Tiết 43
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ chính xác và hệ thống hoá kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà.
- Tổng hợp kiến thức về từ vựng.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Tập hợp các kiến thức về từ vựng đã học.
299 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ "hoa" là nghĩa chuyển lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
V) Từ đồng âm.
- Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Lồng: lồng chăn, lồng chim, ngựa lồng.
- Từ đồng âm: xét về nghĩa không có mối liên hệ ngữ nghĩa nào.
Từ nhiều nghĩa: giữa chúng có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định.
4) Củng cố:
- Từ đơn và từ phức?
- Thành ngữ?
- Nghĩa của từ?
- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Từ đồng âm?
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Tiết tiếp theo: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng:.//2018
Tiết 43
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ chính xác và hệ thống hoá kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà.
- Tổng hợp kiến thức về từ vựng.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Tập hợp các kiến thức về từ vựng đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
H. Khái niệm thành ngữ? Phân biệt thành ngữ với tục ngữ.
HDTL:
- Thành ngữ là cụm từ cố định, khó có thể thêm bớt, thay đổi. Thành ngữ có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
VD: Chuột sa chĩnh gạo.
Chó cắn áo rách.
- Những câu nói dân gian nhằm truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau.
VD: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
3) Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động.
Tổng kết tiết học trước....
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Từ đồng nghĩa:
H. Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD?
HS. Chọn d.
H. Tại sao không chọn a, b, c?
HS. Nêu ý kiến
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
H. Tại sao dùng từ “Xuân” mà không dùng từ “ tuổi” ?
HS. Thảo luận nhóm nêu ý kiến.
H. Theo em, dựa trên cơ sở nào dùng từ “xuân” có thể thay thế từ tuổi?
HS. Nêu ý kiến.
Hoạt động 3: Từ trái nghĩa:
H. Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD?
GV. Đưa bảng phụ
GV. Gọi HS lên đánh dấu những cặp từ trái nghĩa.
Hoạt động 4: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
H. Em hiểu cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì? Cho VD?
HS. Nêu ý kiến.
GV. Hướng dẫn HS làm bài tập
Yêu cầu của bài tập trên bảng phụ.
Gọi HS giải thích nghĩa của từng trường hợp.
H. Từ đơn? Từ phức? Từ ghép đẳng lập? Từ ghép chính phụ? Từ láy hoàn toàn? Từ láy bộ phân? Từ láy âm? Từ láy vần?
HS. Vận dụng kiến thức cũ điền vào sơ đồ trên bảng phụ.
Hoạt động 5: Trường từ vựng:
H. Thế nào là trường từ vựng? Cho VD?
HS. Nêu ý kiến.
H. tìm những từ cùng trường từ vựng? Tác dụng?
VI) Từ đồng nghĩa:
1) Khái niệm từ đồng nghĩa:
2) Chọn cách hiểu đúng.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một số từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: máy bay - tàu bay - phi cơ.
- Chết – hy sinh – từ trần – bỏ mạng.
- Không thể chọn cách a vì không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
- Không thể chọn cách b vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn 3 từ.
- Không thể chọn c vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
- Dùng từ xuân để thể hiện tinh thần lạc quan. Ngoài ra còn tránh để lặp từ tuổi tác.
- Xuân là chỉ một mùa trong năm. đó là khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể. Hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
VII) Từ trái nghĩa:
1) Khái niệm:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên cơ sở chung nào đó.
2) Tìm những cặp từ trái nghĩa:
xấu, đẹp. xa, gần, rộng, hẹp.......
Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
VD: Chim: tu hú, sáo
cá: cá chim, cá rô.
Thú: voi, hươu
VIII) Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1) Khái niệm: Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
VD: Chim: tu hú, sáo
cá: cá chim, cá rô.
Thú: voi, hươu
2) Làm bài tập:
VD: Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
IX) Trường từ vựng:
1) Khái niệm:
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa
VD: Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người
- Hoạt động trí tuệ: nghĩ suy, phỏng đoán, phân tích, tổng hợp
- Hoạt động của tay: túm, nắm, cắt chặt
- Hai từ cùng trường từ vựng: tắm, bể
Góp phần tăng giá trị biểu cảm làm câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
4) Củng cố:
- Từ đồng âm?
- Từ đồng nghĩa?
- Từ trái nghĩa?
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- Trường từ vựng?
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Ôn tập các kiến thức đã học.
- Soạn bài: Đồng chí.
- Sưa tầm hình ảnh đầu súng trăng treo.
- Ảnh nhà văn Chính Hữu.
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng:.//2018
Tiết 44
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, các kĩ năng dùng từ, diễn đạt trình bày.
