Giáo án phụ đạo Ngữ văn 10 cả năm

ÔN TẬP CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN THUYẾT MINH

VÀ TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

- Nắm được tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

 2. Kĩ năng: Biết cách xây dựng kết cấu một văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh. Bên cạnh đó cần đản bảo tính hấp dẫn và chuẩn xác khi làm văn thuyết minh.

 3. Thái độ: Tự giác làm thêm bt luyện tập

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 

doc140 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án phụ đạo Ngữ văn 10 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất? Đề 5: Cảm nhận của anh ( chị) về bài thơ “ Nhàn “ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục 2006) I.Lí thuyết Câu 1: - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động (1điểm) - Có 5 nhân tố: + Nhân vật giao tiếp. + Hoàn cảnh giao tiếp. + Nội dung giao tiếp. + Mục đích giao tiếp. + Phương tiện và cách thức giao tiếp. Câu 2: Đặc điểm của văn bản: Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung. Mỗi văn bản nhằm thực hiện một ( hoặc một số ) mục đích giao tiếp nhất định. Câu 3: - Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. - Ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng: + Tính cụ thể. + Tính cảm xúc. + Tính cá thể. Câu 4: Những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự: - Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính. - Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. - Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc. Câu 5: Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 6: Dàn ý chung của một bài văn tự sự: Mở bài: Giới thiệu câu chuyện ( hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật ). Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính diễn biến câu chuyện. Kết bài: kết thúc câu chuyện ( có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa II: Nghị luận xã hội: Câu 1. Viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá 12 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”? Cần khái quát được nội dung câu tục ngữ, trình bày được suy nghĩ của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua câu tục ngữ như sau: + Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn. + Những biểu hiện về lòng biết ơn: Biết ơn kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị, những người đã chiến đấu hi sinh vì đất nước. + Đây là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. + Rút ra bài học bản thân. Câu 2: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Có chí thì nên”? a. Giải thích nội dung: Có ý chí thì con người sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt công việc, để đạt được mục đích của cuộc sống. b. Đánh giá ý nghĩa: “Có chí thì nên” là lời khuyên đúng đắn vì: - Cuộc sống thường có nhiều khó khăn, trở ngại, đòi hỏi con người phải vượt qua bằng ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm của mình. - Ý chí, nghị lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng, thua và thành, bại của mỗi người. - Thiếu ý chí, dù gặp nhiều thuận lợi trong công việc, con người cũng khó thành công. - Đối với học sinh: câu tục ngữ trên càng có ý nghĩa sâu sắc vì trong học tập và rèn luyện, muốn thành công, học sinh cũng cần phải rèn luyện ý chí, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách để đạt mục đích. - Sử dụng một số dẫn chứng thực tế để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. - Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ. - Liên hệ. Câu 3: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và cách trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng phải bày tỏ được mối quan tâm tới vấn đề. Cần nêu bật được các ý: - Tai nạn giao thông là một quốc nạn, tác động xấu đến nhiều mặt trong đời sống (vật chất, tinh thần). - Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thanh hiên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông III: Tập làm văn: III: Tập làm văn: Đề 1: Nhập vai Mị Châu kể lại chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần sau đó bị đánh tráo dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mị Châu? Nội dung: Kể chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mỵ Châu. - Kể ở ngôi thứ nhất: xưng tôi. - Dẫn dắt theo nhiều cách nhưng phải mạch lạc. - Nói rõ vì sao câu chuyện xảy ra: nhẹ dạ, cả tin - Nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, đảm bảo mạch truyện; có sáng tạo đôi chút so với nguyên bản tạo sự lôi cuốn hấp dẫn - Kết qủa ( hậu quả ) xảy ra. - Suy nghĩ của bản thân và bài học rút ra không gượng ép, phải tự nhiên, sâu sắc. Có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm lồng ghép vào chuyện kể. Đề 2: Quả thị ( trong truyện Tấm Cám) kể chuyện mình trở thành chốn nương thân của Tấm, để từ đó Tấm được gặp lại nhà vua? Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau: 1. Mở bài: Quả thị tự giới thiệu về mình ... 2. Thân bài: Quả thị kể lại diễn biến sự việc: a. Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi Tấm tìm đến để nương thân .... b. Quả thị nghe lời bà lão hàng nước và quyết định "rụng" xuống bị của bà lão .... c. Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi được bà lão nâng niu, ngắm nghía và ngửi mùi thơm.... d. Những lần quả thị chứng kiến Tấm "chui ra" quét dọn nhà cửa và "thổi cơm", "nấu canh" giúp bà lão.... e. Quả thị kể lại lần bà lão giả vờ đi chợ, lén trở về nhà và phát hiện Tấm... g. Cảm giác và suy nghĩ quả thị khi bà lão xé vụn vỏ (thị) của mình.... 3. Kết bài: Quả thị (lúc này chỉ còn là những mảnh vỏ) ngắm nhìn và suy nghĩ trước cảnh Tấm được nhà vua đón lên kiệu để về cung... Đề 3: Sau khi học đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn. Anh ( chị ) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây? 1. Mở bài: a. Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến. b. Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây. 2. Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh: a. Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây: - Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình. - Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo. b. Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp: - Hiệp một: + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn. + Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang. - Hiệp hai: + Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây. + Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức. + Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên. - Hiệp ba: + Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây. + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh. - Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù. 3. Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến ... Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất? 1. Mở bài: a. Lời dẫn dắt mở đầu để chuẩn bị giới thiệu câu chuyện sắp kể (chẳng hạn dẫn dắt bằng việc nêu ra qui luật của cuộc sống, qui luật chung trong đời sống tình cảm của mỗi con người...). b. Nhấn mạnh đến một kỉ niệm sâu sắc và nêu ấn tượng chung của bản thân ... 2. Thân bài: a. Hoàn cảnh chung gắn với việc hình thành nên kỉ niệm đáng nhớ: thời gian, không gian, con người, sự việc...có liên quan. b. Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự hợp lí (kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm). 3. Kết bài: a. Kết thúc câu chuyện (...) b. Nêu cảm tưởng và ý nghĩa của kỉ niệm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân Đề 5: HS nêu được cảm nhận của mình về bài thơ NHÀN của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm nhận thể hiện qua các nội dung sau: 1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (Câu 1,2, câu 5,6). - Cuộc sống thuần hậu: + Hiện lên trong câu thơ là một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động quen thuộc: mai, cuốc, cần câu. +Cách dùng số tính đếm rành rọt “Một,một,một” cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo. +Việc một Trạng Trình danh tiếng lẫy lừng trở về với đời sống bình dị, dân dã: đào ao, cuốc đất cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà vẫn thuần hậu, nguyên thủy: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” đạm bạc mà không khắc khổ, vẫn thanh cao. - Cuộc sống thanh cao: (Câu 5 và 6). +Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ; sinh hoạt bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao. +Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông; có mùi vị có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Vì vậy cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao trong sự trở về, hoà hợp với thiên nhiên. 2. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (câu 3,4, câu 7,8). - Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối mặt với danh lợi như nước với lửa. Sống cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt. - “Vắng vẻ” đối lập với “lao xao”, “ta” đối lập với “người”. Đó cũng là sự đối lập của hai hoàn cảnh sống. “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, là nơi thảnh thơi của tâm hồn. “Chốn lao xao” là nơi cửa quyền, là đưỡng hoạn lọâ nhiều đua chen, thủ đoạn - Hai chữ “dại” – “khôn” vừa thâm trầm vừa hóm hỉnh, thể hiện sự thư thái ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Trạng Trình là một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo trong sự chọn lựa: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”, “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” -Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái “Khôn” của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với tự nhiên. “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao” Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quí chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách đểù nhà thơ từ bỏ “chốn lao xao” quyền quí đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm “ái quốc ưu dân”. Kiểm tra, đánh giá: Trình bày nội dung của từng bài học. Chuẩn bị: Chuẩn bị bài mới. ********************************************** Tiết dạy 55,56,57 Ngày soạn: Ngày dạy: HỌC KÌ II ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH (Phương pháp và Lập dàn ý văn thuyết minh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp;Và cách luyện viết đoạn văn thuyết minh; Cách lập dàn ý văn thuyết minh. -Kĩ năng: Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao. Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập của các em. -Thái độ : Tạo hứng thú viết văn, đọc văn. II. CHUẨN BỊ GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành. HS: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ : Em hãy nhắc lại khái niệm văn thuyết minh? IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Hoạt động của GV và HS Mục tiêu cần đạt Hướng dẫn học sinh nêu lại các phương pháp thuyết minh đã học. GV: Phương pháp thuyết minh có vai trò quan trọng trong việc viết bài văn thuyết minh. GV: Nêu các phương pháp thuyết minh đã học? GV: Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh mới. GV:Căn cứ vào đâu để chọn phương pháp thuyết minh cho bài viết? Mục đích của người viết khi vận dụng phương pháp thuyết minh? Hướng dẫn học sinh lập dàn ý: GV: Chép đề bài lên bảng: Làm dàn ý cho bài văn thuyết minh về Đại thi hào Nguyễn Du ( Học sinh có thể tham khảo phần giới thiệu trong SGK Ngữ Văn 10 tập II (92)) Gọi học sinh đọc mục 2 phần II và yêu cầu học sinh dựa vào đó để làm bài dàn ý. GV: Có nhiều cách thuyết minh, chọn cách nào tuỳ sở trường của người thuyết minh. Khi thuyết minh về một danh lam , di tích thì tuỳ theo yêu cầu thuyết minh ta chọn những cách trình bày sau: + Trình tự không gian + Trình tự thời gian Nếu yêu cầu thuyết minh về cấu trúc của danh lam di tích: + Nguyên liệu , vật liệu , điều kiện tiến hành + Các bước các khâu trong quá trình tiến hành. Em hãy trình bày dàn ý giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm? ? Muốn giới thiệu về một danh nhân một tác phẩm tác giả tiêu biểu ta phải lần lượt làm những công việc gì? I.Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh - Phương pháp thuyết minh phù hợp sẽ làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn. - Mục đích thuyết minh được thể hiện, hiện thực hóa qua các phương pháp thuyết minh . Còn phương pháp thuyết minh là công cụ để phục vụ cho mục đích thuyết minh nào đó. II. Một số phương pháp thuyết minh: 1.Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học: - Các phương pháp thuyết minh đã học: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích. a) Liệt kê b) Chú thích, phân tích c) Dùng số liệu, chú thích, phân tích d) Liệt kê, phân tích Làm cho sự vật hiện tượng được thuyết minh thêm sinh động và hấp dẫn. 2.Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh : - Thuyết minh bằng cách chú thích. - Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả. III – Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh: - Căn cứ vào mục đích thuyết minh để chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. - Mục đích của việc vận dụng phương pháp thuyết minh: làm rõ đối tượng, gây hứng thú, hấp dẫn cho người đọc. IV. Luyện tập: * Đề bài1: Về tác giả Nguyễn Trãi. * Dàn ý cho đề bài đã nêu A- Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Trãi. B- Thân bài: Thuyết minh những nét nỗi bật về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi: 1.Các sáng tác chính. 2.Nguyễn Trãi – là nhà văn chính luận kiệt xuất. 3.Nguyễn Trãi – là nhà thơ trữ tình xuất sắc. C – Kết bài 1.Tóm vài nét sơ lược về sự nghiệp thơ văn của tác giả. 2. Cảm nghĩ của bản thân. * Đề bài 2: Về tác giả Nguyễn Du. a. Phần mở bài: - Giới thiệu về Nguyễn Du. ( Tiếng thơ ai động đất trời- Nghe như non nước vọng lời ngàn thu- Ngàn năm sau nhớ ND- Tiếng thơ như tiếng mẹ ru mỗi ngày. Tố Hữu) Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. + Tên thật quê quán, khoảng thời gian sống , nơi thờ tự hiện nay) b. Phần thân bài: - Cuộc đời: + Thời đại ND sống + Vốn sống phong phú + Ảnh hưởng đến sáng tác - Sự nghiệp: + Các sáng tác chính + Nội dung chính + Nghệ thuật c. Kết bài: - Trở lại đề tài phần mở bài ( Thái độ của ND, lưu lại cảm xúc của người thuyết minh...) * Đề bài 3: Về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm * Mở bài:+ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà Nho tài đức vẹn toàn. * Thân bài:- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. - Đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan dới triều Mạc. + Dâng sớ vạch tội bọn lộng thần -> vua không nghe -> cáo quan về quê dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân. + Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm -> có nhiều mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc. - Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. + Để lại khoảng 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm. + Thơ ông mang đậm chất giáo huấn, triết lý, ca ngợi chí kẻ sĩ, thú thanh nhàn, và phê phán những thói xấu trong xã hội. * Kết bài: - Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương về tài năng và nhân cách - Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này. V. Kiểm tra, đánh giá chung ***************************************** Tiết dạy 58,59,60 Ngày soạn: Ngày dạy: ÔN TẬP CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN THUYẾT MINH VÀ TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Nắm được tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 2. Kĩ năng: Biết cách xây dựng kết cấu một văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh. Bên cạnh đó cần đản bảo tính hấp dẫn và chuẩn xác khi làm văn thuyết minh. 3. Thái độ: Tự giác làm thêm bt luyện tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: GV: HS nhắc lại các kiến thức đã học về văn thuyết minh. GV: Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh? HS: Trả lời HS đã học bài “Tỏ lòng”, yêu cầu HS thuyết minh theo kết cấu đã cho sẵn. HS làm bài GV nhận xét GV hướng dẫn HS thuyết minh về di tích hay thắng cảnh của đất nước. I. ÔN TẬP CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU 1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về  cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị, của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh. 2. Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau: -   Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. -  Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,). -   Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân-kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,). -   Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. 3. Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, có thể tổ chức kết cấu như sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng. - Thuyết minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: +         Giá trị nội dung của bài thơ. +         Giá trị nghệ thuật của bài thơ. Chú ý: Có thể thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ trước rồi mới thuyết minh giá trị nội dung hoặc đan xen. -  Khẳng định về giá trị của bài thơ. 4. Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, có thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau: - Giới thiệu chung về di tích hoặc thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật, - Thuyết minh cụ thể về đặc điểm, giá trị các mặt của di tích hoặc thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu, - Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ lôgic, hoặc phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết cấu. - Khẳng định, nhấn mạnh về đặc điểm cũng như giá trị của đối tượng đã thuyết minh. HOẠT ĐỘNG 2: GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. GV: đưa ra một số bài trắc nghiệm để HS nắm được bài học. HS làm bài GV Nhận xét, Bổ sung. GV đưa ra một số ví dụ để học sinh tham khảo, sau đó yêu cầu HS chỉ ra tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của đoạn văn. GV củng cố lại bài học II. ÔN TẬP TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN 1. Lý thuyết * V¨n b¶n thuyÕt minh cÇn ph¶i chuÈn x¸c. §Ó ®¶m b¶o yªu cÇu nµy, nh÷ng tri thøc trong v¨n b¶n ph¶i cã tