1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- HS mở SGK (tr 102) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV lưu ý HS đọc diễn cảm toàn bài thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
Nghỉ hơi đúng (tự nhiên) trong câu "Những đám mây trắng nhỏ.ô tô/tạo nên cảm giác huyền ảo. huyền ảo".
- HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK.
+ Du khách đi trên đường đến Sa Pa có cảm giác gì?(Bồng bềnh huyền ảo, thác trắng xoá, rừng cây âm âm, .)
+ Cảnh phố huyện như thế nào? (Nắng vàng hoe, quần áo sặc sỡ, .)
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa? (Ngày liên tục thay đổi màu, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, )
+ Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát rất tinh tế ấy?
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là "Món quà kì diệu của thiên nhiên"?
(Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.)
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn hè lớp 5 - Năm 2016 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời niên thiếu của tác giả?
+ Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh đó có gì hay?
- GV yêu cầu HS làm bài (cá nhân) vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa bài. HS nêu lại những từ ngữ và hình ảnh được sử dụng trong bài nó về ước mơ.
Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh đó hay là vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, nó mang theo bao ước mơ đẹp, làm cháy lên khát vọng tuổi ngọc ngà, làm cho tuổi thơ của tác giả có nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ.
- HS chữa bài vào vở, đọc lại bài cảm thụ.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ ba ngày 28 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập về phân số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố cách so sánh các phân số.
- Biết thực hành quy đồng mẫu số, tử số hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu tiêu, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: ; = ?
a) .... b) .... c) ....
d) e) g)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: HS nêu lại cách so sánh phân số? Có mấy cách so sánh các phân số?
Bài 2: Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé:
a) ;
b)
c)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm.
Bài 3: So sánh các phân số sau bằng hai cách:
a) b)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, HS nêu lại cách làm.
Bài 4: Tìm các phân số tối giản trong các phân số sau: ; ; ; .
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 3 (tr 40 tiếp)
I. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố cho học sinh về so sánh diện tích; phép cộng, trừ phân số
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 5 đến 8 sách ôn hè (tr 41- 42)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn tập hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 5: HS đọc đầu bài.
- Bài yêu cầu gì?
- Cho HS nêu lại cách hiểu về phân số tối giản.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
HS nêu lại cách tìm phân số tối giản: Quy đồng 2 phân số đã cho, ta có:
= ; = . Ta có: < < < . Vậy Đ/S: và
Bài 6: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài: Yêu cầu HS làm bài ra nháp và khoanh đáp án đúng vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa: khoanh vào ý B. Hình thoi.
* Củng cố cách tính diện tích hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành: Cho HS nêu lại:
*Diện tích hình vuông = cạnh nhân cạnh
*Diện tích hình chữ nhật = dài nhân rộng (cùng đơn vị đo)
*Diện tích hình thoi = tích 2 đường chéo chia cho 2. (cùng đơn vị đo)
*Diện tích hình bình hành = đáy nhân chiều cao.(cùng đơn vị đo)
Bài 7: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở từng phép tính.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm: tìm MSC, quy đồng mẫu số các phân số, thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Bài 8: HS đọc bài.
- HS đọc thầm các phép tính, nhận xét và làm bài.
- GV nhận xét chốt kq đúng:
a, x < mà x là số tự nhiên nên x = 1
b, < x < , x là số tự nhiên nên x = 2
- HS nêu cách làm bài: Thực hiện tính giá trị biểu thức sau đó tìm giá trị của x.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Tiếng Việt
ôn bài tập đọc: đường đi sa pa
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài.
- Nắm lại được nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr102).
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- HS mở SGK (tr 102) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV lưu ý HS đọc diễn cảm toàn bài thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
Nghỉ hơi đúng (tự nhiên) trong câu "Những đám mây trắng nhỏ.....ô tô/tạo nên cảm giác huyền ảo..... huyền ảo".
- HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK.
+ Du khách đi trên đường đến Sa Pa có cảm giác gì?(Bồng bềnh huyền ảo, thác trắng xoá, rừng cây âm âm,.)
+ Cảnh phố huyện như thế nào? (Nắng vàng hoe, quần áo sặc sỡ,..)
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa? (Ngày liên tục thay đổi màu, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái,)
+ Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát rất tinh tế ấy?
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là "Món quà kì diệu của thiên nhiên"?
(Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.)
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
(Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta ).
- Học sinh nêu lại nội dung chính của bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Chính tả
Nghe - viết: Khách đi đường và cây ngô đồng
I. Mục tiêu
- HS nghe- viết đúng đoạn văn trong bài: Khách đi đường và cây ngô đồng (sách ôn hè tr 47).
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng cỡ, sạch, đẹp cho HS.
