TIẾT 40: CỤM DANH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nghĩa của cụm danh từ. Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ. Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ. Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng: Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng cụm danh từ.
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện mẫu, hợp tác nhóm.
C. Chuẩn bị:
- HS: Đọc trước bài.
- GV: Máy chiếu: Bảng phụ, phiếu học tập.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy- học.
181 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Nội dung
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động nhóm
HĐ1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Tìm hiểu đề, tìm ý cho các đề bài:
Nhóm 1. Tự giới thiệu về bản thân
Nhóm 2. Giới thiệu về người bạn mà em yêu quý nhất
Nhóm 3. Kể về gia đình mình
Nhóm 4. Kể về một ngày hoạt động của mình.
HĐ2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập
HĐ3. Báo cáo kết quả và thảo luận
HĐ4. GV đánh giá, chốt kiến thức:
? Để bài nói hấp dẫn, ta cần chú ý những yêu cầu gì?
GV nêu yêu cầu của bài nói
- Hs nói theo dàn ý trong nhóm.
-> Gv bao quát, chỉ đạo
- Gv tổ chức thành một cuộc giao lưu:
+ Thành viên các tổ lên giao lưu với cả lớp
- Gv lần lượt dẫn dắt và mời thành viên các nhóm lên nói trước lớp, xen kẽ với lời nhận xét, khích lệ. Giao lưu với lớp qua câu hỏi phỏng vấn (tình cảm, ước mơ, nguyện vọng về bản thân, gia đình, bè bạn, công việc được thể hiện trong bài nói của nhóm )
I. Chuẩn bị:
1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
Đề 1
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: giới thiệu về bản thân
b. Lập dàn ý
* Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu
* Thân bài:
- Tên, tuổi, địa chỉ
- Gia đình (Gồm những ai)
- Công việc hàng ngày
- Sở thích và nguyện vọng
* Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe
Đề 2
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: giới thiệu người bạn thân
b. Lập dàn ý
* Mở bài: Lời chào và lí do kể
Giới thiệu chung về người bạn mà mình quý mến
* Thân bài:
- Tên, tuổi của người bạn
- Điểm nổi bật về ngoại hình
- Hành động, việc làm đáng yêu đáng quý của bạn, từ đó toát lên tính cách.
- Sở thích, ước mơ
- Kỉ niệm của em với bạn
* Kết bài: Tình cảm của em và bạn
-> Cần kể nhằm làm rõ vì sao em quý mến bạn: lối ứng xử, cách học và kết quả học tập, hoàn cảnh và tinh thần vượt khó hay sự giúp đỡ chân thành của bạn đối với em và những người xung quanh.
II. Yêu cầu bài nói:
- Nội dung kể phải đầy đủ (người nghe mới hiểu được). Các ý phải được sắp xếp hợp lý (n (nổi bật chủ đề).
- Ngôn ngữ: lời kể rõ ràng trong sáng (tạo sự hấp dẫn với người nghe)
- Cách trình bày: nói to, rõ để mọi người đều nghe; tự tin, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
- Trước khi trình bày có lời chào, giới thiệu. Trình bày xong có lời cảm ơn.
III. Trình bày:
a. Trình bày trong nhóm:
b. Trình bày trước lớp:
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc bài tham khảo SGK Tr 78,79
- GV nhận xét chung ưu điểm, nhược điểm và hướng khắc phục.
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
- Chuẩn bị: Cây bút thần.
Ngày soạn: 7/10/2017
TIẾT 31: CÂY BÚT THẦN
(Đọc thêm)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm vững cốt truyện, hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện
2. Kĩ năng: Kể diễn cảm được truyện
3. Giáo dục tinh thần lao động kiên trì cần cù sáng tạo.
B. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề, đọc sáng tạo, vấn đáp gợi tìm, giảng bình.
C. Chuẩn bị:
HS: Chuẩn bị tranh minh hoạ.
GV: Máy chiếu: - Tranh: Mã Lương học vẽ; Mã Lương giúp dân làng; Mã Lương trừng trị vua
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy- học.
* Họat động 1: Khởi động
1. Tổ chức:
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể tên các truyện cổ tích, truyền thuyết đã học?
? Trong các truyện đã học, em thích nhất truyện nào? Vì sao?
