Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T.2)
(Trích truyện lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tấm lòng dũng cảm, sống có nghĩa tình
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 22/10/2017
Tiết 36 Ngày dạy: 24/10/2017
Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng:
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng từ.
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được văn bản có sử dụng từ ngữ một cách đa dạng, phong phú, đúng nghĩa của từ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn sử dụng tốt TV, Trước hết cầ phải làm gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1:Vai trò của việc rèn luyện đê nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Đọc rõ ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta không ? Tại sao ?
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi chúng ta phải làm gì ? Tại sao ?
- GV dùng bảng phụ có ghi nội dung các câu có trong mục I.2/100 và yêu cầu HS xác định lỗi diễn đạt trong các câu trên ?
Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ của mình mà sử dụng. Rõ ràng không phải do tiếng ta nghèo mà do người viết không biết dùng tiếng ta. Như vậy muốn biết dùng tiếng ta thì trước hết phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và dùng từ.
- Muốn dùng từ chính xác ta cần phải làm gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1/101
Bài tập 2/101 -102
- Đọc kĩ đề bài
Bài tập 3/102.
- Đọc kĩ và tìm ra những lỗi
a) Từ im lặng để chỉ về con người, về cảnh tượng của con người. Chú ý trong trường hợp “Đường phố ơi! Hãy yên lặng” vấn đề có hơi khác. Khi đó đường phố được nhân hóa.
b)thành lập: lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ti, câu lạc bộ...
c) cảm xúc dùng như một danh từ, là sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc.
Bài tập 4/102: Đọc kĩ đoạn bình luận ý kiến của CLV
Bài tập 5/103. Suy nghĩ và thảo luận
Bài tập 6/103
Đọc kĩ và trả lời ( hoạt động độc lập)
Bài tập 7/103: Đọc và thảo luận
Bài tập 8/104
- Đọc rõ ý kiến
- TV là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diến đạt của người Việt
- TL: mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình trước hết là trau dồi vốn từ.
- Đọc và suy nghĩ trả lời:người viết đều mắc lôîi dùng từ
+ (a) dùng thừa từ đẹp. Vì thắng cảnh có nghĩa là đẹp
+ (b) dùng sai từ dự đoán vì dự đoán là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế ở đây chỉ dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính...
+ (c) dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Nói về qui mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không tử thể nhanh hay chậm được
- TL:
Bài tập 1/101
Bài tập 2/101 - 102
a) Tuyệt
- dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực
- cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần
b) Đồng
- cùng nhau, giống nhau: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đòng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự.
- trẻ em: đồng ấu, đồng dao, đồng thoại.
- (chất) đồng: trống đồng.
Bài tập 3/102.
- Đọc kĩ và tìm ra những lỗi
a) dùng sai từ im lặng có thể thay từ im lặng thành các từ:yên tĩnh, vắng lặng
b) dùng sai từ thành lập. Có thể thay thành từ thiết lập.
c) dùng sai từ cảm xúc. Có thể thay thành các từ:cảm động, cảm phục
Bài tập 4/102: TV của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng của và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ.
Bài tập 5/103:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó giải thích phải tra cứu từ điễn hoặc hỏi người khác.
- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
Bài tập 6/103
a. điểm yếu
b.mục đích cuối cùng
c.đề đạt
d.láu táu
e.hoảng loạn.
Bài tập 7/103: Phân biết và đặt câu.
a.Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm, thù lao: trả tiền công đẻ bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ)
b.Tay trắng: không còn chút vốn liếng, của cải gì, trắng tay: mất hết cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì.
I Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Ghi nhớ /100
II. Luyện tập:
Bài tập 1/101
- Hậu quả là kết quả xấu
- Đoạt : chiếm được phần thắng
-Tinh tú : sao trên trời
Bài tập2/101-102
Bài tập 3/102.
Bài tập 4/102.
Bài tập 5/103
Bài tập 6/103
Bài tập 7/103
Bài tập 8/104
4.Củng cố: Đọc lại ghi nhớ /100
5.Dặn dò: Chuẩn bị bài thật tốt để làm bài viết số 2.
