Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (t.1)
(Ngô gia văn phái )
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long,
Chiêu Thống trốn ra ngoài.
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Qquang Trung - Nguyễn Huệ
- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự việc được kể ttrong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của dân tộc ta, cảm quan hiện thực nhạy bén cảm hứng yêu nước của tác giả trước nhữn sự kiện lịch sử trọn đại của dân tộc.
- Liên hệ những sự kiện, nhân vật trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
21 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề...
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - H: Tại sao phải sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- H: Viết đoạn văn ngắn có yếu tố tự sự.
3. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, 7, 8, các em đã được tìm hiểu rất kĩ về kiểu văn bản tự sự. Hôm nay, các em sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức về kiểu văn bản này thông qua bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết của tóm tắt VB tự sự
- H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Gọi HS đọc các tình huống ở mục (1).
- H: Trong cả 3 tình huống đều yêu cầu phải tóm tắt văn bản – vì sao?
+ TH1: Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một TPVH đã được học để người không đi xem nắm được.
+ TH2: Đây là 1 hình thức buộc người học vẫn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, do đó khi đã tóm tắt được tác phẩm thì người học sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc – hiểu và phân tích.
+ TH 3: Kể lại một cách tóm tắt TPVH mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình
- *Kĩ thuật động não: H: Nêu cách tóm tắt 1 văn bản tự sự?
- H: Hiệu quả của văn bản tóm tắt?
- H: Trong thực tế, có nhiều những tình huống yêu cầu em vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự không? Nêu ví dụ?
(Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học vì vậy có thể nói việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1,2: câu a
+ Nhóm 3,4: Câu b
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS tóm tắt lại văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
- HS tóm tắt. GV nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
*Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm và đưa ra kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc..
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS thảo luận theo nhóm-đại diện trình bày-lớp nhận xét, bổ sung.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Tóm tắt văn bản tự sự -> giúp (người nghe) dễ nắm bắt được nội dung chính của 1 văn bản tự sự.
- Cách tóm tắt văn bản tự sự: tóm tắt làm rõ sự việc chính, nhận vật chính, lượt bỏ các yếu tố miêu tả biểu cảm..., những chi tiết phụ, nhận vật phụ; chuyển lời nói trực tiếp sang gián tiếp... -> văn bản ngắn gọn, dễ nhớ.
*Ghi nhớ: (SGK).
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
1. Bài tập 1:
a. Bổ sung chi tiết: một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây nhờ việc này, Trương Sinh hiểu ngay ra rằng vợ mình đã bị oan, nghĩa là chàng biết sự thật trước khi ngặp Phan Lang.
b. Giữ nguyên từ sự việc 1 đến sự việc 6.
Thêm sự việc Trương Sinh nghe con nói về chiếc bóng vào sau chi tiết 6.
2. Tóm tắt truyện Người con gái Nam Xương.
*Ghi nhớ: (SGK).
IV- Luyện tập:
Tóm tắt văn bản: “Lão Hạc”.
- Lão Hạc có một đứa con trai, một mảnh vườn và một con chó.
- Con trai lão không lấy được vợ nên bỏ đi cao su.
- Lão làm thuê, dành dụm tiền gởi cho ông giáo và gởi cả mảnh vườn lại cho con trai.
- Sau trận ốm, lão không kiếm được việc làm → phải bán chó, lão kiếm được gì thì ăn nấy.
- Lão xin Binh Tư ít bã chó
- Lão đột ngột qua đời mà không ai hiểu vì sao. Chỉ có ông Giáo hiểu → buồn.
4. Củng cố:
Em rút ra được kinh nghiệm gì khi tóm tắt văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành bài tập 1 – chú ý vận dụng khi đọc và tóm tắt các văn bản tự sự sắp học.
- Đọc, tóm tắt, tìm hiểu văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".
- Trả lời câu hỏi 1, 2 và thử đánh giá, nhận xét về từng đối tượng, về xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần 5 Ngày soạn: 3/10/2017
Tiết 23 Ngày dạy: 5/10/2017
Hướng dẫn đọc thêm văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ Trung Tuỳ Bút - Phạm Đình Hổ)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:- Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời trung đại ở “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê Trịnh.
