. Luyện tập :
* Từ ngữ địa phương :
a/ To tổ chảng, răng,rinh
b/ Chi , na, nào
c/ Khoai xiêm, đũm, tộ
d/ Loòng boong.
4. Củng cố :
- Tổng hợp việc sử dụng từ ngữ địa phương và vai trò của từ ngữ địa phương trong đời sống cộng đồng, trong giao tiếp xã hội và trong văn chương.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị: "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới".
V. Rút kinh nghiệm:
.
Tuần: 22 Ngày soạn: 20/01/2016
Tiết : 102 Ngày dạy: 22/01/2016
Văn bản: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Vũ khoan)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
*GDKNS:
- Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.
- Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và suy nghĩ của cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người VN và những hành trang thanh niên VN cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự học, tự rèn luyện bản thân trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hướng dẫn cụ thể hơn câu hỏi 5. So sánh trong tác phẩm văn học Việt Nam hoặc những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam với thái độ như thế nào? (ca ngợi, trân trọng không chỉ ra hay phê phán những thói xấu...)
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản nhiều lần (+chú thích) xác định được trình tự lập luận của tác giả (câu 2).Tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi SGK.
III. Phương pháp: - PP đàm thoại; PP gợi mở-vấn đáp; - PP luyện tập và thực hành; - PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Văn nghệ là gì? Có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
( Hoạt động văn học, nghệ thuật;Là sự sống về mặt tinh thần...). Ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2.
- H: Em biết gì về tác giả Vũ Khoan.
- H:Văn bản được viết trong thời điểm và hoàn cảnh nào?
- H:Văn bản có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi người, với đất nước trong giai đoạn hiện nay?
- GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, mạch lạc, giọng trầm tĩnh, gần gũi.
- GV + HS đọc văn bản.
- GV nhận xét.
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó ở phần chú thích.
- H: Bài viết nêu lên vấn đề gì? Có nêu rõ trong bài văn không? Vấn đề này có quan trọng không? (có ý nghĩa thời sự, lâu dài; liên quan đến quá trình đi lên phát triển đất nước).
- H: Tác giả đã triển khai trình tự lập luận như thế nào?
(Luận điểm → giải thích điểm mạnh; điểm yếu → kết luận)
- H: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
- H: Tác giả nhấn mạnh điều cần chuẩn bị hành trang là gì?
- H: Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trọng của hành trang là con người? Những luận điểm nào là quan trọng? Em hãy lấy ví dụ chứng minh?
- HS thảo luận, trả lời.
*GDKNS: Vậy đến hôm nay em đã chuẩn bị được gì cho bản thân?
- H: Tác giả đưa ra bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào?
- H: Trong bối cảnh đó tác giả phân tích hoàn cảnh hiện nay và những nhiệm vụ của nước ta như thế nào?
*GDKNS: Tác giả nêu ra những điều đó để làm gì?
- H: Tác giả đã phân tích những điểm mạnh – yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam?
- Giao mỗi tổ suy nghĩ, tìm hiểu 1 đoạn
(Tổ 1: đoạn 5; Tổ 2: đoạn 6;
Tổ 3: đoạn 7; Tổ 4: đoạn 8).
+ Điểm mạnh nào, điểm yếu nào sẽ gây cản trở, khó khăn nào cho việc hội nhập, phát triển?
- Gọi HS đọc to đoạn mình tìm hiểu và thuyết trình kết quả -> cho nhận xét, bổ sung => kết luận.
- H: Nhận xét cách phân tích của tác giả về điểm mạnh – yếu (có phân tích riêng lẻ từng cái mạnh, cái yếu không?) Cách phân tích như vậy có hợp lí không? Vì sao?
- H: Đọc các đoạn văn từ 5 đến 8 em thấy có dễ hiểu không? Vì sao? (ngôn ngữ diễn đạt, lĩ lẽ, dẫn chứng...).
- H: Những điểm mạnh và yếu mà tác giả đã phân tích ở trên có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa...? (Thấy được những nhược điểm cần nhanh chóng khắc phục...)