Tuần 8 Ngày soạn: 24/10/2017
Tiết 39 Ngày dạy: 26/10/2017
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T.1)
(Trích truyện lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tấm lòng dũng cảm, sống có nghĩa tình
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
+ Năng lực đọc và viết
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.
+ Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Cảm nhận được vẻ đẹp trượng nghĩa của hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên, đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
? Nêu nội dung đoạn trích? Thái độ của tác giả?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài:
- Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nói về Nguyễn Đình Chiểu: Trên đời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Miền Nam thế kỷ XIX – là một trong những ngôi sao như thế.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Đọc – Hiểu khái quát:
- GV gọi HS đọc lại mục chú thích SGK
H: Em hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
- GV chốt 1 số ý cần nhớ.
(Nguyễn Đình Chiểu nêu cao tấm gương rạng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân, cho nước: Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà nho, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ. Vượt lên trên số phận Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta thế kỷ XIX.)
(Khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò trong suốt 10 năm dạy học).
- H: LVT ra đời trong hoàn cảnh nào?
- H: Kết cấu, thể loại, mục đích của truyện?
- H: Tác phẩm được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- GV gọi 4 HS tóm tắt truyện, mỗi em tóm tắt 1 phần.
- HS tóm tắt xong GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- H: Mạch "Truyện Lục Vân Tiên" có những điểm nào giống với truyện cổ tích dân gian?
- H: Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu này có ý nghĩa gì?
-H: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS đọc, chú thích sgk.
- GV giới thiệu sự việc trước đó: Lục Vân Tiên thấy nhân dân tán loạn, sợ hãi => hỏi thăm... thì "nổi trận lội đình" và nói "Tôi xin...".
- HS đọc chú thích - suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS tóm tắt.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - tác phẩm.
a. Tác giả: - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là nhà thơ Nam Bộ. Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843.
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, vượt qua số phận sống 1 cuộc đời đầy nghị lực và có ích: 1 thầy giáo hết lòng vì học trò, 1 thầy thuốc hết lòng vì người bệnh; 1 nhà thơ xuất sắc của Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.
- 1 người hết lòng yêu nước: kiên quyết đứng về phía nhân dân chống Pháp, sáng tác thơ văn để khích lệ nghiã quân đánh giặc.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược: Truyện LVT, Dương từ, Hà Mậu → đề cao tư tưởng nhân nghĩa, đạo đức nhân dân.
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược: thơ văn yêu nước, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định, Ngư tiều y thuật vấn đáp → cổ vũ lòng yêu nước chống giặc xâm lược.
2. Truyện Thơ nôm Lục Vân Tiên:
a. Đặc điểm:
- Ra đời khoảng 1854, trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Truyện dài 2082 câu thơ lục bát, kết cấu chương hồi → truyền đạo lí làm người.
b. Tóm tắt tác phẩm:
- LVT xuống núi dự thi, trên đường đánh bọn cướp Phong Lai cứu KNN.
- LVT bị Trịnh Hâm, Võ Công hãm hại nhưng đều được cứu giúp.
- KNN bị quan thái sư thù oán tìm cách bắt nàng đi cống giặc Ô Qua → tự tử → rơi vào nhà Bùi Kiệm bị Kiệm ép làm vợ → bỏ trốn vào rừng.
- LVT được giúp đỡ sáng mắt → thi đậu trạng nguyên, đánh dẹp giặc Ô Qua → gặp lại KNN.
c. Kết cấu truyện.
Theo lối ước lệ, kết thúc có hậu (như truyện cổ tích) mạch truyện xoay quanh cuộc đời của 2 nhân vật chính sống nhân nghĩa, thủy chung.
==> Vừa phản ánh được hiện thực bất công, vừa răn dạy đạo lý làm người: Sống cần phải xem trọng tình nghĩa con người, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn, thực hiện sự công bằng → giá trị tác phẩm.