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
3. Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc tiếp.
? Cách hiểu của em về giọng đọc, cách đọc văn bản này?
- Gọi 2 học sinh đọc và kể chuyện?
? Truyện có thể chia thành mấy phần? Sự việc chính của từng phần?
? Theo em, đâu là sự việc cao trào?
(ML vễ để trừng trị vua quan)
GV chiếu tranh:
? Hai bức tranh minh hoạ cho các sự việc nào? (SV 2,5)
? Em thử đặt tên cho chúng?
? Nhân vật chính trong chuyện? ML thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong cổ tích mà em biết? (Thạch Sanh, chàng lặn giỏi)
(Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ - kiểu nhân vật phổ biến trong cổ tích)
? Mã Lương được giới thiệu như thế nào? đặc điểm nào nổi bật nhất?
GV chiếu minh họa
? Từ hoàn cảnh và cách học vẽ, ML đã thể hiện phẩm chất gì?
? ML ước mong có một cây bút để vẽ thì nhân vật nào xuất hiện?
? Em có nhận xét gì về chi tiết này? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
? Vì sao thần không cho ML bút từ trước?(tài năng không phải là thứ ban phát, do công sức rèn luyện mà có)
? Từ khi có bút thần, ML vẽ được những tác phẩm ntn?
? Do đâu mà ML vẽ giỏi như vậy?
? Những ngyên nhân này có quan hệ với nhau ra sao? (GV bình)
? Đối với người nghèo, ML vẽ gì cho họ?
GV chiếu tranh minh họa
? Tại sao ML không vẽ thóc gạo mà lại vẽ cho họ cuốc, cày? Việc làm của ML có ý nghĩa gì?
GV: Đối với người nghèo ML yêu quí tạo điều kiện...Đối với kẻ tham lam...ML xử xự ra sao?
? Bị địa chủ bắt về ML có thái độ gì? tại sao ML có thái độ như vậy? (Nhận thức được tham lam là nguồn gốc của mọi tội ác.)
? Thái độ của ML cho ta biết thêm đức tính gì ở em?
GV: Sau khi giết chết tên địa chủ, ML đến một nơi xa...
? Về cung, vua yêu cầu ML vẽ gì? ML hành động ra sao?
? Vua tức giận giam ML vào ngục tối và cướp bút để vẽ. Điều gì đã xảy ra, ý nghĩa của sự việc đó?
? Trong truyện cổ tích, những kẻ tham lam bao gì cũng bị trừng trị. Tg dân gian đã để ML trừng trị tên vua độc ác ntn?
GV chiếu tranh
* Hoạt động nhóm
HĐ1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? So sánh với lần đầu gặp địa chủ, lần đầu gặp vua của ML có gì giống và khác nhau?
HĐ2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập
HĐ3. Báo cáo kết quả và thảo luận
HĐ4. GV đánh giá, chốt kiến thức:
? Em có nhận xét gì mức độ đấu tranh?
? Qua hai cuộc đấu tranh chống tên vua độc ác và tên địa chủ, em thấy ML bộc lộ những phẩm chất gì? (GV bình)
HS theo dõi phần kết.
? Truyện kết thúc ntn?
?Kết thúc đó có ý nghĩa gì?
? So sánh với cách kết thúc của truyện cổ tích VN? (kết thúc mở)
? Truyện có những đặc sắc gì về NT?
? Em đánh giá ntn về chi tiết cây bút thần?
? Truyện có ý nghĩa gì?
HS đọc ghi nhớ
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
- Đọc chậm, rõ ràng, đúng ngữ điệu, thể hiện được thái độ của nhân vật.
- Kể: Đảm bảo chi tiết chính
2. Tìm hiểu chú thích:
- 1, 3, 4, 7, 8
3. Bố cục: 5 phần
- P1: Từ đầu... “lấy làm lạ”: Mã Lương học vẽ và có được bút thần.
- P2: Tiếp... “vẽ cho thùng”: Mã Lương vẽ cho người nghèo.
- P3: Tiếp... “phóng như bay”: Mã Lương vẽ để trừng trị địa chủ.
- P4: Tiếp ... “lớp sóng hung dữ”: Mã Lương vẽ để trừng trị tên vua hung ác.