- Làm đúng bài tập 3 mục 1, 2 phân biệt: ch/tr; l/n (tr48- 49)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho 1 HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Đoàn khách đã làm gì khi nhìn thấy cây ngô đồng?
+ Vì sao cây ngô đồng trách đoàn khách?
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao?
HS luyện viết từ khó.
* HS viết bài.
HS gấp sách giáo khoa, GV đọc cho HS viết bài.
GV đọc lại cho HS soát lỗi.
* Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 – 7 bài của HS.
Nhận xét, chữa nhanh 1 số lỗi tiêu biểu.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 3. (mục 1, 2 - tr48 – 49): HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài văn.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. Thứ tự cần điền là:
1. ch, tr, tr, gi, x, q, ch, gi, s, d, gi, r, s, r, tr, tr, s, d, r, ch.
2a. s, x, s, s, x, x, s
2b. iêng, iên, iên, iêng, iêng, iên, iêng.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 27 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập về cộng, trừ phân số
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số.
- Vận dụng giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu tiêu, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính:
; ;
; ;
; ;
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm.
+ Nêu cách cộng 2 phân số cùng mẫu số?
+ Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) b)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách tính nhanh.
Bài 3: Tìm x.
a) 3 + x = b) c) x -
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách tìm thành phần chưa biết.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
+ Nêu cách tìm số trừ chưa biết?
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
Bài 4: Tính nhanh
a) b)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách tính nhanh.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 3 (tr 40 tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ, nhân chia phân số và giải toán có lời văn.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 9 đến 12 sách ôn hè (tr42- 43)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn tập hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 9: HS đọc đầu bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài và giải, nêu dạng toán.
+ Bài toán cho biết gì? (sử dụng diện tích trồng cây xanh; diên tích là hồ nước; diện tích còn lại làm đường đi)
+ Bài toán hỏi gì? (diện tích làm đường đi chiếm bao nhiêu phần diện tích công viên)
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Chữa bài: Diện tích trồng cây xanh và hồ nước là: + =
Diện tích làm đường đi là: 1 - =
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
Bài 10: HS đọc đầu bài.
Hướng dẫn HS dựa và cách tìm phân số bằng nhau sẽ có nhiều cách viết thành tổng, chẳng hạn:
= = = + = + hoặc = = = +
Hoặc: = = + = + hoặc = + = + , ...
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
- HS nêu lại cách làm.
Bài 11: HS đọc yêu cầu của bài và làm vào vở từng phép tính.
- HS lên bảng làm.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa.
- HS đọc lại bài làm đúng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách tìm: Số hạng chưa biết; Số bị trừ; Số trừ. Phần c, d tính giá trị vế phải sau đó mới tìm giá trị của x.
- HS nêu cách làm phần c), d).
Bài 12: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm các phép tính, nhận xét và làm bài
- GV nhận xét chốt kết quả đúng. HS nêu cách làm bài: nhân tử với tử, mẫu với mẫu sau đó rút gọn (hoặc HS có thể làm theo cách khác)
*Củng cố cách nhân phân số.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Tiếng Việt
ôn tập về tính từ
I. Mục tiêu.
- Ôn tập củng cố cho HS nắm vững khái niệm về tính từ.
- Nhận biết được tính từ trong câu, biết đặt câu với tính từ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở viết của HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài.
* Nhắc lại kiến thức:
Gọi HS nêu:
- Tính từ là gì? (là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, ....)
Nêu ví dụ:
a. Tính tình, phẩm chất : chăm chỉ, giỏi....
b. Màu sắc : trắng phau, xám....
c. Hình dáng, kích thước, đặc điểm ; nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo....
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
* Hướng dẫn HS ôn tập:
- HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1:
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1.
Gạch dưới những tính từ trong đoạn văn sau:
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một nàn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúc xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
(Theo Vũ Tú Nam)
- Học sinh làm việc cá nhân trên vở bài tập.
- GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp và GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
a, Tìm 5 từ chỉ mức độ thường đi kèm tính từ.
b, Tìm 3 thành ngữ chỉ đặc điểm, tính chất.
Ví dụ: Đỏ như gấc, trắng như tuyết, ....
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- GV nhận xét chốt kết quả.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Viết một câu có dùng tính từ:
a, Nói về một người bạn hoặc một người thân của em.
b, Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, ...)
- GV nhắc mỗi học sinh đặt nhanh một câu hỏi theo yêu cầu (làm trong nhóm)
- Học sinh lần lượt đọc câu mình đặt.
*) Ví dụ : Bạn Lan ở lớp em vừa thông minh vừa xinh đẹp.
- Học sinh viết câu văn nhóm mình vừa đặt vào vở.
- Lớp và GV nhận xét chữa bài.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
-Tổ chức theo hình thức trò chơi.
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn các ô chữ.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên chơi.
- GV nêu luật chơi: 5 bạn nối tiếp nhau viết các tính từ chỉ tính chất, đặc điểm của các đồ vật trong lớp. Thời gian 1phút, đội nào viết được nhiều từ đúng, đội đó thắng cuộc.
HS tham gia chơi, GV hướng dẫn và làm trọng tài,
- GV nhận xét tổng kết kết quả của từng đội, biểu dương, khen ngợi.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tiếng Việt
ôn bài tập 4: luyện từ và câu
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh ôn tập củng cố, mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề đã học.
Vận dụng làm một số bài tập có liên quan. (Bài tập 4 tr 50- sách ôn hè)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
Bảng phụ viết sẵn ô chữ như bài 4 sách ôn hè (tr 51)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
GV cùng HS chữa bài: núi non, nông thôn.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài yêu cầu gì? (chọn từ ... điền vào chỗ chấm...)
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài: Chọn từ chảy vì nói được sức tác động quyến rũ mạnh mẽ của hương thơm mà các từ phả, bay không nói được.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài và cho biết: Bài yêu cầu gì?
- HS làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài:
Mẹ mới mua cho em một bàn tính mới.
Bố và mẹ em đang bàn tính chuyện làm ăn.
HS đọc lại bài đã chữa.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
-Tổ chức theo hình thức trò chơi.
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn các ô chữ.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên chơi.
- GV nêu luật chơi: 5 bạn nối tiếp nhau viết các từ tìm được trong thời gian 1phút, đội nào viết được nhiều từ đúng, đội đó thắng cuộc.
HS tham gia chơi, GV hướng dẫn và làm trọng tài,
- GV nhận xét tổng kết kết quả của từng đội, biểu dương, khen ngợi.
Ví dụ: tự lực, tự lập, tự tin, tự kiêu, tự hào, tự giác, tự ý, tự nguyện, tự do, tự quyền, tự biên tự diễn, ...
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 28 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 3 (tr 40 tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho học sinh kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân chia phân số và giải toán có lời văn.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 13 đến 16 sách ôn hè (tr 44 - 45)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn tập hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 13: HS đọc đầu bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài và giải, nêu dạng toán.
+ Bài toán cho biết gì? (chiều dài 18m, chiều rộng bằng chiều dài)
+ Bài toán hỏi gì? (diện tích ....m?)
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích HCN.
Bài 14: HS đọc đầu bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài và giải.
+ Bài toán cho biết gì? ( cuộn dây dài 48m)
+ Bài toán hỏi gì? (cuôn dây dài ... m?)
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Chữa bài: Số mét 1 phần: 48 : 4 = 12 (m)
Cuôn dây dài là: 12 x 7 = 84 (m)
Đ/s: 84m
Bài 15: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm các phép tính, nhận xét và làm bài
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Bài 16: HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS: Để nối được hai biểu thức có cùng giá trị ta làm thế nào?
- HS thực hiện từng biểu thức ra giấy nháp sau đó nối vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 3 (tr 40 tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho học sinh kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân chia phân số và giải toán có lời văn.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 17 đến 20 sách ôn hè (tr45- 46)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn tập hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 17: HS nêu yêu cầu.
HS lên bảng làm từng phép tính, cả lớp nhận xét.
GV chốt kết quả đúng:
a, .... = 3 + = + = b, .... = x ( + ) - =
HS nêu cách thực hiện biểu thức bằng cách tính thuận tiện nhất và các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Bài 18: HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
+ Bài toán cho biết gì? (bán số cam, còn lại 60 quả)
+ Bài toán yêu cầu gì? (Tìm số cam lúc đầu)
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.)
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nêu lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số: Hiệu số phần...: 5 – 3 = 2 (phần)
Số cam 1 phần: 60 : 2 = 30 (quả)
Số cam lúc đầu là: 30 x 5 = 150 (quả)
Đ/s: 150 quả
- HS có thể giải theo các khác, nêu cách giải.
Bài 19: HS đọc bài toán và cho biết:
+ Bài toán cho biết gì? Tuổi con bằng tuổi bố, trước đây 2 năm tổng số tuổi 2 bố con là 51 tuổi)
+ Bài toán yêu cầu gì? (năm nay con bao nhiêu tuổi)
GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nêu lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số: Tìm tổng ...: 51 + (2 x 2) = 55 (tuổi)
Số phần bằng nhau: 2 + 9 = 11(phần)
Tuổi con năm nay: 55 : 11 x 2 = 10 (tuổi)
Đ/s: 10 tuổi
Bài 20: HS đọc bài toán và cho biết:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
GV chốt cách làm: Vì tuổi bố gấp 5 lần tuổi con thứ nhất và gấp 7 lần tuổi con thứ hai nên tuoir bố phải là số chia hết cho 5 và 7. Tuổi bố bé hơn 40, mà số chia hết cho 5 và 7 nhỏ hơn 40 là 35.
