Giáo án phần thực hành Chuyên đề “Quy trình dạy học phân môn tập đọc – kể chuyện” lớp 3

Lúng túng có nghĩa là gì?

H: Khi đang lúng túng, điều gì bất ngờ đã xảy ra khiến cho Thuyên và Đồng ngạc nhiên?

- Gọi HS nhận xét

 - GV nhận xét, chốt ý: Một trong ba thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên và Đồng.

- H: Anh thanh niên có phải là người quen của Thuyên và Đồng hay không?

Chuyển ý: Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen và trả giúp tiền cho Thuyên và Đồng trong khi họ chưa quen nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu sang đoạn 3.

- Gọi 1 hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 3: Vì sao anh thanh niên lại giúp đỡ cảm ơn Thuyên và Đồng?

 

doc13 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phần thực hành Chuyên đề “Quy trình dạy học phân môn tập đọc – kể chuyện” lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS, THPT VICTORY ----------------™'&'˜--------------- GIÁO ÁN PHẦN THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ “QUY TRÌNH DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN” LỚP 3 Tổ chuyên môn: Khối 3 Năm học: 2017 - 2018 Tập đọc – Kể chuyện Bài: GIỌNG QUÊ HƯƠNG Tiết: 19 I. MỤC TIÊU A. TẬP ĐỌC 1. Kiến thức - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: thành thực, cúi đầu, đôn hậu, chuyện trò. - Hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. 2. Kĩ năng - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài và giọng đọc bắt đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, biết ơn cội nguồn. - Giáo dục kĩ năng sống: HS biết giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn mất mát người thân với người khác. + GD HS biết đồng cảm với những tổn thất của đồng bào vùng bão lũ. B. KỂ CHUYỆN - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa để kể lại một đoạn (hoặc cả câu chuyện) bằng giọng kể (lời dẫn truyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Phương pháp hỏi – đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thuyết trình Phương pháp đóng vai 2. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên: giáo án, giáo án điện tử, SGK, bảng phụ viết nội dung chính, một số hình ảnh về quê hương, tranh vẽ phần kể chuyện, bản đồ. b. Học sinh: SGK, bút chì, vở ghi bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. TẬP ĐỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Tiết học trước các em đã được ôn lại các bài tập đọc. - Hãy đọc thuộc lòng bài thơ? - Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) *Giới thiệu chủ đề H: Chủ đề tuần trước là gì? - Mỗi người sống trong cộng đồng cần có thái độ như thế nào? - Chiếu tranh, HS quan sát tranh. Tranh vẽ gì? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt: Bức tranh vẽ một vùng quê thật đẹp với cánh đồng lúa, những gốc đa cổ thụ, mấy con trâu và hai người bạn chăn trâu đang nằm dài trên bãi cỏ chuyện trò. Đây là những hình ảnh gần gũi, làm người ta gắn bó với quê hương. Vậy chủ điểm tuần này chúng ta được học chính là Quê hương. Nhưng quê hương còn là giọng nói của người thân và tất cả những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện Giọng quê hương của nhà văn Thanh Tịnh. - Viết tên bài Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc a) Đọc mẫu - Giáo viên đọc mẫu lần 1. - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng diễn cảm, chú ý đọc đúng giọng của: + Người dẫn truyện: giọng tâm sự nhẹ nhàng, sâu lắng. + Thuyên, Đồng và anh thanh niên: lịch sự, nhã nhặn. b) Hướng dẫn luyện đọc * Luyện đọc câu. - Học sinh luyện đọc câu nối