- P5: Còn lại: Những truyền tụng về ML và cây bút thần.
II. Hướng dân phân tích văn bản:
1. Mã Lương học vẽ và được bút thần:
+Mã Lương:
- Thông minh, học vẽ từ nhỏ.
- Mồ côi, nghèo khổ (đến nỗi không có tiền mua bút)
- Chăm chỉ học vẽ.
- Kết quả: vẽ giống như thật
- Ước mơ: có cây bút.
=>Yêu cuộc sống, có ý trí, nghị lực, có tài năng và sự say mê nghệ thuật.
- Thần cho bút.
-> Chi tiết kì ảo, hoang đường.
->Là sự đền bù, là phần thưởng xứng đáng cho ML. Cây bút là phượng tiện giúp ML phát triển tài năng.
- Vẽ chim- chim tung cánh bay
- Vẽ cá- cá trườn xuống nước bơi lội.
+ Nguyên nhân thực tế: Sự say mê, cần cù, chăm chỉ + thông minh, khiếu vẽ có sẵn.
+ Nguyên nhân thần kì: được cây bút thần.
->Quan hệ chặt chẽ với nhau
2. Mã Lương sử dụng bút thần:
a) Đối với người nghèo:
- Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng ->Dụng cụ cần thiết cho người lao động.
->Chỉ vẽ dụng cụ để làm ra của cải vật chất chứ không vẽ của cải ban phát cho họ.
=>Dùng bút thần để giúp đỡ phục vụ cho người lương thiện->tài năng thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân.
b) Đối với địa chủ vua quan:
+Địa chủ:
- Không vẽ gì
->Khẳng khái, không nghe lời dụ dỗ, không sợ doạ nạt.
- Vẽ lò sưởi, bánh khi bị nhốt, vẽ thang, cung tên...->Dùng bút để tự vệ.
=>Bình tĩnh, tự tin, dũng cảm, mưu trí cùng tài năng và sự kì diệu của cây bút thần đã cứu được mình, trừng trị kẻ tham lam.
+Tên vua độc ác:
Vua
Mã Lương
- Bắt vẽ rồng.
- Bắt vẽ phượng.
- Vẽ núi vàng
- Vẽ thoi vàng
- Vẽ biển, cá, thuyền, gió.
- Vẽ cóc ghẻ
- Vẽ gà trụi lông
->Vẽ ngược yêu cầu cuả vua.
- Tiếp tục vẽ biển động sóng lớn
->giết chết vua.
- So sánh:
+Giống: Mã Lương đều căm ghét bọn tham lam->tìm cách trừng trị
+Khác: ML trực tiếp trừng trị địa chủ, với vua dùng chính vật đã vẽ để chôn vùi tên vua.
->Đấu tranh từ thấp đến cao, từ không vẽ gì
->vẽ ngược ->vẽ để trừng trị.
=>Phẩm chất thông minh, dũng cảm, ghét cường quyền bạo lực, quyết tâm diệt trừ cái ác
3. Những truyền tụng về cây bút thần và Mã Lương:
- Mã Lương không làm vua, đi nhiều nơi dùng bút thần phục vụ người nghèo.
=>ML xuất thân từ nhân dân lao động, tài năng NT mãi mãi thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân. Nhân tài xuất hiện vì nhân dân chứ không vì mưu cầu danh lợi.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Có nhiều chi tiết lí thú, giàu ý nghĩa, những tình huống bất ngờ.
- Kết thúc chặt chẽ, dẫn dắt hợp lí.
2.Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất của ML.
- Quan niệm của nhân dân về mục đích, tài năng NT, công lí xã hội.
- Ước mơ về khả năng kì diệu của con người
*Ghi nhớ/ 85
*Hoạt động 3: Luyện tập:
Nêu ý nghĩa biểu tượng thông qua hình ảnh cây bút thần kì?
+ Trừng trị kẻ ác rất cần đến sự thông minh, mưu trí, dũng cảm và phương tiện (hình ảnh cây bút thần)
+ Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương
+ Cây bút thần có khả năng kì diệu
+ Chỉ trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra những vật như mong muốn- còn trong tay kẻ ác sẽ tạo điều ngược lại
+ Cây bút thần thực hiện công lý: Giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác Þ ước mơ về khả năng kì diệu của con người
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Kể diễn cảm truyện
- So sánh Mã Lương và em bé thông minh có gì giống và khác nhau về phẩm chất, tính cách?
