Giáo án ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 5

I. MỤC TIÊU

 - Giúp HS ôn tập các kiến thức về danh từ.

 - Rèn kĩ năng nhận biết từ loại danh từ trong văn bản cụ thể và kĩ năng làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Sách ôn tập hè.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.

 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập

2.1 Hệ thống kiến thức

 - Gv hỏi: Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?

 Có mấy loại danh từ?

 - Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức:

 + Danh từ là từ dùng để chỉ tên người, sự vật.

 + Có 2 loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng. Ngoài ra , danh từ chung còn có 2 loại là danh từ cụ thể và danh từ trìu tượng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Tiếng Việt ôn tập về cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập củng cố về cấu tạo của tiếng thông qua hệ thống các bài tập. - Rèn kĩ năng làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: + Nêu các bộ phận của tiếng? ( Âm đầu, vần, thanh) + Bộ phận nào cần thiết phải có trong mỗi tiếng? ( Vần và thanh). Ví dụ? + Trong 1 tiếng, có thể không có bộ phận nào? ( Âm đầu). Ví dụ minh hoạ? 2.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập BT1: HS đọc nội dung bài tập rồi nêu yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân , sau đó báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng: a) Đoạn văn trên có 3 câu. Câu 1 có 6 tiếng; câu 2 có 11 tiếng; câu 3 có 19 tiếng. b) Những tiếng không có âm đầu: ai, ô, BT2: HS đọc nội dung bài tập rồi nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm bài vào vở; 1 em làm phiếu học tập khổ lớn. Chữa bài của học sinh làm trên phiếu. Gv hỏi: Trong các tiếng vừa phân tích, những tiếng nào có đầy đủ 3 bộ phận? Những tiếng nào chỉ có vần và thanh? 2.3. Ghi nhớ - HS đọc phần ghi nhớ trong sách ôn hè. - Vài em không nhìn sách, nêu lại. 3. Củng cố dặn dò GV chốt các kiến thức vừa ôn tập. Dặn học sinh ghi nhớ để vận dụng làm bài tập. __________________________________________ Tiết 2: Tiếng Việt ôn tập về cấu tạo của từ ( tiết 1) I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về từ đơn và từ phức. - Rèn kĩ năng làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV viết câu văn lên bảng: Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Yêu cầu học sinh nêu các từ có trong câu văn. Gv hỏi: Những từ nào là từ đơn? những từ nào là từ phức? Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? Từ phức có mấy loại? ( 2 loại, là từ ghép và từ láy). 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Vài học sinh đọc to đoạn văn trước lớp. HS khác đọc thầm theo bạn. Học sinh dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong mỗi câu rồi trả lời các câu hỏi của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng: Trời/ xanh biếc/, có/ vài/ đám mây /trắng/ đủng đỉnh/ bay/, giống hệt/ những /chiếc/ thuyền buồm/ khoan thai/ lướt/ trên/ mặt biển/.Ven/rừng/, hàng/ vạn/ con bướm/ nho nhỏ/, vàng vàng /bay /phấp phới /như/ muốn /thi đua/ cùng /với /khách /đi/ đường/. - Đoạn văn trên có 11 từ phức. - Các từ phức do các tiếng có nghĩa tạo thành: xanh biếc, đám mây, giống hệt, mặt biển , thuyền buồm, khoan thai, thi đua. - Các từ phức gồm các tiếng lặp lại âm đầu hoặc vần là: đủng đỉnh, nho nhỏ, vàng vàng, phấp phới. GV chốt kiến thức qua bài tập. Bài tập 2: Học sinh tự tìm và ghi lại 2 từ đơn, 2 từ phức niói về thời tiết. Học sinh nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp. GV nhận xét. Chẳng hạn: lạnh, nắng, mưa,... ( từ đơn); ấm áp, lạnh giá, nóng nực, ...