Tuổi bố là 35 tuổi.
Tuổi con thứ nhất là: 35 : 5 = 7 (tuổi)
Tuổi con thứ hai là: 35 : 7 = 5 (tuổi)
Đ/s: bố: 35 tuổi, con lớn: 7 tuổi; cn bé: 5 tuổi.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Tiếng Việt
ôn bài tập đọc
hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm.
- Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài.
- Nêu lại nội dung toàn bài: Ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr114).
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- HS mở SGK (tr 114), GV chia đoạn.
- GV viết lên bảng các tên riêng Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma- tan, các chữ số chỉ ngày tháng năm.
GVcho học sinh đọc đồng thanh một lượt.
- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, cho HS nhắc lại nghĩa những từ ngữ được chú giải cuối bài đọc (Ma-tan, sứ mạng)
- HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
- GV lưu ý HS cách đọc diễn cảm toàn bài giọng rõ ràng, chậm rãi cảm hứng ca ngợi chú ý nhấn giọng các từ thể hiện sự khó khăn của đoàn thám hiểm.
- HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK.
- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
- Đoàn thám hiểm đã gặp những đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
- Hạm đội của Ma-gien- lăng đã theo hành trình nào? (hs chọn ý c)
- Đoàn thám hiểmcủa Ma-gien- lăng đã đạt những kết quả gì ?
- Câu chuyện giúp em hiểu gì về các nhà thám hiểm ? (Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ bí ẩn)
- Học sinh nêu lại nội dung chính của bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Chính tả ( nghe - viết )
hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu :
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái đất”(TV4 Tập 2- tr 114).
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu vần dễ lẫn như s/x, en/eng và giải câu đố.
- Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp.
- Bài tập cần làm: Bài tập 3 mục 3 sách ôn hè tr 49.
II. Đồ dùng dạy học
Vở ghi, sách ôn tập hè.
III.Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- GV hỏi về nội dung của đoạn viết.
- HS đọc thầm lại chú ý cách trình bày đoạn văn và những từ ngữ mình hay viết sai.
- GV cho HS luyện viết các từ khó: Xê- vi- la, Ma- gien- lăng
HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lỗi.
* GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 3 (mục 3): HS đọc bài nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS dựa vào tiếng có sẵn tìm tiếng thích hợp có âm đầu s/x hoặc en/eng để điền vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả.
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
a, bánh xèo, hoa súng.
b, hoa loa kèn, cái kẻng.
*HS đọc yêu cầu của bài. GV viết yêu cầu lên bảng:
Điền vào chỗ chấm l hay n?
Ơn trời mưa (n)...ắng phải thì
(N)...ơi thì bừa cạn, (n)...ơi thì cày sâu
Công (l)...ênh chẳng quản bao (l)...âu
Ngày (n)...ay (n)....ước bạc, ngày sau cơm vàng.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ.
4. Củng cố dặn dò :
Nhận xét giờ học hướng dẵn chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 29 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập về nhân, chia phân số
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép nhân và phép chia phân số.
- Vận dụng giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu tiêu, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính:
; ; 2 x
; ; 6 :
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm.
+ Nêu cách nhân, chia 2 phân số.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) b)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách tính nhanh.
Bài 3: Tìm x.
X ; X :
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách tìm thành phần chưa biết.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Nêu cách tìm số bị chia, số chia chưa biết?
Bài 4: Mẹ mang đi chợ 90000 đồng, mua thịt hết số tiền, mua rau hết số tiền và mua được kg cam thì hết tiền. Hỏi giá mỗi kg cam là bao nhiêu tiền?
- HS đọc đầu bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài và giải.
+ Bài toán cho biết gì? (Mẹ mang đi chợ 90000 đồng, mua thịt hết số tiền, mua rau hết số tiền và mua được kg cam thì hết tiền.)
+ Bài toán hỏi gì? (giá mỗi kg cam là bao nhiêu tiền?)
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài:
Số tiền mua thịt: 90000 : 3 x 2 = 60000(đồng)
Số tiền mua rau: 90000 : 9 = 10000(đồng)
Số tiền mua được kg cam: 90000 – (60000 + 10000) = 20000
Số tiền 1kg cam: 20000 : 2 x 3 = 30000 (đồng)
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho học sinh kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số và giải toán có lời văn.
- HS biết vận dụng làm một số bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, vở viết của HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính:
a)
b)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm.
Bài 2: Tìm x biết:
a) x + ; b) - x =
c) d) x = e) x :
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách tìm thành phần chưa biết.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Nêu cách tìm số bị chia, số chia chưa biết?
Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
a) b) c)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 3.doc