? Em học được ở Mã Lương điều gì để rèn luyện tài năng?
Ngày soạn: 08/10/2017
TIẾT 32: DANH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Khái niệm danh từ: Nghĩa khái quát của danh từ. Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
2. Kỹ năng: Nhận biết danh từ trong văn bản. Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ: Giáo dục lòng ham thích tìm hiểu và tích luỹ vốn từ tiếng Việt.
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện mẫu
C. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, Máy chiếu
- Hs: Đọc trước bài.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy- học.
1. Tổ chức:
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, cho biết thế nào là danh từ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài
3. Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV chiếu ngữ liệu
Hs đọc Ngữ liệu 1
? Hãy tìm danh từ trong cụm danh từ in đậm?
? Tìm thêm các DT khác trong câu đó?
? Vậy, em thấy DT biểu thị những gì? Lấy VD và đặt câu?
? Quan sát cụm DT "ba con trâu ấy" cho biết: những từ nào đứng trước và sau DT "con trâu"?
? Từ VD, em thấy DT thường kết hợp với những từ nào?
? XĐ chức vụ ngữ pháp của DT trong NL 1 và rút ra nhận xét?
- Xét NL 2:
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong NL và nhận xét?
? Vậy, danh từ có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Hs đọc Ghi nhớ.
GV chiếu ngữ liệu
- Đọc NL 3
? Nghĩa các DT in đậm có gì khác DT đứng sau?
? Từ đó, em thấy DT có mấy loại chính?
? Thử thay DT chỉ đơn vị (in đậm) bằng DT khác và nhận xét?
? Như vậy, DT chỉ đơn vị chia thành mấy nhóm?
? Vì sao có thể nói "ba thúng gạo rất đầy” mà không thể nói "sáu tạ thóc rất nặng"?
? DT chỉ đơn vị quy ước chia thành mấy loại?
? Có mấy loại danh từ?
Đọc Ghi nhớ
? Cho Hs tìm và đặt câu với DT chỉ sự vật?
Gv gợi ý một số chủ đề.
* Hoạt động nhóm
HĐ1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Liệt kê các loại từ theo yêu cầu?
Nhóm 1,2: Chuyên đứng trước danh từ chỉ người:
Nhóm 3,4: Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật
HĐ2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập
HĐ3. Báo cáo kết quả và thảo luận
HĐ4. GV đánh giá, chốt kiến thức:
Hs đọc
? Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị theo yêu cầu?
I. Bài học: (17 phút)
1. Đặc điểm của danh từ:
a. Ngữ liệu 1 (86)
*Ba con trâu ấy
- Vua, làng, thúng, gạo, nếp.
-> Danh từ là những từ biểu thị người, sự vật, hiện tượng, khái niệm,...
* Đứng trước: "ba"
Đứng sau" ấy"
->Danh từ kết hợp với chỉ từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ: này, kia, ấy...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT.
* CN: vua/con trâu -> DT thường làm CN trong câu.
* Nhân dân/ là bể
Văn nghệ/ là thuyền
DT nhân dân, văn nghệ: làm CN
DT bể, thuyền: làm VN, đứng sau từ "là"
-> Chức vụ điển hình của danh từ là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường có từ là đứng trước.
b. Kết luận
* Ghi nhớ 1(86)
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
a. Ngữ liệu 3(86)
a. DT: con, viên, thúng, tạ-> chỉ đơn vị tính đếm người, vật.
- DT: trâu, quan, gạo, thóc -> chỉ sự vật
-> DT có 2 loại lớn: DT chỉ đơn vị, DT chỉ sự vật. DT chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. DT chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
*Thay: con = chú; viên = ông
-> Đơn vị tính đếm, đo lường không đổi.
- Thay: thúng = rá; tạ = cân
-> Đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi.
-> DT chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
+ DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
+ DT chỉ đơn vị quy ước.
*"thúng"-> đơn vị ước chừng (to, nhỏ, đầy, vơi )
- "tạ" -> đơn vị chính xác (không được miêu tả về lượng)
->DT chỉ đơn vị quy ước gồm:
+ DT chỉ đơn vị chính xác
+ DT chỉ đơn vị ước chừng
b. Kết luận
*Ghi nhớ 2 (87)
II. Luyện tập:
Bài tập 1
- DT chỉ sự vật:
+ Đồ vật trong nhà: bàn, ghế, giường, tủ
+ Các bộ phận của cơ thể người: mặt, mũi, chân, tay
+ Phương tiện giao thông: xe đạp, ô tô, máy bay
Bài tập 2
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ông, bà, chú, bác, cô, dì, ngài
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, bộ, tờ.
Bài tập 3
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, cân, yến, tạ, tấn
b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, vốc, đàn, bầy, hàng,
4. Củng cố:
- Đặc điểm của danh từ
- Vẽ sơ đồ phân loại danh từ (Gv kẻ sẵn khung vào bảng phụ, Hs điền vào sơ đồ)
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả đoạn: "Biết Lí Thông hại mình .... về gốc đa" (Thạch Sanh).
- Thống kê các DT chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
- Chuẩn bị bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
Ngày.......tháng 10 năm 2017
Kí duyệt của TCM
TUẦN 09
Ngày soạn: 15/10/ 2017
TIẾT 33. NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng ngôi kể, lời kể thích hợp
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện mẫu
C. Chuẩn bị:
HS: Đọc trước bài.
GV: TLTK
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy- học.
1. Tổ chức:
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đặc điểm của văn bản tự sự? Lời văn kể người, kể việc có đặc điểm gì?
3. Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Đọc đoạn văn 1 SGK trang 88
?Người kể gọi tên các nhân vật bằng gì?
?Khi sử dụng ngôi kể như thế tác giả đã gọi nhân vật như thế nào? ?Khi ấy, tác giả ở đâu?
?Đó là kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
- Theo em cách kể này có thường gặp trong những loại văn bản nào? (thường gặp trong truyền thuyết, TT, cổ tích, truyện cười)
?Trong đoạn văn này người kể tự xưng mình là gì? Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm những gì?
? Đó là ngôi kể nào?
?Trong 2 ngôi kể, ngôi nào có thể kể tự do, không bị hạn chế? Còn ngôi kể nào bị hạn chế?
? Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự? Có mấy ngôi kể trong văn tự sự?
?Hãy đổi ngôi kể ở đoạn 2 thành ngôi thứ 3, lúc đó em có đoạn văn ntn?(HS thay ngôi kể)
* Hoạt động nhóm
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Liệt kê các loại từ theo yêu cầu?
Nhóm 1,2: Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngôi thứ nhất?
Nhóm 3,4: Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngôi thứ ba?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4. GV đánh giá, chốt kiến thức:
- Giáo viên có thể lấy đoạn 2 đọc, thay đổi ngôi kể từ 1->3 để học sinh nhận xét.
+ Tự truyện - Nguyên Hồng
+ Dế mèn- Tô Hoài
- 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
?Đọc đoạn văn bằng cách thay đổi ngôi kể và nhận xét
?Đọc đoạn văn thay đổi ngôi kể từ 3->1 và nhận xét có gì khác giữa 2 đoạn văn?
?Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi nào? vì sao?
I. Bài học: Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện
1. Các ngôi kể:
a. Ngữ liệu
* Ngữ liệu 1.
- Người kể gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng
- Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt nhưng thật ra vẫn có mặt ở khắp nơi trong toàn truyện
+ Kể theo ngôi thứ 3-> đây là ngôi kể hay được sử dụng-> người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
* Ngữ liệu 2
- Người kể xưng tôi.
-> Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, trải qua
- Ngôi kể thứ nhất: người kể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình
->cách kể thường gặp trong văn tự sự
- Ngôi 3 kể tự do.