- Gọi HS đọc câu hỏi 5 SGK và trả lời.
(Giống: ca ngợi những phẩm chất...; khác: thẳng thắn vạch rõ những điểm không tốt, yếu kém...).
- H: Qua đó em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi bàn về 1 vấn đề quan trọng của đất nước.
*GDKNS: Em đã, đang và sẽ làm gì để góp phần phát triển đất nước?
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- H: Em học tập được gì về nghệ thuật lập luận?
- H: Bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng?
*GDKNS: Qua đọc, tìm hiểu, em có nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề mà tác giả đưa ra bàn không? Em thấy có lên quan đến bản thân không?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Đọc - hiểu khái quát.
1. Tác giả- tác phẩm
a. Tác giả: là nhà hoạt động chính trị, là thứ trưởng bộ ngoại giao.
b. Văn bản: viết đầu năm 2001–thời điểm công cuộc đổi mới của đất nước ta (từ cuối thế kỉ trước) đạt những thành quả bước đầu và đề ra những mục tiêu phấn đấu ở thế kỉ XXI: là nước công nghiệp vào năm 2020.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Kinh tế thị trường.
- Động lực.
- Thế giới mạng.
3. Bố cục:
- Luận điểm chính: "Lớp trẻ Việt Nam cần... kinh tế mới".
+ Hoàn cảnh thực tế làm nảy sinh sự việc (Đ1).
+ Việc quan trọng nhất trong sự chuẩn bị hành trang... (Đ2 ).
+ Bối cảnh của thế giới hiện nay -> những mục tiêu và nhiệm vụ nặng nề của đất nước (Đ3, 4).
+ Phân tích những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam (Đ5 – Đ8)
+ Kết luận: Hãy làm cho lớp trẻ nhận thức để rèn luyện.
4. Thể loại
- Nghị luận về một vấn đề xã hội - giáo dục.
II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị của bản thân con người.
- Con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển → con người đóng vai trò nổi trội.
2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Thế giới: Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế.
- Nước ta đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ:
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh CNH- HĐH.
+ Tiếp cận với kinh tế tri thức.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN.
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Thông minh, nhạy bén với cái mới
- Cần cù, sáng tạo
- Có tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm
-Thích ứng nhanh với cái mới
-> nhưng thiếu kiến thức cơ bản, khả năng thực hành hạn chế.
-> nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, chưa theo kịp với cường độ khẩn trương của công việc.
-> nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn, cuộc sống thường ngày.
-> nhưng hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ; quen thói bao cấp; thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, "khôn vặt", ít giữ chữ tín.
==> Cách lập luận phù hợp (chỉ ra cụ thể từng cái mạnh đi liền cái yếu, trong cái mạnh có cái yếu, vừa phân tích vừa đối chiếu với nhu cầu xây dựng, phát triển đất nước); ngôn ngữ trực tiếp phổ thông dễ hiểu; dùng nhiều tục ngữ, thành ngữ vừa ngắn gọn gần gũi dễ hiểu, vừa sinh động.
- >Cần phát huy cái mạnh, loại bỏ cái yếu.
=> Thái độ tôn trọng sự thật, khách quan, thẳng thắn đúng mức.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: cách lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tính thuyết phục cao.
2. Nội dung: Bài viết vạch ra 1 hướng đi quan trọng về mặt nhận thức, muốn đưa đất nước đi lên, nhân dân Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận rõ những điểm mạnh-yếu để rèn cho mình những thói quen tốt.
*Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố.
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nội dung chủ yếu được đặt ra trong văn bản " chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của Vũ Khoan là ...
2. Luận cứ nào sau đây là quan trọng nhất?
a. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đát nước.
b. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.
c. Những điểm mạnh, yếu của con người VN.
d. Bước vào thế kỉ mới mỗi người VN cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
*Sơ đồ tư duy:
5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm lại hệ thống luận điểm của văn bản, cách lập luận. Suy nghĩ lại nhiệm vụ học tập rèn luyện của bản thân...
- Ôn lại 2 thành phần biệt lập tình thái, cảm thán.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập (tt).
V. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 22-L9.doc