3. Thái độ: - Giáo dục thái độ sống tích cực cho học sinh.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được giá trị, cảm nhận được cái hay của truyện.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, đọc lại "Thượng kinh kí sự"; 1 số bài viết tham khảo.
2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu văn bản.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương theo ngôi thứ nhất.
- Những yếu tố kì ảo đã được kết hợp với những yếu tố hiện thực trong truyện như thế nào và sự kết hợp ấy có giá trị nghệ thuật gì?
3. Bài mới: Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Truyện giúp ta cảm nhận được số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, chúng ta phần nào hiểu được nguyên nhân cái chết của Vũ Nương. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một trong những nguyên nhân ấy. Đó chính là hiện thực của xã hội đương thời qua một tác phẩm của Phạm Đình Hổ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV gọi 1 HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm SGK.
- H: Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- GV nhấn mạnh: ông là 1 nho sĩ sống trong thời kì phong kiến khủng hoảng trầm trọng,chỉ muốn ẩn cư sáng tác văn chương, khảo cúu nhiều lĩnh vực.
-“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích trong “Vũ Trung tuỳ bút” – chuyện ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh vương Trịnh sâm (1742 - 1782) một vị chúa nổi tiếng thông minh, quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bỏ bê triều chính, đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc cùng tuyên Phi Đặng Thị Huệ
- GV hướng dẫn HS đọc.
- GV gọi 1 – 2 HS tóm tắt sơ lược văn bản.
- HS giải thích từ:
- Hoạn quan: còn gọi là thái giám giúp việc cho Hoàng Hậu và các phi tần của Vua trong cung.
- Cung giám: nơi ở và làm việc của các hoạn quan.
- H: Văn bản thuộc thể loại gì?
- H: Văn bản này theo em chia làm mấy đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn?
- GV gọi HS đọc đoạn 1.
-HS quan sát lại đoạn từ đầu... khúc nhạc.
-H: Tác giả đã miêu tả, kể lại thói ăn chơi của chúa Trịnh như thế nào?
- H: Em có nhận xét gì về cách kể, tả của tác giả?
- H: Qua đây có thể hiểu được thái độ của tác giả như thế nào?
- Đọc phần còn lại "Buổi ấy..."
- H: Em hiểu thế nào là nhũng nhiễu?
- H: Bọn quan lại nhũng nhiễu nhân dân như thế nào? Vì sao bọn chúng lại dám dở thủ đoạn xấu xa như vậy?
- H: Các sự việc được ghi chép lại có đáng tin cậy không? Dựa vào đâu mà em có thể khẳng định như vậy? (kể thêm sự việc đã xảy ra chính trong gia đình mình).
- H: Câu "Mỗi khi đêm thanh... triệu bất tường" giúp em hiểu thêm gì về thái độ tác giả?
- H: Như vậy viết "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" tác giả muốn tái hiện lại cảnh sống ... của bọn vua quan... hay kể tả lại những việc có thật để bộc lộ cảm xúc, thái độ?
- GV liên hệ, mở rộng, giáo dục.
*Hoạt động 3: Tổng kết.
- H: Qua câu chuyện giúp em hiểu thêm gì về đời sống của vua chúa và nhân dân trong thế kỉ XVIII, XIX?
- H: Đặc sắc nghệ thuật của bài văn ở những điểm nào?
- GV gọi 1 HS đọc nghi nhớ SGK.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
- Suy nghĩ về cảnh sống của vua quan trong phủ ?
- HS đọc chú thích, suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe, đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS tóm tắt văn bản, giải thích từ khó.
- HS suy nghĩ, trả lời.
-HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS suy nghĩ, trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm:
2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích:
3. Thể loại: - Tuỳ bút.
4. Bố cục: 2 đoạn:
a. Từ đầu đến triệu bất tường: Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của Thịnh vương Trịnh Sâm.
b.Còn lại: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh(Trịnh Sâm).
- Cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài để chơi đèn đuốc -> rất tốn kém.
- Thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi, giải trí lố lăng (giả đàn bà bày bán...), tốn kém.
