Giáo án ôn tập các môn lớp 4 - Trường tiểu Học Chiến Thắng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức. Giúp h/s.

 - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 5 ,9

 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

 2. Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3.

 3. Thái độ.

 - HS yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV:

 - Phiếu bài tập, bảng phụ

 

doc20 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập các môn lớp 4 - Trường tiểu Học Chiến Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN ÔN TẬP Ngày soạn: Ngày 05 tháng 01 năm 2019 Ngày giảng Thứ hai ngày 07 tháng 01 năm 2019 BUỔI SÁNG CHÀO CỜ TOÁN TIẾT 89 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản. BT cần làm: BT1, BT2, BT3 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng làm toán. 3. Thái độ : - GD HS tính tích cực, tự giác trong học tập II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên : SGK, SGV. bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sách vở học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. a/ Chia hết cho 9: 945 b/ Chia hết cho 3: 225, 255, 285. c/ Chia hết cho 2 và chia hết cho 3: 762, 768. 3. Bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: * Giới thiệu bài: - Gọi HS đọc đề, tự làm vào vở. - Yêu cầu một số em nêu miệng các số chia hết cho 2, 3, 5 và chia hết cho 9. + Tại sao các số này lại chia hết cho 2 ? + Tại sao các số này lại chia hết cho 3 ?- ... Cho 5 ? Cho 9 ? - GV nhận xét bài làm của HS. - Gọi HS đọc đề, nêu cách làm. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS đọc bài làm. - Cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét HS. - Gọi HS đọc đề. +Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 2 HS đọc bài làm. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. - HS đọc đề bài, suy nghĩ tự làm bài, tìm giá trị của từng biểu thức sau đó xét xem kết quả nào là số chia hết cho mỗi số 2 và 5. - GV nhận xét. - Gọi HS đọc bài toán. - GV gợi ý HS cách làm bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS chữa bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét bài làm của HS. - HS lắng nghe. - 1HS đọc. - 2 - 3HS nêu trước lớp. + Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766 + Các số chia hết cho 3: 2229 ; 35766. + Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050 + Các số chia hết cho 9 là: 35766. - HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. - 1HS đọc. - Thực hiện vào vở. - HS đọc bài làm. + Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270. + Các số chia hết cho cả 3 và 2 là: 64620, 57234. + Các số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là: 64620. - HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. - 1HS đọc yêu cầu. + Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số: chia hết cho 3, chia hết cho 9, chia hết cho 3 và chia hết cho 5, chia hết cho 2 và chia hết cho 3. - HS tự làm bài. - 2 - 3HS nêu trước lớp. a) 528 ; 558 ; 588 chia hết cho 2. b) 693; 603 chia hết cho 9. c) 240 chia hết cho cả 3 và 5; d) 354 chia hết cho cả 2 và 3. - HS nhận xét bài làm của bạn. - 1HS đọc. - Thực hiện tính và xét kết quả. +) 6395 chia hết cho 5. +) 1788 chia hết cho 2. +) 450 chia hết cho 2 và 5. +) 135 chia hết cho 5. - HS nhận xét, đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. - 1HS đọc bài toán. - HS chú ý lắng nghe. - HS tự làm bài. - 1HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét bài làm của bạn. 4. Củng cố: + Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9. 5. Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm . TIẾNG VIỆT ÔN TẬP (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn luyện các bài tâp đọc và học thuộc lòng. - Nắm được các kiểu mở bài , kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viết được mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền . ( BT 2 ) Kĩ năng: -Rèn kĩ năng đọc, viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật. Thái độ: -Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của Gv: Phiếu có ghi tên các bài tập đọc . 2.Chuẩn bị của HS: SGk, vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức - Cho cả lớp hát. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập cuả học sinh. - Nhận xét. 3.Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2:. Kiểm tra Tập đọc – Học thuộc lòng Hoạt động 3: ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong văn kể chuyện - Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài. - Ghi bảng tên bài: Ôn tập ( tiết 3 ) - Gọi HS lên bốc thăm bài đọc -Yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, HS sau mỗi lần đọc. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Gọi một học sinh đọc “ Ông Trạng thả diều” - Gọi HS nhắc lại cách mở bài , kết bài trong bài văn miêu tả. - Yêu cầu làm việc cá nhân. - GV sửa lỗi dùng từ đặt câu cho Hs (nếu có ) VD: MB gián tiếp : Ông cha ta thường nói: “ có chí thì nên “ Câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền - Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng nhờ có chí vươn lên ông đã tự học . Câu chuyện như sau : + Kết bài mở rộng ; Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng em nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền tuổi nhỏ tài cao . -Nghe. -Hs lên bảng bôc thăm bài và trả lời câu hỏi nội dung bài. - 1 HS đọc - 1 HS đọc cả lớp đọc thầm -HS nối tiếp: + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện + Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể + Kết bài mở rộng sao khi cho biết kết cục câu chuyện có lời bình luận thêm vào câu chuyện. + Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện . - HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng về Ông Nguyễn Hiền. - HS trình bày. 4. Củng cố - Nêu các cách mở bài-kết bài trong văn kể chuyện?’ Dặn dò - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mức độ yêu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ /15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan). - Viết đúng và tương đối đẹp bài CT, hiểu nội dung bài. 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải nghĩa từ và đặt câu. Làm đúng các bài tập. 3. Thái độ: - GD cho HS ý thức tự giác học bài và ôn bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ + Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Nhận xét. 3. Bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GTB (1’) 1.GV kiểm tra tập đọc - HTL. (12’) 2.Nghe viết chính tả (15’) a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. b. Nội dung 1.GV kiểm tra tập đọc - HTL. - GV gọi HS lên bốc thăm đọc bài + Ông Trạng thả diều; Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi; Vẽ trứng; Người tìm đường lên các vì sao; Có chí thì nên; Văn hay chữ tốt; Chú đất nung; Cách diều tuổi thơ; Tuổi Ngựa; Kéo co; Trong quán ăn “Ba cá bống”; Rất nhiều mặt trăng. - GV nhận xét HS sau mỗi lần đọc. - GV nhận xét chung. 2. Nghe viết chính tả a.Tìm hiểu bài thơ - GV đọc lần 1 + Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? + Hai chị em trong bài là người có đức tính như thế nào? b. Hướng dẫn viết từ khó,từ dễ lẫn. c. Nghe viết - GV đọc mẫu lần 2 - GV đọc HS viết bài - Gv đọc HS soát lỗi - GV nhận xét một số bài. - HS nghe -1/6 HS lên bốc thăm đọc, TLCH. - HS lắng nghe. -1HS đọc lại. - Mũ len, khăn, áo của bà, áo của bé, của mẹ cha. - Chăm chỉ, yêu thương người thân. - HS tìm từ khó viết: mũi, giản dị, đỡ ngượng, que tre. - HS đọc từ khó - luyện viết nháp. - HS viết. (Đối với HS khá, giỏi viết đúng và tương tương đối đẹp bài chính tả) - HS soát lỗi chính tả. 4. Củng cố (3’) + Khi tả một đồ vật, ta cần chú ý tả những gì? - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò (1’): - Häc bµi, chuÈn bÞ bµi sau. Rút kinh nghiệm . Tiết 4 : THỂ DỤC GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY BUỔI CHIỀU – NGHỈ Ngày soạn: Ngày 06 tháng 01 năm 2019 Ngày giảng Thứ ba ngày 08 tháng 01 năm 2019 BUỔI SÁNG TOÁN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. Giúp h/s. - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 5 ,9 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3. 3. Thái độ. - HS yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: - Phiếu bài tập, bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - KT vở BT của HS 3. Bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1: Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3, 9 HĐ 2: Luyện tập *.Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài - Gọi HS nêu : + Nêu dấu hiệu chia hết cho 3? + Nêu dấu hiệu chia hết cho 9? + Lấy ví dụ số chia hết cho 3? + Lấy ví dụ số chia hết cho 9? Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS làm nháp, 3 HS lên bảng - Gv chữa bài, chốt lại câu trả lời đúng + Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9? + Các số chia hết cho 9 thì có chia hết cho 3 không? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2 - Làm nháp, 3 nhóm làm bảng phụ - GV chữa bài Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - Nêu miệng kết quả - GV nhận xét Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu làm vở - 1 HS làm phiếu - Gv chấm, chữa bài - Viết số có 3 c. số khác nhau chia hết cho 2. - Viết số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 3. - Viết số có 3 c. số khác nhau : hết cho 5. - Viết số có 3 c. số khác nhau : hết cho 9. - HS lắng nghe - HS nêu - VD: 123 chia hết cho 3 vì 1 + 2 + 3 = 6. 