( từ phức) 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên chốt kiến thứ; nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập về cấu tạo của từ ( tiết 2) I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về từ ghép và từ láy. - Rèn kĩ năng nhận biết từ ghép, từ láy và kĩ năng làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: Từ phức có mấy loại? là những loại từ nào? ( 2 loại: từ ghép và từ láy) Từ ghép và từ láy có những đặc điểm nào khác nhau? Từ ghép được chia làm mấy loại? Kể tên? HS trả lời; GV chốt: * Trong từ ghép, các tiếng tạo nên từ đều có nghĩa rõ ràng. Trong từ láy, các tiếng có quan hệ với nhau về âm; thường chỉ có một tiếng có nghĩa, tiếg còn lại mkhông có nghĩa hoặc mờ nghĩa. * Từ ghép có 2 loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Vài học sinh đọc to đoạn văn trước lớp. HS khác đọc thầm theo bạn. Học sinh thực hiện các yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng: - Các từ ghép : thiên nhiên, âm thanh, giai điệu . - Các từ láy: rộn ràng, êm đềm. GV hỏi: Từ thiên nhiên cũng có quan hệ về âm, tại sao lại không phải là từ láy? ( Vì 2 tiếng cấu tạo nên từ dều có nghĩa rõ ràng, việc chúng có quan hệ về âm chỉ là sự ngẫu nhiên). GV lưu ý học sinh một số từ ghép mà các tiếng có quan hệ về âm. Chẳng hạn: tươi tốt, hoan hỉ, mặt mũi, rừng rú, bạn bè, học hành,... Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Ghép tiếng thích hợp với tiếng cho trước để tạo thành từ ghép hoặc từ láy. Học sinh làm bài nhóm đôi; 1 nhóm làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. Củng cố kiến thức qua bài tập. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập về từ loại: Danh từ I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về danh từ. - Rèn kĩ năng nhận biết từ loại danh từ trong văn bản cụ thể và kĩ năng làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức - Gv hỏi: Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? Có mấy loại danh từ? - Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức: + Danh từ là từ dùng để chỉ tên người, sự vật. + Có 2 loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng. Ngoài ra , danh từ chung còn có 2 loại là danh từ cụ thể và danh từ trìu tượng. 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng: - Các từ là danh từ: sông biển, đồng ruộng, đồi núi, trường học, ngôi nhà, bầu trời, cửa sổ, cha mẹ. GV hỏi nâng cao: Làm thế nào để từ chăm sóc trở thành danh từ? ( Thêm tiếng sự vào trước từ đó) Gv: Sự chăm sóc là danh từ trìu tượng Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Gạch dưới các danh từ trong đoạn văn Học sinh làm bài cá nhân; 1 nhóm làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. GV chốt kết quả đúng: Các danh từ có trong đoạn thơ: bò, chuồng, rừng, mưa, vắt, chân, hổ. Củng cố kiến thức qua bài tập. Bài tập 3: Học sinh tự làm bài tập rồi nối tiếp báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài tập 4: Học sinh làm bài (miệng) cả lớp. 3. Củng cố dặn dò - HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong Sách ôn. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. _______________________________________ Tiết 5: Tiếng Việt ôn tập về từ loại: Động từ I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về động từ. - Rèn kĩ năng nhận biết từ loại động từ trong văn bản và các văn cảnh cụ thể . II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức - Gv hỏi: Thế nào là động từ? Cho ví dụ? - Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái. - Gv hỏi tiếp: +Trong câu, những từ nào thường đi kèm với động từ và đứng trước động từ? ( đã, sẽ, đang; không, chưa, chẳng; hãy, đừng , chớ; phải, nên cần,..) Yêu cầ học sinh lấy một số ví dụ minh hoạ 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài( Gạch dưới từ không cùng loại ở mỗi dòng đã cho). Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: a) cắt, dán, xếp, viết, đọc, vui b) tìm, xếp, sạch, dọn, quét, giặt c) đan, khâu, cày, cấy, gặt, lúa. d) việc, nhìn, ngắm, đo, đếm, hái. GV củng cố: + Những từ không gạch chân thuộc từ loại gì? Vì sao em biết? + Động từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi nào? ( Làm gì?) Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Gạch dưới các động từ chỉ trạng thái trong đoạn văn Học sinh làm bài cá nhân; 1 em làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. GV chốt kết quả đúng: a) Lá bay trong gió b) Con thuyền trôi trên sông c) Mặt trời mọc từ sáng sớm d) Gần sáng, những vì sao trên trời đã lặn hết Củng cố kiến thức qua bài tập: + Động từ chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi nào? ( Làm sao?; thế nào?) Bài tập 3: Học sinh tự làm bài tập rồi báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Các động từ có trong bài thơ: giấu, thả, bay, úp, nhốt, mê ngủ, trổ, xâu, vươn vai, thở, hiện ra. Bài tập 4, 5 : Học sinh làm bài theo nhóm đôi, sau đó báo cáo kết quả. Gv nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố dặn dò - HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong sách ôn. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. _________________________________________ Tiết 6: Tiếng Việt ôn tập về từ loại: Tính từ I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về tính từ. - Rèn kĩ năng nhận biết từ loại tính từ trong văn bản cụ thể và kĩ năng làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức - Gv hỏi: Thế nào là tính từ? Cho ví dụ? - Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật hay đặc điểm, tính chất của hoạt động, trạng thái. - GV giải thích thêm để học sinh được cụ thể hơn về tính từ ( là những từ chỉ màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất, ...Nó thường đi cùng với danh từ, động từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ , động từ). Ví dụ: Cụ già, cây tre non, chiếc cặp da cũ ; chạy chậm, hát hay, múa đẹp , ... - GV hỏi tiếp: Tính từ thường đi kèm với những từ chỉ mức độ. Đó là những từ nào? ( TT thường đứng trước hoặc sau các từ : rất, quá, lắm, hơn, nhất,...) 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng: - Các từ là tính từ: dài, thẳng, dài, rộng, khoẻ. * GV hỏi nâng cao: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ thương yêu là tính từ ? Vì sao? + Tôi đã thương yêu cháu. + Tôi rất thương yêu cháu. Bài tập 2: Học sinh tự làm bài tập rồi nối tiếp báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. a) xanh biếc, xanh ngắt, xanh thẳm, xám đục, xám xịt ... b) cao vút, cao vời vợi, ... c) bao la, mênh mông, ... Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Gạch dưới các từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa trong đoạn văn. * GV hướng dẫn làm bài: HS đọc thầm lại đoạn văn, nêu lại các từ được in đậm ( hấp dẫn, giỏi, hay, khéo, say sưa, vui vầy) Hỏi: Các từ được in đậm vừa nêu là từ loại gì? Yêu cầu học sinh tìm các từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa trong đoạn văn. Học sinh làm bài cá nhân; 1 nhóm làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. GV chốt kết quả đúng: Cô Thỏ .....kể chuyện hấp dẫn, cô vẽ giỏi, hát hay. Đặc biệt cô làm bánh rất khéo... Nhím con ăn say sưa,...thời thơ ấu sống vui vầy bên cô ... GV củng cố kiến thức qua bài tập: Trong câu, tính từ thường đi kèm với danh từ, động từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ , động từ. Bài tập 4: Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong Sách ôn. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. ______________________________________________________________ Tuần 2 Tiết 1: Tiếng Việt ôn tập các kiểu câu: Câu kể I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về kiểu câu kể. - Rèn kĩ năng nhận biết câu kể và kĩ năng đặt câu kể trong các yêu cầu cụ thể. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: Trong giao tiếp, câu kể là câu dùng để làm gì? HS trả lời; GV chốt: * Câu kể dùng để kể , tả hoặc giới thiệu sự vật, sự việc hoặc nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể có dấu chấm. GV hỏi: Có mấy kiểu câu kể? ( Có 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?; Ai thế nào? Ai là gì?) Học sinh nêu ví dụ 3 kiểu câu kể và cho biết đặc điểm của từng kiểu câu kể. GV chốt: Câu kể thường gồm 2 bộ phận . + Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì)? + Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? thế nào? là gì? 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: - Mùa xuân tươi đẹp. => Câu kể Ai thế nào? - Mùa xuân ban cho muôn loài sức sống. => Câu kể Ai làm gì ? - Mùa xuân là mùa của những niềm vui. => Câu kể Ai thế nào? GV củng cố kiến thức qua bài tập: Dựa vào bộ phận nào của câu kể để xác định các kiểu câu kể? ( Dựa vào bộ phận vị ngữ). GV: Vị ngữ của câu kể Ai làm gì ?là động từ chỉ hoạt động. Vị ngữ của câu kể Ai thế nào ? là tính từ hoặc động từ chỉ trạng thái . Vị ngữ của câu kể Ai là gì ?là danh từ, được nối với chủ ngữ bằng từ là. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu Học sinh làm bài cá nhân; 1 học sinh làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. Củng cố kiến thức qua bài tập. Bài tập 3: Hướng dãn học sinh làm bài rồi chữa bài. Kết quả: Các câu: b) c), e) là câu kể Ai thế nào? Bài tập 4: Hướng dãn học sinh làm bài rồi chữa bài. Bài tập 5: Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Kết quả: Các câu: b), c), là câu kể Ai là gì ? 3. Củng cố dặn dò - Học sinh đọc phàn Ghi nhớ trong sách ôn. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. Tiết 2: Tiếng Việt ôn tập các kiểu câu: Câu hỏi I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về kiểu câu hỏi. - Rèn kĩ năng nhận biết câu hỏi và kĩ năng đặt câu hỏi trong các yêu cầu cụ thể. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: Thế nào là câu hỏi? Câu hỏi thường được sử dụng với những mục đích nào? HS trả lời; GV chốt: Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác nhưng cũng có những câu hỏi để tự hỏi mình. Ngoài ra câu hỏi còn được dùng vào mục đích khác: tỏ thái độ khen/ chê; sự khẳng định/ phủ định ; bày tỏ yêu cầu/ mong muốn. 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt các phương án trả lời đúng. GV củng cố kiến thức qua bài tập: Trong câu hỏi, người ta thường sử dụng các từ nghi vấn : ai, gì, sao, không, ... Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu Học sinh làm bài cá nhân; 1 học sinh làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. Củng cố kiến thức qua bài tập: Khi sử dụng câu hỏi, em phải biết dùng từ đặt câu hỏi sao cho thể hiện được đúng thứ bậc, lịch sự, văn hoá trong giao tiếp. Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài. Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? GV ghi lại 3 yêu cầu của bài tập lên bảng. Học sinh thảo luận cả lớp: nối tiếp nhau đặt câu hỏi với mỗi yêu cầu. HS khác nhận xét. GV khen ngợi những học sinh có những câu hỏi hay, hợp lý. Bài tập 4: Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Câu hỏi (1): Hỏi về những điều chưa biết. Câu hỏi (2): Thể hiện sự khẳng định 3. Củng cố dặn dò - Học sinh đọc phàn Ghi nhớ trong sách ôn. - GV nhận xét giờ học. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập các kiểu câu: Câu cảm I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về câu cảm. - Rèn kĩ năng nhận biết câu cảm và kĩ năng đặt câu cảm trong các yêu cầu cụ thể. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: Câu cảm được dùng để làm gì? Câu cảm thường có các từ ngữ nào? Khi viết , cuối câu cảm có loại dấu câu nào? HS trả lời; GV chốt: - Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,...) - Câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật, ... - Khi viết , cuối câu cảm có dấu chấm than (!) 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt các phương án trả lời đúng. Chẳng hạn: Câu 1: Ôi! Chiếc áo này không phải của cháu! Câu 2: Trời ạ! Mới tí tuổi đầu đã nhầm lẫn! GV củng cố kiến thức qua bài tập Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Viết lời thoại theo kiểu câu cảm cho các nhân vật trong các đoạn truyện dã cho. Học sinh làm bài theo nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Gv khen ngợi những nhóm viết được lời hội thoại hay, đúng yêu cầu của bài. Củng cố kiến thức qua bài tập Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài. Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? GV ghi lại 3 yêu cầu của bài tập lên bảng. *Hướng dẫn làm mẫu phần a) Học sinh thảo luận cả lớp: nối tiếp nhau nêu tình huống khi nói câu cảm: A! Bố về! *Với mỗi yêu cầu còn lại, học sinh làm cá nhân sau đó thảo luận trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những học sinh có những tình huống phù hợp. 3. Củng cố dặn dò - Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn. - GV nhận xét giờ học. Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập các kiểu câu: Câu khiến I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập củng cố các kiến thức về kiểu câu khiến. - Rèn kĩ năng nhận biết câu khiến và kĩ năng đặt câu khiến trong các yêu cầu cụ thể. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: Câu khiến được dùng để làm gì? Có thể dùng những cách nào để đặt câu khiến? Khi viết , cuối câu khiến có loại dấu câu nào? HS trả lời; GV chốt: - Câu khiến là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói , người viết đối với người khác. - Muốn đặt câu khiến, có thể thêm từ hãy, đừng, chớ, phải, nên, cần ,... đứng trước động từ hay thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào, ... vào cuối câu. Ngoài ra có thể thêm từ đề nghị hoặc xin, mong, ... vào đầu câu. 