tiếp. (lượt 1) - Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét - Luyện đọc tiếng khó + H: Trong câu vừa đọc, các em thấy tiếng nào khó đọc? - Gọi HS nêu từ khó đọc, GV ghi bảng +GV hướng dẫn đọc từ khó, GV đọc mẫu, HS đọc lại (Cá nhân, đồng thanh) - GV nói: Chúng ta vừa được luyện đọc tiếng khó, để giúp các em đọc đúng và tốt hơn, chúng ta cùng luyện đọc câu lượt 2. - HS đọc nối tiếp câu. (lượt 2) - Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét - Hướng dẫn HS ngắt nghỉ câu dài. ( GV đọc mẫu – HS dùng bút chì để vạch ngắt, nghỉ câu hợp lí) - Gọi HS đọc lại câu dài - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét + Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/anh là... Chuyển ý: Chúng ta vừa được luyện đọc nối tiếp câu, cô thấy các em đã đọc tương đối tốt. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang luyện đọc đoạn. * Luyện đọc đoạn - H: Bài tập đọc này chia thành mấy đoạn? - Gọi HS nhận xét - Gv chốt: Dựa vào cách đánh số thứ tự trong bài, chúng ta chia bài tập đọc thành 3 đoạn. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn lượt 1 - Gọi học sinh nhận xét bạn đọc - GV nhận xét *Luyện đọc đoạn khó ( GV đọc mẫu – HS dùng bút chì để vạch ngắt, nghỉ câu hợp lí) - Gọi HS đọc lại đoạn khó - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét Nói đến đây,/người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu,/đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương.// Còn Thuyên,/Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương,/yên lặng nhìn nhau,/mắt rớm lệ.// Chuyển ý: Để các em đọc đoạn tốt hơn, cô sẽ cho các em luyện đọc đoạn theo nhóm 3. *Luyện đọc trong nhóm - HS đọc trong nhóm 3, mỗi bạn đọc 1 đoạn. Chuyển ý: Như vậy, các em vừa được luyện đọc tiếng khó, câu và đoạn tốt rồi. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang luyện đọc toàn bài. * Luyện đọc toàn bài - Gọi 1 HS khá đọc toàn bài - Gv nhận xét. - Chuyển ý: Chúng ta vừa hoàn thành tốt phần luyện đọc, để hiểu rõ hơn về nội dung của bài tập đọc này, chúng ta cùng bước sang phần tìm hiểu bài. - Gọi 1 HS đọc chú giải: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Gọi 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm - H: + Nguyên nhân nào đã khiến Thuyên và Đồng bước vào quán ăn? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận - Em hiểu “rời quê” có nghĩa là gì? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận Câu hỏi 1: Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? - Gọi hs nhận xét + Gv chốt ý: Vậy đây chính là cuộc gặp gỡ giữa Thuyên, Đồng và anh thanh niên. Chuyển ý: Quan sát tranh trong SGK/76, - Tranh vẽ gì? Vậy trong cuộc gặp gỡ này, Thuyên, Đồng và anh thanh niên đã nói gì với nhau? Giữa họ có những cảm xúc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. - Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi H: Sau khi ăn xong, sự cố gì đã xảy ra với hai anh? - Sự cố ấy làm cho Thuyên và Đồng cảm thấy thế nào? - Lúng túng có nghĩa là gì? H: Khi đang lúng túng, điều gì bất ngờ đã xảy ra khiến cho Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt ý: Một trong ba thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên và Đồng. - H: Anh thanh niên có phải là người quen của Thuyên và Đồng hay không? Chuyển ý: Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen và trả giúp tiền cho Thuyên và Đồng trong khi họ chưa quen nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu sang đoạn 3. - Gọi 1 hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. Câu hỏi 3: Vì sao anh thanh niên