->Sự việc được miêu tả cụ thể, chân thực.
->Thể hiện thái độ bất bình với hiện thực sa đọa của người đứng đầu đất nước.
2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
- Thu– cướp, đoạt lấy những vật quý trong nhân dân để về dâng cho chúa, được tiếng là mẫn cán (làm tốt lệnh chúa).
- Lợi dụng vừa ăn cắp vừa đổ tội vét cho đầy túi tham.
Dẫn chứng cụ thể, khách quan, kể 1 sự thực của gia đình mình → tăng sức thuyết phục về độ chân thực – để phơi bày bản chất thủ đoạn xấu xa của bọn quan lại thời bấy giờ.
=> Bất bình, trăn trở về tương lai đất nước.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK).
IV. Luyện tập:
4. Củng cố:
@ Hãy cho biết thể loại của Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và so sánh với thể loại của Chuyện người con gái Nam Xương về các đặc điểm: phương thức biểu đạt, cốt truyện, kết cấu, cảm xúc, chi tiết sự việc
* Giống nhau:
- Đều là những văn bản tự sự được viết bằng văn xuôi.
- Đều có chi tiết, sự việc, cảm xúc, nhân vật.
* Khác nhau:
Đặc điểm
Tuỳ bút
Truyện
Cốt truyện
Đơn giản, mờ nhạt hoặc không có.
Nhất thiết phải có, đôi khi lắt léo, phức tạp.
Kết cấu
Tự do, lỏng lẻo, có khi tản mạn tuỳ theo cảm xúc của người viết.
Chặt chẽ, có sự dàn bày, sắp đặt đầy dụng ý nghệ thuật của người viết.
Cảm xúc
Giàu tính cảm xúc chủ quan (có thể được trình bày một cách trực tiếp).
Tính cảm xúc chủ quan được trình bày một cách kín đáo qua nhân vật hoặc sự việc.
Chi tiết, sự việc
Chân thực, có khi từ những điều mắt thấy, tai nghe trong thực tiễn cuộc sống.
Phần nhều do hư cấu, sáng tạo.
@ Hãy nói lời bình ngắn về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê, chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.
5. Hướng dẫn tự học: Yêu cầu HS:
- Học bài và nắm vững ý chính.
- Đọc bài đọc thêm, tìm hiểu những chi tiết về đời sống cơ cực của nhân dân vào thời loạn lạc đói kém.
- Đọc trước văn bản và soạn bài “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” (hồi thứ XIV).
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 6 Ngày soạn: 3/10/2017
Tiết: 24 Ngày dạy: 5/10/2017
Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (t.1)
(Ngô gia văn phái )
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long,
Chiêu Thống trốn ra ngoài.
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Qquang Trung - Nguyễn Huệ
- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự việc được kể ttrong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của dân tộc ta, cảm quan hiện thực nhạy bén cảm hứng yêu nước của tác giả trước nhữn sự kiện lịch sử trọn đại của dân tộc.
- Liên hệ những sự kiện, nhân vật trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được giá trị lịch sử được truyền tải thông qua nội dung truyện.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Định hướng cho HS chuẩn bị kĩ phần nêu nhận xét, phân tích làm rõ về nhân vật Nguyễn Huệ; Nắm nội dung hồi 12, 13 – Tóm tắt ngắn gọn để HS dễ hiểu hồi 14.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, yêu cầu của GV (đã dặn dò ở tiết trước).
III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề...
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao bà cung nhân già (Mẹ của tác giả) phải cho chặt bỏ những cây quý đẹp trước nhà mình? Chỉ 1 sự việc đó đã nói lên điều gì về chúa Trịnh và chính quyền của ông ta?
? Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm như thế nào?
3. Bài mới: - H: Em hiểu như thế nào về tên văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".
- GV: kết luận – Tóm tắt hồi 12, 13 – Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV gọi HS đọc phần chú thích SGK.
-H: Em biết gì về Ngô gia văn phái?
- GV giới thiệu thêm về các tác giả.