3. Đọc - hiểu khái quát văn bản:
a. Xuất xứ đoạn trích.
- Sau phần giới thiệu về gia đình LVT và LVT đi thi.
b. Đọc, chú thích:
4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị tiết còn lại.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần 8 Ngày soạn: 25/10/2016
Tiết 40 Ngày dạy: 27/10/2016
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T.2)
(Trích truyện lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tấm lòng dũng cảm, sống có nghĩa tình
4. Năng lực được hình thành:
4.1.Năng lực chung:
+ Năng lực đọc và viết
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.
+ Năng lực tư duy và sáng tạo.
4.2.Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản: Cảm nhận được vẻ đẹp trượng nghĩa của hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên, đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần)
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp: *Hoạt đông 1: Khởi động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
? Nêu nội dung đoạn trích? Thái độ của tác giả?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 2: Đọc – Hiểu khái quát:
- HS đọc lại đoạn 1: Lục Vân Tiên đánh cướp.
- H: LVT đã giúp người như thế nào?
- H: Qua những chi tiết kể, tả cụ thể, em nhận xét như thế nào về LVT?
- Quan sát những câu nói của LVT với KNN.
- H: Nhận xét thái độ, cách cư xử đối với KNN? (cách nói năng, suy nghĩ).
- H: Qua tất cả chi tiết vừa tìm hiểu em kết luận như thế nào về LVT?
- H: Tác giả muốn gởi gắm điều gì qua hình ảnh Lục Vân Tiên?
- GV nhận xét, chuyển ý
- H: KNN xưng hô với LVT như thế nào?
- H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, cử chỉ của KNN?
- H: Cách trình bày vấn đề của Nguyệt Nga có gì đáng chú ý?
- H: Qua cách xưng hô, lời lẽ giải bày của KNN, em hãy nhận xét về KNN (xuất thân, cách ăn nói, phẩm chất...).
- GV bổ sung thêm: dù LVT từ chối sự đền ơn, KNN tự nguyện thủy chung...→tấm gương "tiết nghĩa" của người phụ nữ ngày xưa.
*Hoạt động 3: Tổng kết.
- H: Nguyễn Đình Chiểu miêu tả nhân vật chủ yếu qua những đặc điểm nào? (hành động, lời nói, ngoại hình, nội tâm như trong "Truyện Kiều" không?
- H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ đối thoại trong từng tình huống? (có trau chuốt, ẩn ý, tượng trưng như trong "Truyện Kiều"?
- *Kĩ thuật trình bày một phút: H: Những thành công về nghệ thuật vừa đánh giá có đáp ứng được mục đích răn dạy đạo lý không? Vì sao?
- H: Đoạn trích thể hiện được mong muốn khát vọng gì của nhà thơ?
*Hoạt động 4: Luyện tập.
- *Kĩ thuật động não: H: Ngôn ngữ mộc mạc, giàu sắc Nam Bộ được thể hiện như thế nào ?
- Ngôn ngữ mộc mạc giản dị giàu sắc Nam Bộ được thể hiện: Ghé lại bên đàng, xông vô mặt đỏ phừng phừng lẫy lừng vào đấy, thác rầy thân vong, thiệt, tiểu thơ, tính thiệt so hơn.
- Đọc diễn cảm đoạn trích theo vai.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc diễn cảm.
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
* Khi đánh cướp cứu người:
- "Tôi xin ra sức anh hào" → thấy việc bất bình không bỏ qua.
- "Bẻ cây...", "tả đột hữu xông...", "kêu rằng... chớ hại dân"→ hành động kiên quyết, dũng mãnh
==> 1 người anh hùng vị nghĩa, có đức có tài.
* Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga:
- "Hỏi: ai than khóc..."→ quan tâm người bị nạn.
- "Ta đã trừ..." → động viên, an ủi
- "Khoan khoan... phận trai"→ giữ lễ nghi dù trong hoàn cảnh không cần thiết.
- "Làm ơn há dễ...", "Nhớ câu..."→ từ chối sự đền ơn.