6 chia hết cho 3 - VD: 360. 3 + 6 + 0 = 9 - HS đọc - HS làm bài a/ Số chia hết cho 3: 4563 ; 2229; 3576; 66816 b/ Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816 c/ Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229 - HS đọc - Thảo luận cặp a/ 945 b/ 225; 255; 285 c/ 762; 768 - HS đọc - HS làm vở a/ Đ c/ S b/ S d/ Đ - Đọc yêu cầu - Làm vở - 102; 120; 160; 106. - 210; 201; 120; 102 - 610; 160; 210.. - 612; 621; 126; 162; 261; 216. 4. Củng cố: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9? 5. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm . TIẾNG VIỆT ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 5) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng - Ôn tập danh từ , động từ , tính từ trong đoạn văn ; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận của câu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm. - Nhận biết được danh từ , động từ , tính từ trong đoạn văn ; Đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học : Làm gì ? Thế nào ? Ai ? 3.Thái độ: - Có ý thức ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì 1. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của GV: Phiếu có ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 18. Bảng phụ 2.Chuẩn bị của HS: SGK, vở BT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức - Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra HS đọc bài tập đọc đã ôn ở tiết trước. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc – HTL Hoạt động 3:Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. - Nêu mục đích, yêu cầu của bài. - Ghi bảng tên bài học: Ôn tập tiết 5. -Gọi HS lên bảng bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng . -Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài. -Nhận xét, đánh giá. - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung. - Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm 4 , tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. -Các nhóm trình bày -Nhận xét. *Kết luận: Danh từ Buổi ,chiều,xe,thị trấn, nắng,phố huyện, embé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H Mông, Tu Dí, Phù Lá. Động từ Dừng lại,chơi đùa, đeo Tính từ Nhỏ,vàng hoe,sặc sỡ. - Hướng dẫn đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm. -Nhận xét, đánh giá. -Nghe. - HS lần lượt lên đọc và trả lời câu hỏi. - 1HS đọc yêu cầu. 1 HS đọc nội dung bài. -HS thảo luận nhóm , làm vào bảng phụ -Nhận xét -3 Hs lên bảng đặt câu hỏi, cả lớp làm vào vở: + Buổi chiều , xe làm gì? + Nắng phố huyện như thế nào? + Ai đang chơi đùa trước sân? 4. Củng cố - HS nhắc lại nội dung ôn. - Giáo dục Hs: Yêu thích Tiếng Việt. Dặn dò - Về nhà học thuộc những kiến thức vừa ôn luyện. - Chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm . Tiết 3 : ÂM NHẠC GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY Tiết 4 : TIẾNG ANH GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ( tiết 6 ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận của câu đã học:Làm gì? Thế nào?Ai? 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng xác định danh từ, động từ, tính từ . Đặt câu hỏi xác định bộ phận của câu đã học : Làm gì? Thế nào?Ai? 3. Thái độ. - HS yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ , phiếu rút thăm câu hỏi 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập tiết trước - GV nhận xét 3. Bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1: Kiểm ta tập đọc và học thuộc lòng. HĐ 2: Làm bài tập *. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài - GV gọi học sinh bốc thăm và đọc - GV nhận xét Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài - Yêu cầu làm vở. - Nêu miệng kết quả - GV nhận xét - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ, + Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? - GV chốt ý đúng: - HS lắng nghe - HS bốc thăm bài và đọc - Kết hợp trả lời câu hỏi. - HS đọc đề, phân tích đề - HS làm vở - DT: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, Hmông, hổ, quấn áo, sân, .. - ĐT: dừng lại, chơi đùa - TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ - Đặt câu cho các bộ phận được in đậm + Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. + Nắng phố huyện vàng hoe. + Những em bé H’mông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. 