(Ngô Thì Chí là em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan thời Lê, tuyệt đối trung thành với nhà Lê, chống Tây Sơn, viết 7 hồi đầu...; Ngô Thì Du là anh em chú bác với Ngô Thì Chí viết 7 hồi tiếp; 3 hồi cuối có thể do người khác viết – có tư liệu cho là Ngô Thì Nhậm...)
- H: Nêu vài nét về tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí?
- GV: "Hoàng Lê nhất thống chí" được xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên bằng chữ Hán viết theo lối chương hồi (17 hồi), tái hiện sự thống nhất đất nước của triều Lê và đặc biệt là 3 lần Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc.
- Hồi 14: Miêu tả đại thắng lẫy lừng của quân Tây Sơn; sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước và bán nước.
- H: Chí là loại văn như thế nào?
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp tác phẩm.
- Gọi HS tóm tắt tác phẩm.
- H: Giải thích nghĩa của từ: Đốc suất đại binh?
- H: Tác phẩm chia làm mấy đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn?
- GV nhận xét.
- H: Trong khoảng thời gian không dài từ 20 -11 đến 30 – 12 -1788 khi nhận được tin báo cấp của Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định như thế nào? Ông đã làm được những việc gì? Điều đó chứng minh ông là con người có phẩm chất gì ?
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc chú thích.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS tóm tắt văn bản.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:
b. Tác phẩm:
- Ra đời cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 3 phần.
a. Từ đầu Hôm ấy là ngày 25 tháng chạm năm mậu thân (1788): Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân ra Bắc đánh giặc.
b. Vua Quang Trung kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang của Quang Trung.
c. Phần còn lại: Sự thảm hại của bè lũ xâm lược, Tôn Sĩ Nghị và bọn Vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống.
II. Đọc – hiểu văn bản:.
1. Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế
- Xuất binh ra Bắc
- Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An
- Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
→ Nguyễn Huệ luôn là người hành động xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.
4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn tự học: - Chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí (T.2)
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 6 Ngày soạn: 4/10/2017
Tiết: 25 Ngày dạy: 6/10/2017
Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (t.2)
(Ngô gia văn phái )
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long,
Chiêu Thống trốn ra ngoài.
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung ddaij phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự việc được kể ttrong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của dân tộc ta, cảm quan hiện thực nhạy bén cảm hứng yêu nước của tác giả trước nhữn sự kiện lịch sử trọn đại của dân tộc.
- Liên hệ những sự kiện, nhân vật trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được giá trị lịch sử được truyền tải thông qua nội dung truyện.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Định hướng cho HS chuẩn bị kĩ phần nêu nhận xét, phân tích làm rõ về nhân vật Nguyễn Huệ; Nắm nội dung hồi 12, 13 – Tóm tắt ngắn gọn để HS dễ hiểu hồi 14.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, yêu cầu của GV (đã dặn dò ở tiết trước).
III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề...
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao bà cung nhân già (Mẹ của tác giả) phải cho chặt bỏ những cây quý đẹp trước nhà mình? Chỉ 1 sự việc đó đã nói lên điều gì về chúa Trịnh và chính quyền của ông ta?
? Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm như thế nào?
3. Bài mới: - H: Em hiểu như thế nào về tên văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".
- GV: kết luận – Tóm tắt hồi 12, 13 – Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- Không chỉ là một người có hành động xông xáo và nhanh gọn mà chúng ta còn có thể nhận xét gì về trí tuệ của vua Quang Trung?
- H: Tìm các chi tiết thể hiện sự sáng suốt nhạy bén của Nguyễn Huệ ? (Dùng người: Thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại tam điệp khi Sở và Lâu đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội. Ông hiểu sở trường của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc.)
- H: Việc tuyển quân nhanh, gấp gợi cho em suy nghĩ gì?
- H: Tìm các chi tiết hình ảnh thể hiện ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Huệ?
- H: Tài dụng binh như thần của Quang Trung - Nguyễn Huệ được thể hiện qua chi tiết nào?
- HS đọc các chi tiết hình ảnh trong SGK và GV liệt kê trên bảng.
- GV cho HS thống kê các mưu kế đánh giặc của Nguyễn Huệ.
- Hành binh thần tốc đánh cho giặc không kịp trở tay.