lại giúp đỡ cảm ơn Thuyên và Đồng? - Khi nghe được giọng quê hương hương mình, anh thanh niên cảm thấy như thế nào? - Vậy nén nỗi xúc động có nghĩa là gì? - Vậy chứng tỏ Thuyên và Đồng cùng quê với anh thanh niên, những người cùng quê hương gọi là gì? GV nói: Giữa một vùng đất xa lạ, khi nghe được giọng nói của quê hương mình, đặc biệt là giọng nói đặc trưng của người miền Trung làm cho những người xa quê bỗng cảm thấy gần gũi và thân quen biết bao! H: + Khi được người khác giúp đỡ, Thuyên và Đồng đã làm gì? - Nhưng anh thanh niên lại xua tay, quay lại nói lời cảm ơn với Thuyên và Đồng, vì sao vậy? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận - Khi nhắc đến quê hương, tình cảm của mọi người như thế nào? - Những chi tiết nào thể hiện tình cảm nhớ nhung tha thiết ấy? Chuyển ý: Qua cuộc gặp gỡ tình cờ, những con người xa lạ đã trở thành những người bạn nhờ nhận ra giọng nói của quê hương mình. - Vậy, em nghĩ gì về giọng quê hương? - Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay. - Nội dung chính: Câu chuyện thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. *Giáo dục học sinh: Trong cuộc sống, có những lúc người khác gặp sự cố không mong muốn, chúng ta cần giúp đỡ, chia sẻ với họ. - Em đã biết giúp đỡ bạn hay chưa? - Những nhân vật trong bài quê ở đâu? - Chiếu hình ảnh bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí của miền Trung trên bản đồ. *Liên hệ miền Trung: Mỗi vùng miền lại có giọng quê hương riêng biệt cho từng vùng ấy. Nhắc đến miền Trung, chúng ta nghĩ đến giọng nói đặc trưng của người dân Thanh -Nghệ - Tĩnh- Bình- Trị- Thiên, nghĩ đến những người dân chăm chỉ, thật thà với tinh thần kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Như chúng ta đã biết, cơn bão số 10 vừa đổ bộ vào miền Trung, gây thiệt hại lớn về tinh thần và vật chất nơi đây. Hàng trăm nghìn ngôi nhà chìm trong biển nước, tài sản bị lũ cuốn đi, đồng nghĩa với rất nhiều người dân không có nơi ở, thức ăn hàng ngày Chúng ta cần biết chia sẻ, đồng cảm với những nỗi mất mát đó. Chuyển ý: chúng ta vừa tìm hiểu nội dung bài tập đọc, để thể hiện đúng giọng các nhân vật và hiểu được tình cảm của các nhân vật, chúng ta cùng luyện đọc lại bài. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Luyện đọc phân vai H: Trong bài gồm có những nhân vật nào? - Gọi HS đọc phân vai theo: + Giọng người dẫn truyện + Giọng Thuyên + Giọng anh thanh niên - HS nhận xét - Gv nhận xét. Chuyển ý sang kể chuyện: Mỗi bài tập đọc là một câu chuyện hay trong cuộc sống đấy, để kể lại câu chuyện này cho người thân nghe, chúng ta cùng chuyển sang phần kể chuyện. B. KỂ CHUYỆN - Gọi học sinh đọc yêu cầu. H: Đề bài yêu cầu gì? - Dán tranh và yêu cầu học sinh quan sát + Tranh vẽ gì? + Tranh ứng với đoạn nào trong câu truyện? - Chia nhóm 3, mỗi HS trong nhóm kể một đoạn. - Gọi các nhóm thi kể chuyện từng đoạn - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể chuyện hay. - Gọi 1 nhóm đóng vai các nhân vật để kể chuyện. - GV nhận xét IV. Củng cố, dặn dò H: Chúng ta vừa tìm hiểu bài tập đọc nào? - Hãy nhắc lại nội dung chính của bài? - Khi xa nhà, em thường có cảm giác gì? Vậy những người xa quê hương cũng vậy, họ luôn nhớ về quê hương, họ tự hào, tôn trọng giọng nói của quê hương mình. Tây Nguyên là nơi có rất nhiều người từ nhiều vùng, miền đến sinh sống. Họ vẫn giữ được giọng nói và phong tục của quê hương mình. Cộng đồng người Việt Nam sống ở nước ngoài cùng vậy, tuy họ sống ở những nước khác nhau nhưng khi gặp nhau họ vẫn nói tiếng Việt để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của quê hương Việt Nam. Cho nên chúng ta không được nhái lại giọng nói của người khác. Mở rộng: Quê hương là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Bây giờ cô sẽ giới thiệu với các em một bài thơ rất hay viết về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân, bài thơ đã được phổ thành nhạc. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS đọc tốt, kể chuyện hay. Khuyến khích, động viên HS tự tin hơn khi kể chuyện. - Dặn dò học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị cho bài Thư gửi bà. - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. - HS nhận xét - TL: Cộng đồng - Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau - Cây đa, đồng lúa vàng, con trâu đang nằm nghỉ và hai bạn nhỏ đang nằm chơi giữa đồng cỏ. - HS nhận xét - Học sinh nhắc lại tên bài - Học sinh lắng nghe và đọc thầm theo. - Hs đọc nối tiếp câu - HS nhận xét + TL: đôn, cúi, trò, thành... - HS nêu - HS đọc nối tiếp câu lượt 2 - HS nhận xét - TL: 3 đoạn. Đoạn 1: từ đầu đến lạ thường Đoạn 2: tiếp theo đến muốn làm quen Đoạn 3: phần còn lại. - HS nhận xét - 3 HS đọc - Nhận xét bạn đọc - Lắng nghe hướng dẫn - 2 học sinh đọc - HS nhận xét - 1 HS đọc toàn bài - HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi. + TL: Thuyên và Đồng rời quê đi làm ăn, họ bị lạc đường và ghé vào quán ăn luôn tiện để hỏi đường. - HS nhận xét - Là đi ra khỏi quê hương đi đến một vùng đất mới lạ để làm ăn, để mưu sinh cuộc sống. - HS nhận xét - TL: Cùng ăn với ba người thanh niên - HS nhận xét và nhắc lại câu trả lời đúng - Tranh vẽ mọi người đang ở trong quán cơm, một trong ba anh thanh niên lại gần Thuyên và Đồng để nói chuyện. - Cả lớp đọc thầm + TL: Thuyên và Đồng không mang tiền theo. - Lúng túng - là sự việc xảy ra bất ngờ, chưa biết xử lí như thế nào. + TL: Có một trong ba anh thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn. - Hs nhận xét và nhắc lại câu trả lời đúng TL: Không. Anh ta muốn làm quen. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn 3 TL: Vì anh thanh nhận ra được giọng của quê hương mình khi nghe Thuyên và Đồng nói chuyện. - Anh thanh niên phải nén nỗi xúc động. - bản thân kìm nén cảm xúc vào trong, không để bộc lộ ra ngoài. - Đồng hương TL: - Nói lời cảm ơn TL: Vì Thuyên và Đồng đã gợi lại cho anh thanh niên nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với quê hương, nhớ về người mẹ đã qua đời của mình. - tha thiết, nhớ nhung + Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; + Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ - Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi, gợi cho mỗi người những kỉ niệm sâu sắc với người thân. Khi nghe được giọng quê hương, những người cùng quê như cảm thấy gắn bó với nhau hơn. - Ví dụ: Khi bạn quên sách vở, đồ dùng học tập, em cho bạn mượn hoặc xem chung. - miền Trung - quan sát - Theo dõi bạn đọc TL: Thuyên, Đồng và ba thanh niên - HS đọc - Cả lớp lắng nghe TL: Dựa vào tranh minh họa, hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương + + Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có ba thanh niên đang ăn.Ứng với đoạn 1. + Tranh 2: Một trong ba thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên và Đồng. Ứng với đoạn 2. + Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng. Ứng với đoạn 3. - Bình chọn nhóm kể hay nhất. TL: Giọng quê hương - Câu chuyện thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. - Nhớ nhà Rút kinh nghiệm tiết dạy: .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 10 Giong que huong_12405700.doc
Tài liệu liên quan