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Các câu c), d), e) là câu khiến Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài cá nhân. GV chữa bài. Củng cố kiến thức về các loại câu chia theo mục đích nói qua bài tập. Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài. Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? Học sinh làm bài cá nhân. Sau đó báo cáo kết quả. Câu a) Điền vào cuối câu dấu chấm hỏi => Đây là câu hỏi Câu b) Điền vào cuối câu dấu chấm than hoặc dấu chấm => Đây là câu khiến Câu c) Điền vào cuối câu dấu chấm than hoặc dấu chấm => Đây là câu khiến. Bài tập 4: Yêu cầu học sinh chuyển các câu kể đã cho thành câu khiến Hỏi: Có mấy cách chuyển câu kể thành câu khiến? Học sinh làm miệng, nói trước lớp. Chẳng hạn a) Bà nấu cơm. => Câu kể - Bà nấu cơm đi ạ ! => Câu khiến - Bà ơi, bà đừng nấu cơm nhé! => Câu khiến - Cháu xin bà hãy nấu cơm đi ! => Câu khiến ... GV củng cố cho học sinh các cách chuyển câu kể thành câu khiến. 3. Củng cố dặn dò - Học sinh đọc phàn Ghi nhớ trong sách ôn. - GV nhận xét giờ học. Tiết 5, 6 Tiếng Việt ôn tập các thành phần của câu ( 2 tiết) I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập củng cố các kiến thức về các thành phần của câu đã học ở lớp 4 ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ). - Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo câu. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè; các bài tập tham khảo phục vụ cho nội dung ôn tập III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức GV hỏi: Trong câu có các thành phần chính nào? ( Chủ ngữ, vị ngữ). Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào? Ngoài CN và VN, em còn biết thêm thành phần nào của câu? ( Trạng ngữ). Trong câu, trạng ngữ có vai trò gì? ( Bổ sung ý nghĩa cho câu về địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện ). GV chốt kiến thức; yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn. Gv đưa một số ví dụ để học sinh thực hành xác định các thành phần của câu: - Từ ngày còn nhỏ, tôi đã thích những bức tranh lợn, gà, chuột, ếch của các nghệ sĩ làng Hồ. - Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. - Hoa loa kèn mở rộng năm cánh, rung rinh trước gió. - Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. - Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. - Tiếng suối chảy róc rách. - Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. - Khi mùa xuân đến, cây gạo già lại trổ lộc non, lại gọi chim chóc tới. - Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô. - Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. - Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả. Tiết 2 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS nối tiếp đọc câu chuyện Ngôi nhà đỏ trong sách ôn. Cả lớp đọc thầm . Xác định yêu cầu của bài tập. Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ 1 ở khu vườn nọ Thỏ Trắng làm được một ngôi nhà gỗ 2 Thỏ sơn ngôi nhà màu đỏ 3 Một đêm nọ trời đổ mưa xuống 4 ngôi nhà đỏ bị cuốn trôi... 5 Sáng hôm sau Gà Trống, Vịt Xám, Lợn Hoa vội lên thuyền đi tìm Thỏ Trắng 6 Sau khoảng nửa tiếng Gà Trống, Vịt Xám, Lợn Hoa trông thấy ngôi nhà đỏ bập bềnh giữa dòng nước 7 Trong ngôi nhà đỏ Thỏ Trắng đang ôm mặt khóc 8 Các bạn buộc dây vào ngôi nhà, kéo vào bờ 9 Thỏ Trắng ôm chầm lấy các bạn Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài cá nhân. GV chữa bài. Củng cố kiến thức về cách đặt câu hỏi tìm bộ phận trạng ngữ: Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi : Khi nào? Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi : ở đâu? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi : Vì sao? Tại sao? Nhờ đâu?... Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi : Để làm gì? Để thế nào? ... Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi : Bằng cái gì? Với cái gì?... 3. Củng cố dặn dò - Học sinh đọc phàn Ghi nhớ trong sách ôn. - GV chốt kiến thức vừa ôn tập. - GV nhận xét giờ học. Tuần 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG A HE MON TIENG VIET 5.doc
Tài liệu liên quan