- Giáo dục học sinh biết nhận xét đánh giá kết quả một bài văn cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Chấm bài, trả bài cho học sinh.
2) Học sinh:
- Xem bài của mình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)
3) Bài mới:
*) Kiểm tra kiến thức:
GV. Gọi học sinh đọc lại đề?
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
H. Xác định thể loại đề bài trên?
HS.Thể loại: Tự sự kết hợp với viết thư.
H. Đề bài yêu cầu kể về chuyện gì? Giới hạn chuyện đó?
HS. Kể về một lần về thăm trường sau 20 năm.
H. Về hình thức bài làm phải đảm bảo yêu cầu gì?
HS. Câu chuyện viết dưới hình thức một bức thư có đan xen miêu tả.
H. Theo em đối tượng về thăm trường cũ sau hai mươi năm phải là người như thế nào?
HS. Là người trưởng thành: có nghề nghiệp ổn định.
H. Em hãy nhắc lại dàn ý của đề?
HS. Trình bày theo tiết 34 – 35.
*) Nhận xét:
*) Ưu điểm:
+ Các em đã nắm được kiểu bài tự sự có kết hợp viết thư.
+ Nhiều bài các em trình bày hết sức sinh động khi sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả và một số từ ngữ biểu cảm để bộc lộ cảm xúc khi về thăm trường.
+ Nhiều em xây dựng tình huống chuyện tốt.
+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
- Nhược điểm:
+ Thiếu sự kết hợp với yếu tố miêu tả làm bài văn trở nên khô khan.
+ Chữ viết cẩu thả còn nhiều.
+ Lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhiều.
*) Chữa lỗi sai.
H. Gọi học sinh chữa lỗi sai về chính tả, diễn đạt trong bài làm của mình được GV đánh dấu sẵn.
Đọc bài:
Gọi 2 học sinh làm bài tốt đọc rồi nhận xét tốt ở chỗ nào trên cơ sở GV vừa nhận xét.
Gọi 2 học sinh đọc bài làm chưa tốt - chỉ rõ những điểm yếu của bạn.
.
4) Củng cố:
- Chú ý diễn đạt một số câu văn còn lỗi.
- Một số lỗi chính tả thường gặp.
- Cách trình bày cẩu thả.
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Viết lại bài văn vào vở bài tập.
- Một số lỗi cần rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị: Soạn văn bản Đồng chí.
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng:.//2018
Tiết 45
Văn bản
ĐỒNG CHÍ
I. MỤC TIÊU:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tìnhđồng chí và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Rèn luyện năng lựccảm thụ và phân tích chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong mọt tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sắc bay bổng.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà.
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
H. Đọc thuộc lòng “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
HDTL:
- Đọc đúng giọng điệu, nhịp điệu.
3) Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động.
Tình đồng chí là tình cảm thiêng liêng của những người lính trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Một trong những bài thơ diễn tả thành công nhất về tình cảm sâu sắc này không thể không kể đến bài thơ đồng chí của Chính Hữu..
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung.
GV. Hướng dẫn đọc.
Đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp hình ảnhCâu thơ đồng chí cần đọc với giọng sâu lắng, ngẫm nghĩ, câu thơ cuối đọc với giọng ngân nga.
GV. Đọc mẫu, gọi HS đọc và nhận xét.
H. Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, dựa vào chú thích hãy cho biết đôi nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác của ông?
HS. Nêu ý kiến.
H. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS. Dựa vào phànn chuẩn bị ở nhà và sgk trả lời.
GV. Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Thu đông năm 1947. Những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn rất thiếu thốn. Nhờ tinh thần yêu nước, tình đ/chí đã giúp họ vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Tg’ đã viết bài thơ này tại nơi ông nằm điều trị
- Bài thơ là sự thể hiện sâu sắc những tình cảm của tg’ với những đồng đội của mình.
H. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
HS. Nêu ý kiến.
H. Theo em bài thơ này có thể chia bố cục như thế nào?
HS. Thảo luận nhóm nêu ý kiến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
Thao tác 1: Những cơ sở của tình đồng chí.
GV. Yêu cầu HS đọc
H. Những người lính xuất thân từ những hoàn cảnh nào?
HS. Những người lính xuất thân từ những vùng quê nghèo đói.
H. Em hiểu gì về những vùng quê như thế của người lính?
HS. đất đai cằn cỗi, khó làm ăn.
GV. Tình đồng chí bắt nguồn từ sâu xa, đều là những nông dân nghèo khổ.
H. Em hiểu vì sao người lính từ những người xa lạ lại có sự đồng cảm, lại quen nhau?
HS. Họ có chung nhiệm vụ, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu.