- Ngôi 1 kể bị hạn chế.
b. Kết luận
* Ghi nhớ 1
2. Vai trò của ngôi kể
a. Ngữ liệu: Đoạn văn 1,2
- Khi kể người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể 1 hoặc 3
+ Điểm mạnh:
Ngôi thứ 1: Tính chủ quan (Thân mật, cảm xúc cá nhân);
Ngôi thứ ba: Tính khách quan
+ Điểm yếu: (Ngược lại)
* Chú ý:
- Khi đã sử dụng ngôi kể 1 hoặc 3, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện
- Khi sử dụng ngôi kể thứ 1-> xảy ra 2 khả năng
+ Nhân vật tôi chính là tác giả (tác phẩm hồi kí, tự truyện)
+ Nhân vật tôi do tác giả sáng tạo ra (Dế Mèn)
- Không nên đổi ngôi thứ 3 thành ngôi kể thứ 1-> nêu đổi phải cấu tạo lại đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu
b. Kết luận
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1: Đọc đoạn văn bằng cách thay đổi ngôi kể và nhận xét
- Thay “tôi” thành “Dế Mèn”, “Mèn”, ta có mộtđoạn văn kể theo ngôi thứ 3, có sắc thái khách quan
- Đoạn cũ có nhiều tính chủ quan như đang xảy ra, hiện ra trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc
Bài 2
Thay tất cả các từ “Thanh” bằng từ “tôi”
-> tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn
Bài 3:
- Truyện Cây bút thần kể theo ngôi kể thứ 3, vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể
4. Củng cố- Dặn dò
- C¸c ng«i kÓ thêng gÆp? ¦u ®iÓm cña tõng ng«i kÓ?
- §äc ®o¹n v¨n cña Ph¹m Hæ
- Häc bµi, hoµn thµnh bµi tËp
- Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất: KÓ “B¸nh chng b¸nh giÇy” b»ng ng«i 1
- Chuẩn bị: Soạn: Ông lão đánh cá và con cá vàng
_______________________________________________
Ngày soạn: 16/10/2017
TIẾT 34:
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Đọc thêm)
(Truyện cổ tích của A.Pu-skin)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2. Kĩ năng:
Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. Phân tích các sự kiện trong truyện. Kể lại được câu chuyện.
3. Thái độ: Có ý thức sống hướng thiện.
B. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ngôn ngữ, giảng bình, thảo luận
C. Chuẩn bị:
HS: Đọc truyện, soạn bài
GV: Máy chiếu
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy- học.
* Họat động 1: Khởi động
1. Tổ chức:
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ý nghĩa truyện “Em bé thông minh”?
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
3. Bài mới: GTB
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
? Trong truyện có những nhân vật nào? Theo em với từng nhân vật đọc ntn?
? Kể các sự việc chính theo trình tự thời gian?
Đọc chú thích
?Nêu vài nét về tác giả?
? Truyện cổ tích thường là của tác giả dân gian. Vậy tại sao truyện lại được xem là cổ tích?
? Xác định phương thức biểu đạt?
? Giải thích các từ: Nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, trận lôi đình, bắt quàng làm họ.
? Xác định phần mở, thân, kết của truyện?
- Theo dõi phần đầu truyện.
Hãy kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính?
? Phần đầu, tác giả giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông lão như thế nào?
? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu của nhân vật? Em hiểu gì về họ?
? Tình huống nào làm câu chuyện phát triển?
? Em thấy cá vàng có gì đặc biệt? nhận xét gì về chi tiết trên?
* Hoạt động nhóm
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
?Ông lão đem câu chuyện kể cho vợ nghe, mụ vợ đòi những gì? Mỗi lần đòi hỏi thái độ của mụ vợ với chồng ntn? Hành động của ông lão ra sao? Biển cả có thái độ gì? Thái độ của cá vàng ntn?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập vào phiếu học tập:
Nhóm 1: Lần 1
Nhóm 2 Lần 2
Nhóm 3. Lần 3
Nhóm 4.Lần 4
Nhóm 5.Lân 5
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4. GV đánh giá, chốt kiến thức trên bảng phụ:
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản:
1. Đọc- kể:
- Đọc phân vai: Ông lão, mụ vợ, cá vàng,
dẫn truyện.
- Kể tóm tắt sự việc chính.
2. Chú thích:
- Truyện của Pu-skin (1799-1837) - đại thi hào Nga, kể lại bằng 205 câu thơ-> tác phẩm cổ tích văn học, thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả
- Văn bản: Thể loại Truyện cổ tích.
(Pu-skin kể lại bằng 205 trên cơ sở của truyện dân gian Nga, Đức)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
* Từ khó: Chú thích: 2, 5, 6, 7, 11, 12, 13
3. Bố cục:
- Mở truyện: Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
- Thân truyện:
+Ông lão bắt được cá, thả cá.