- Khi tiến đánh một đồn, tuyệt đối giữ bí mật không cho quân về cấp báo “bắt gọn quân do thám”
- Dùng mưu cướp tinh thần của giặc “lặng lẽ vây kín làng ấy vạn người”
- Dùng ván phủ rơm thấm nước, chọn lính khoẻ mạnh cứ ra 6 người một bức khi tiến giáp lá cà là quăng ván chém bừa.
- Dùng voi dày đạp
- H: Tóm lại, hình ảnh vua Quang Trung hiện lên trong tác phẩm như thế nào?
- H: Vì sao các tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê lại viết về QT - NH hay và chân thực như vậy?
(Đây là đặc điểm thể hiện rõ tính chất thể loại tiểu thuyết lịch sử của tác phẩm.)
- HS trả lời, GV chốt, HS ghi.
- H: Tôn Sĩ Nghị là một kẻ như thế nào? Kết cục của hắn là gì?
- HS thuật lại sự thất bại thảm hại của quân thù?
- H: Hành động phản dân hại nước của vua Lê là gì?
- H: Vua Lê đã phải chịu nỗi nhục gì khi đi cầu cạnh nhà Thanh?
- H: Thái độ của tác giả như thế nào đối với vua Lê?
*Hoạt động 3: Tổng kết.
- H: Nhận xét nghệ thuật kể - tả cảnh, việc, người.
- H: Qua đó giúp em hiểu được gì về 1 thời kì lịch sử của đất nước, về người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ?
*Hoạt động 4: Luyện tập.
- H: Cảm nhận của em về đoạn trích ?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận, trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:.
1. Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người
+ Lời phủ dụ quân lính
- Ý chí quyết thắng tầm nhìn xa trông rộng :
+ Mới khởi binh → khẳng định chiến thắng.
+ Tính kế ngoại giao sau chiến thắng.
- Tài dùng binh như thần.
+ Từ Phú Xuân đến Nghệ An 4 ngày, vừa tuyển quân vừa duyệt binh trong vòng 1 ngày, tiến quân thần tốc đến ngày 7/1 ăn tết ở Thăng Long.
=> Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Bọn xâm lược và những kẻ tay sai bán nước:
* Tôn Sĩ Nghị -Tổng chỉ huy quân Thanh.
- Mưu cầu, lợi riêng, bất tài, không biết mình, biết địch, kiêu căng chủ quan tự mãn. → Thất bại thảm hại
* Số phận của triều đình bán nước bù nhìn Lê Chiêu Thống.
- ‘Cõng rắn cắn gà nhà”→ mưu cầu lợi ích riêng.
- Mất tư cách quân vương.
=> Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: kể + tả thực, cụ thể tái hiện khá rõ nét, sinh động từng cảnh, từng nhân vật.
2. Nội dung: tái hiện chân thực người anh hùng Nguyễn Huệ làm cho quân giặc khiếp vía, thảm hại; càng thể hiện rõ sự suy tàn của 1 triều đại phong kiến.
- Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: - Qua tùy bút “ Chuyện cũ ” cùng với "Hoàng Lê nhất thống chí" em hãy nhận xét khái quát về nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.
1. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
- Cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp.
2. Trong những đoạn văn nói về cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gởi gắm ở đó một chút cảm xúc của người bề tôi cũ, đó là cảm xúc gì?
- Lòng thương cảm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài luyện tập (GV định hướng: thời gian từ tối 30 Tết đến mùng 5 tháng giêng Kỉ Dậu đã xảy ra những trận đánh nào? Chọn 1, 2 sự việc chính miêu tả cụ thể.)
- Nắm, phân tích đánh giá về nhân vật Nguyễn Huệ.
- Ôn, nắm lại bài: Sự phát triển từ vựng – Tìm hiểu: Sự phát triển từ vựng bằng cách tạo từ mới.
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6 Ngày soạn: 8/10/2017
Tiết 26 Ngày dạy: 10/10/2017
Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Việc tạo từ ngữ mới.
- Việc mượn từ ngữ mới của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
*GDKNS: - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
* Tích hợp Môi trường.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản có sử dụng từ vựng một cách chính xác, điêu luyện.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T5.doc