GV. Từ những người xa lạ họ cùng chung mục đích, chung lý tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ đã trỏ thành đồng chí, đồng đội với nhau.
H. Từ đồng chí được tách riêng thành một dòng thơ có dụng ý gì?
HS. Như sự chất chứa dồn nén tình cảm, cảm xúc. Tình Đ/c đã được thử thách => Nó rất thiêng liêng, cao cả.
GV. Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ, nó được lấy làm nhan đề và chủ đề của bài thơ. Nó như cái bản lề nối 2 đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản. Những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí.
Thao tác 2: Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.
H. Tác giả đưa ra những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí như thế nào?
HS. Nêu ý kiến.
H. Ba câu thơ tiếp theo gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí?
HS. Thấu hiểu tâm tư nỗi lòng của nhau.
H. Em hiểu thế nào là từ “mặc kệ”? có phải người lính vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia điình không?
HS. Nêu ý kiến.
GV. Bình:
Mặc kệ nghĩa là bỏ tất cả,không quan tâm. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì phần nào có cơ sở. Nhưng nếu ngẫm nghĩ sâu thêm thì không phải vậy. Chàng trai vốn gắn bó với mảnh ruộng nhà mình, với mảnh đất quê hương.. nay dứt áo ra đi đánh giặc, Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Và đây cũng là cách nói vui tếu táo, hóm hỉnh, tình cảm cách mạng lạc quan của lính trẻ.
H. Những người lính phải trải qua những khó khăn cụ thể nào?
HS. Đồng chí nghĩa là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
“Anh với tôi
Chân không giày..”
H. Em có nhận xét gì về câu thơ thứ 17?
HS. Nói lên tình cảm sâu nặng của người lính.
H. Sức mạnh nào để họ chiến đấu và chiến thắng kẻ thù?
HS. Đó chính là sức mạnh của tình đồng đội.
GV. Kết luận.
Thao tác 3: Hình ảnh người lính trong phiên gác.
GV. Yêu cầu HS đọc 3 câu cuối.
H. Ba câu cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí.Hãy thảo luận và và bình luận về bức tranh đó?
HS. Thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày.
GV. Nhận xét bổ sung, Kết luận.
I) Đọc và tìm hiểu chung.
1) Đọc:
2) Tìm hiểu chung:
a) Tác giả: Chính Hữu (Trần Đình Đắc)
- Sinh năm: 1926
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh
- Từ người lính trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội.
- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính.
- Tác phẩm chính: Tập "Đầutreo"
- Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000
b) Tác phẩm:
- Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc
- Viết bài thơ vào đầu năm 1948 (tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh)
*) Thể loại: thơ tự do (các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo dũng mạch cảm xúc)
3) Bố cục: 3 phần
*) 6 câu đầu: những cơ sở của tình đồng chí
*) 11 câu tiếp: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
*) Còn lại: Hình ảnh người lính trong bài thơ.
II) Tìm hiểu văn bản.
1) Những cơ sở của tình đồng chí.
Nước mặn đồng chua
Đất cày lên sỏi đá
- Cùng chung hoàn cảnh xuất thân.
- Cùng chung kẻ thù.
- Chung khó khăn gian khổ, hình thành tình đồng chí.
- Như sự chất chứa dồn nén tình cảm, cảm xúc. Tình Đ/c đã được thử thách => Nó rất thiêng liêng, cao cả.
2) Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.
- Đồng chí trước hết là cảm thông cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau: Nỗi nhớ nhà, tình cảm lúc lên đường tòng quân:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
..ra lính
- Đồng chí nghĩa là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
“Anh với tôi
Chân không giày..”
- Câu thơ: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, vừa nói lên tình cảm sâu nặng của người lính vừa nói lên sức mạnh của tình cảm ấy.
- Đoạn thơ khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi chắt lọc mà tiêu biểu cảm động.
3) Hình ảnh người lính trong phiên gác.
- Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ, Vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ.
- Ba câu thơ thể hiện sức mạnh của tình đồng chí, Chính sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vướt lên tất cả khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đềm trăng mùa đông vô cùng giá lạnh nơi chiến trường.
- Hình ảnh họ vừa hiện thực vừa lãng mạn, hiện lên trong tư thế chủ động chiến đấu
4) Củng cố:
- Tác giả, tác phẩm?
- Những cơ sở của tỡnh đồng chí?
- Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí?
- Hình ảnh người lính trong phiên gác?
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Học bài nắm vững các nội dung đã củng cố.
- Chuẩn bị: soạn văn bản Bài thơ tiểu đội xe không kính.