+ Cá nhiều lần đền ơn cho vợ chồng ông lão.
- Kết thúc: Vợ chồng ông lão trở lại cuộc sồng khổ như xưa.
II. Hướng dẫn phân tích:
1. Giới thiệu truyện:
- Hai vợ chồng sống với nhau trong túp lều nát bên bờ biển, chồng thả lưới, vợ kéo sợi.
->Giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng.
=>Nghèo khổ, chăm chỉ, làm ăn lương thiện
2. Diễn biến truyện:
- Tình huống: Ông lão bắt được cá vàng, cá vàng van xin, ông lão thả cá.
- Cá vàng biết nói ->chi tiết kì ảo, hoang đường, dự báo điều bất ngờ lí thú.
-
Lần
Mụ vợ
Ông lão
Cá vàng
Biển xanh
1
Mắng: Đồ ngốc
Đòi một cái mắng lợn mới
Đi ra biển
Tôi sẽ giúp ông
Gợn sóng êm ả
2
Mắng: Đồ ngu
Đòi một ngôi nhà rộng
Lại đi ra biển
Tôi sẽ kêu trời giúp ông
Biển xanh đã nổi sóng
3
Mắng như tát nước vào mặt
Đòi làm nhất phẩm phu nhân
Lại lóc cóc ra biển
Trời sẽ phù hộ cho ông
Nổi sóng dữ dội
4
Bắt lão quét chuồng ngựa, tát vào mặt lão
Đòi làm nữ hoàng
Lại lủi thủi ra biển
Trời sẽ phù hộ cho lão
Nổi sóng mù mịt
5
Đánh và đuổi lão đi
Muốn làm Long vương ngự trên mặt biển
Không dám trái lời lại đi ra biển
Không nói gì quẫy đuôi lặn sâu
Một cơn giông kinh khủng kéo đến
Nhận xét
NT: tăng tiến
Mụ vợ vừa tham lam, vừa độc ác, vừa bội bạc
->Bị trừng trị thích đáng
- Thành ngữ: Được voi đòi tiên
NT: Lặp lại
- Là một người tốt bụng, hiền lành nhưng quá nhu nhược-> tiếp tay cho cái xấu
TN: Hiền quá hóa ngu
- Lòng biết ơn với người nhân hậu
- Ước mơ công lí về sự trừng trị kẻ tham lam, bội bạc
- Tượng trưng cho thái độ bất bình của nhân dân về lòng tham và sự bội bạc
?Kết thúc câu chuyện như thế nào?
? Truyện kết thúc bằng hình ảnh mụ vợ ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ xưa. Theo em đó có phải là một kết thúc có hậu không?
TL: Đó là kết thúc có hậu, vì công lí xã hội được thực hiện: Kẻ tham lam, bội bạc không thể được hưởng giàu sang, phú quý.
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
3. Kết thúc truyện
- Tất cả lại trở về như xưa: Túp lều rách nát, cài máng sứt mẻ-> Kết thức vòng tròn
- Đây là sự trừng trị thích đánh đối với mụ vợ tham lam bội bạc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Sự lặp lại tăng tiến về các chi tiết trong cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo
2. Nội dung: Lên án thói tham lam, bội bạc, ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn
Hoạt động 3. Luyện tập
GV chiếu tranh minh họa
Kể lại câu chuyện theo tranh minh họa.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức 2 tiết học; Đọc phần đọc thêm.
- Học bài; Kể diễn cảm truyện; Phân tích bài
- Chuẩn bị: Thứ tự kể trong văn tự sự
Ngày soạn: 17/10/ 2017
TIẾT 35: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hai cách kể - hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ ngược”. Điều kiện cần có khi kể “ngược”
2. Kĩ năng: Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3.Thái độ: Có ý thức lựa chọn thứ tự kể trong khi viết bài.
II. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện mẫu, thảo luận...
III. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án; TLTK
- Hs: Đọc trước bài.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy- học.
1. Tổ chức:
Thứ
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là ngôi kể? Có thể kể theo những ngôi kể nào? Ưu điểm của mỗi ngôi kể?
3. Bài mới: GTB
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12400984.doc