4.Củng cố - Gọi HS nêu nội dung bài 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm . BUỔI CHIỀU – NGHỈ Thứ tư ngày 09 tháng 01 năm 2019 BUỔI SÁNG – NGHỈ BUỔI CHIỀU TIẾT 1: TOÁN ÔN TẬP I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Củng cố phép chia cho số có2; 3 chữ số. 2.Kĩ năng - Thực hiện phép chia cho số có 2; 3 chữ số. - Áp dụng giải bài toán có lời văn. 3.Thái độ - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của GV :Bảng phụ. 2.Chuẩn bị của Hs: vở BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 hs lên bảng làm bài sau: Đặt tính rồi tính: 453 456 : 221 36546 : 36 - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:. Giới thiệu bài Hoạt động 2: bài tập -Nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học -Ghi tên bài học. Bài 1: Đặt tính rồi tính -Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào nháp. -Yêu cầu HS nhận xét và nhắc lại cách thực hiện các bước chia. Bài 2: Gọi 1 em đọc yêu cầu bài -Yêu cầu tóm tắt rồi giải. -GV nhận xét. Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài . -Nêu quy tắc một số chia cho một tích ? -Yêu cầu học sinh làm bài theo các cách khác nhau. TT HS làm ý b. 1450: (10x 2) -Giáo viên nhận xét, đánh giá. -Nghe. - Đọc yêu cầu. - HS lên bảng làm bài: 708 354 9060 453 0 2 00 20 0 7552 236 572 32 0 -1 HS đọc yêu cầu. -1 HS làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào VBT. Bài giải Số gói kẹo trong 24 hộp là: 120x 24= 2880 (gói kẹo) Số hộp để xếp hết số gói kẹo là: 2880: 160= 18( hộp) Đáp số: 18 hộp -1 HS đọc. -1 HS làm bảng phụ, cả lớp VBT -Vài HS nêu lại quy tắc Cách 1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9 Cách 2: 2205 : (35 x 7) = 2205: 35: 7 = 63: 7 = 9 Cách 3: 2205 : (35 x 7) = 2205: 7: 35 = 315: 35 = 9 4 Củng cố -Nêu quy tắc một số chia cho một tích? 5.Dặn dò -Nhận xét tiết học -Hoàn thành vở BT * Rút kinh nghiệm . Tiết 2 : TIẾNG ANH GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ( Tiết 7 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp; kết bài theo kiểu mở rộng (BT2) 2. Kĩ năng : - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ. 3. Thái độ : - GD HS tính tích cực, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên : SGK, SGV. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. - Bảng phụ viết sẳn nội dung cân ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sách vở học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : + Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả ? - GV nhận xét 3. Bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1: Kiểm tra đọc HĐ 2: Bài tập Giới thiệu bài: - Kiểm tra đọc và HTL số HS còn lại. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc. - Cho đề tập làm văn sau: "Tả một đồ dùng học tập của em " Hãy quan sát đồ dùng ấy và chỉ kết quả quan sát thành dàn ý. Hãy viết : Phần mở bài theo kiểu gián tiếp. Phần kết bài theo kiểu mở rộng - HS lắng nghe - Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn về chỗ chuẩn bị. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - HS quan sát, nêu dàn ý. - Viết theo dàn ý. 4. Củng cố: + Có những kiểu mở bài, kết bài nào ? 5. Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau * Rút kinh nghiệm . TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ( TIẾT 8 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn ; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì ? Thế nào ? Ai ? (BT2) 2. Kĩ năng : - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. - Nghe - viết đúng bài chính tả. 3. Thái độ : - GD HS yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ : Chuẩn bị của giáo viên : SGK, SGV. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. - Một số phiếu cở to kẻ 2 bảng để HS làm bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sách vở học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra vở bài tập Tiếng Việt của HS. - GV nhận xét 3. Bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1 : Kiểm tra tập đọc: HĐ2 : Bài tập * Giới thiệu bài: * Nội dung bài : - Kiểm tra số HS cả lớp. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc. - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. - Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm. - HS làm bài và trình bày trước lớp. - GV bổ sung và thống nhất ý kiến đúng. - Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - HS lắng nghe. - Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn về chỗ chuẩn bị. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - 1HS làm bảng lớp, cả lớp viết vào vở. - 1HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, chữa bài. - 3HS lên bảng đặt câu. + Buổi chiều, xe làm gì? + Nắng phố huyện như thế nào? + Ai đang chơi đùa trước sân? 4. Củng cố: + Thế nào là động từ ? 5. Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm .. Tiết 5 : TIN HỌC GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY Ngày giảng Thứ năm ngày 10 tháng 01 năm 2019 BUỔI SÁNG TOÁN THI HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT THI HỌC KÌ I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔN TẬP.doc
Tài liệu liên quan