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Nhận xét:
KÝ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN TUẦN 9
Ngày 13 tháng 10 năm 2018
Phạm Thị Thanh Tuyền
Ngày soạn:16/10/2018
Ngày giảng : ././2018
Tiết 46
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà.
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
H. Đọc diễn cảm bài thơ “đồng chí” và phân tích những biểu hiện của tình đồng chí ?
HDTL:
- Đọc đúng giọng điệu, nhịp điệu.
- Đồng chí trước hết là cảm thông cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau: Nỗi nhớ nhà, tình cảm lúc lên đường tòng quân:
- Đồng chí nghĩa là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
- Tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi chắt lọc mà tiêu biểu cảm động.
3) Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động.
Trong mỗi người chắc không ai không thuộc bài hát "Trường Sơn đông Trường Sơn tây" phổ thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Giờ học này chúng ta sẽ tỡm hiểu thờm về người lính trường sơn năm xưa qua một bài thơ nữa của ông: đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kớnh"
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung.
GV. Hướng dẫn đọc.
Giọng điệu vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng dứt khoát. Chú ý một số câu thơ tâm tình.
GV. Yêu cầu HS đọc phần chú thích (*).
H. Cho biết một số nét tiêu biểu và sự nghiệp sáng tác của tác giả?
HS. Nêu ý kiến.
H. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS. Nêu ý kiến.
Hoạt động 3 : Phân tích văn bản:
Thao tác 1: Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính.
H. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
HS. Nêu nhận xét.
GV. Mới lạ đến nỗi, sợ người đọc chưa quen khó hình dung những chiếc xe không kính lại khơi nguồn cảm hứng cho tác giả, nên tác giả phải thêm vào “Bài thơ về”.
GV. So sánh những chiếc xe đi vào văn học: Xe tam mã (Puskin), Xe ta đi trong đêm trường Sơn (Trần Chung)
H. Nhà thơ cũng là chiến sĩ lái xe đã kể về những chiếc xe ntn ? Đọc những câu thơ em hiểu gì về những chiếc xe?
HS. Nêu ý kiến.
H. Nguyên nhân nào khiến chiếc xe trở thành không kính?
HS. Tác giả giải thích nguyên nhân rất thực: Bom giật, bom rung...
H. Câu thơ giúp em cảm nhận điều gì về hiện thực Trường Sơn?
HS. Người đọc có ấn tượng ban đầu về những chiếc xe không kính khiến người đọc có thể cảm nhận được hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
GV. Những chiếc xe méo mó, trần trụi như một chứng tích về hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những chiến sĩ lái xe.
Thao tác 1: Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
H. Cảm giác của người lái những chiếc xe không kính được diễn tả ntn? Nhận xét gì về trật tự của câu thơ.
HS. Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Đảo trật tự, cú pháp để diễn tả tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh.
H. Trong buồng lái, những người lính cảm nhận được những gì về cảnh vật của Trường Sơn? Nghệ thuật nổi bật ? Tác dụng ?
HS. Nêu ý kiến.
GV. Những câu thơ tả thực, chính xác, diễn tả cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe khiến người đọc cảm thấy như chính mình đang ở trên những chiếc xe không kính.
H. Qua đó em thấy tâm hồn, tình cảm của những anh lĩnh lái xe Trường Sơn ntn?
HS. Nêu ý kiến.
H. Những người lính lái xe còn phải đối mặt với những gian khổ nào nữa?
HS. Nêu ý kiến.
H. Câu thơ đã giúp em hiểu gì về thái độ của các anh trước những khó khăn?
HS. Gian khổ, nguy hiểm không ảnh hưởng đến các anh. Trái lại đây là dịp để họ thể hiện ý chí của mình.
H. Mặc dù gian khổ là vậy nhưng nghị lực của những con người trẻ tuổi ntn?
HS. Nêu ý kiến.
GV: Nụ cười sảng khoái hiện lên trên khuôn mặt đầy gian khổ, khói bụi.
GV. Gọi HS đọc khổ 5
H. Khổ thơ có chi tiết nào thú vị?
HS. Chi tiết bắt tay qua cửa kính vỡ.
H. Cái bắt tay có ý nghĩa gì ?
HS. Họ bắt tay nhau truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, đồng đội.
H. Tình đồng chí, đồng đội của các ảnh hưởng được nhân lên ntn?
HS. Bữa cơm hội ngộ bên đường gợi lên thực tế cuộc sống của các anh lính Trường Sơn. Tất cả chỉ là tạm thời nhưng vẫn vui trong tình đồng chí.
GV: Sau những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, họ lại tiếp tục lên đường. Họ vẫn đi vào chiến trường miền Nam với niềm lạc quan phơi phới.
H. Sức mạnh nào đã giúp họ có được niềm tin đó?
H. Khổ thơ cuối có sự đối lập, em hãy chỉ ra?
HS. Đối lập giữa vật chất và tinh thần, vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe.
GV. Mặc dù nguy hiểm và gian khổ như vậy nhưng những chiếc xe vẫn chạy vì miền nam ruột thịt.
H. Hình ảnh "trái tim" kết thúc bài thơ mang ý nghĩa gì?
HS. Thảo luận, nêu ý kiến.
H. Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ?
HS. Nêu ý kiến.
H. Mượn hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ đã khắc hoạ và ca ngợi điều gì?
HS. Nêu ý kiến.
I) Đọc và tìm hiểu chung.
1) Đọc:
2) Tìm hiểu chung:
a) Tác giả:
- Ông sinh năm 1941, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ.
- Là 1 trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
b) Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở thời kỳ gay go và ác liệt nhất.
Bài thơ được in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa". Đây là bài thơ đặc sắc trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 69,70.
c) Bố cục:
- Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần.
- 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
II) Phân tích văn bản:
1) Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Nhan đề bài thơ rất độc đáo và mới lạ.
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
- Một hình ảnh tả thực những chiếc xe không kính hiện lên méo mó và trần trụi.
- Tác giả giải thích nguyên nhân rất thực: Bom giật, bom rung...
- Phản ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
- Những chiếc xe như một chứng tích của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
2) Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
è Nghệ thuật đảo trật tự, cú pháp để diễn tả tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh.
- Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Đảo trật tự, cú pháp để diễn tả tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh.
Từ "nhìn"
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường...
Thấy sao trời...
Điệp ngữ "nhìn thấy" nhấn mạnh cảm giác mà người lính phải đón nhận trước những gian khổ.
- Vẻ đẹp hào hùng đậm chất lính nhưng cũng không kém phần lãng mạn, bay bổng.
“Không có kính ừ thì có bụi
Không có kính ừ thì ướt áo”
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ.
- Điệp cấu trúc, điệp ngữ. Dường như gian khổ, nguy hiểm không ảnh hưởng đến các anh. Trái lại đây là dịp để họ thể hiện ý chí của mình.
- Những anh lính lái xe trẻ tuổi sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, yêu đời:
“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
“Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ”
- Những lời chào hỏi động viên nhau trong cảnh ngộ độc đáo "từ trong bom rơi". Họ bắt tay nhau truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, đồng đội.
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”
Bữa cơm hội ngộ bên đường gợi lên thực tế cuộc sống của các anh lính Trường Sơn.
- Tình yêu nước, khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Đối lập giữa vật chất và tinh thần, vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe.
- Chỉ cần trong xe có một trái tim – nó loại bỏ tất cả mọi gian nguy trên đường chiến đấu, chỉ cần trong xe có một trái tim anh hùng, ý chí chiến đấu giải phóng MN, thống nhất đất nước sẽ làm nên chiến thắng.
- Bài thơ mang giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng.
Thể thơ tự do.
- Khắc hoạ vẻ đẹp của những chiến sĩ giải phóng quân, Họ chính là hình ảnh của cả một thế hệ Trường Sơn hào hùng.
*) Ghi nhớ: (SGK)
4) Củng cố:
- Nhan đề bài thơ và hình ảnh chiếc xe?
- Hình ảnh những người lính lái xe?
- Nghệ thuật của bài thơ?
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Học bài theo nội dung củng cố.
- Chuẩn bị: Kiểm tra về truyện trung đại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:16/10/2018
Ngày giảng : ././2018
Tiết 47
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại VN: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu về truyện trung đại.
- Hướng dẫn hs nội dung ôn tập.
- Ra đề và xây dựng đáp án.
- Photocopy đề bài cho HS.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Ôn tập nội dung văn học trung đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
3) Bài mới:
A. MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Truyện Kiều
Câu 1
Câu 7
Câu 9
5,5 điểm
Câu 2
0,5 điểm
Câu 3
0,5 điểm
2. Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 8
02 điểm
3.Truyện Lục Vân Tiên
Câu 4
0,5 điểm
Câu 5
0,5 điểm
4. Hoàng Lê nhất thống...
Câu 6
0,5 điểm
B. ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào ý đúng sau mỗi câu hỏi:
Câu 1: Tác phẩm nào trong những tác phẩm sau đây đã đưa tiếng Việt đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật ?
A. Truyền kì mạn lục. B. Truyện Kiều
C. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Truyện Lục Vân Tiên.
Câu 2: Câu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12520566.doc