=> LVT là 1 hình ảnh lí tưởng về người anh hùng hiệp sĩ, hảo hán hết lòng vì nghĩa, chính trực, coi trọng tình nghĩa. -> Qua đó tác giả gởi gắm niềm tin, ước vọng đem đến sự công bằng trong xã hội.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
- Xưng hô: "quân tử", "tiện thiếp" → khiêm nhường.
- Cử chỉ, thái độ: "Trước xe... lạy rồi sẽ thưa..." → cảm kích trước ơn cứu mạng của LVT.
- Lời lẽ: "Làm con đâu dám...", "Chút tôi liễu yếu đào tơ...", "Gặp đây đương lúc giữa đàng..." → khúc chiết, mực thước, lễ phép của người có học.
==> 1 cô gái khuê các, con nhà gia giáo, có học thức, coi trọng ơn nghĩa.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, lời nói → gần với truyện dân gian → dễ hiểu, dễ nhớ.
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị gần với lời ăn tiếng nói nhân dân, phù hợp trong từng tình huống; cách khắc họa nhân vật, kết cấu
→ đạt được mục đích: nói thơ, kể thơ, dễ đi vào đời sống, tâm hồn người dân để răn dạy đạo đức.
- Nội dung: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người cũng là khát vọng của nhà thơ: sống phải nhân nghĩa, hào hiệp cứu người, giúp đời.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: Theo em, ngày nay mỗi người có cần "thấy việc nghĩa là phải làm; thấy việc bất bình phải dẹp bỏ không”? (đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo...). Nhưng làm thế có phải để được coi là anh hùng không?
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc 1 số câu thơ thể hiện rõ phẩm chất của 2 nhân vật. Phân tích và so sánh với nghệ thuật tả người trong "Truyện Kiều".
- Đọc, tìm hiểu bài: Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự. Giải thích "nội tâm" là gì?
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần 8 Ngày soạn: 22/10/2017
Tiết 37 - 38 Ngày dạy: 24,26/10/2107
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS vận dụng kiến thức đã học: kết hợp giữa văn miêu tả - tự sự thể hiện trong bài làm.
2. Kỹ năng: Tổng hợp khái quát khi làm văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu trường lớp, tình thầy trò, bạn bè, tình cảm gia đình cho HS.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Ôn tập văn tự sự kết hợp miêu tả.
III. Phương pháp: - Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề..
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Giới thiệu đề bài
- GV chép đề lên bảng.
Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
* Yêu cầu:
- Tìm hiểu đề, xác định thể loại , hình thức.
- Xác định nội dung viết trong thư.
* Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Đáp án , biểu điểm
- GV quan sát, động viên, nhắc nhở HS nghiêm túc, tự giác làm bài kiểm tra.
- Hết giờ, GV tiến hành thu bài.
- HS chép đề vào giấy làm bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
-
- HS nộp bài.
I. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học ngày ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy
II.Hướng dẫn HS làm bài:
- Thể loại: tự sự.
- Hình thức : Viết thư
- Nội dung: Kể về buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách.
* Yêu cầu: Tưởng tượng mình đã trưởng thành có một vị trí công việc nào đó
III. Đáp án , biểu điểm :
a. Mở bài: (1đ )
- Lời xưng hô
- Giới thiệu hoàn cảnh, lý do về thăm trường cũ, cảm xúc.
b.Thân bài: (8đ )
- Miêu tả quang cảnh ngôi trường và những đổi thay.
+ Nhà tường, lớp học thế nào?
+ Cây cối vườn trường.
+ Tâm trạng khi nhìn cảnh vật
- Gặp gỡ những ai, hỏi những chuyện gì?
- Kết thúc buổi thăm như thế nào?
c. Kết bài: ( 1đ )
Suy nghĩ gì về ngôi trường, hứa hẹn với bạn bè, kết thúc thư.
IV. GV thu bài :
4. Củng cố: GV nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- HS về nhà xem lại đề bài và cách làm bài của mình.
- Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ (tt).
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T8.doc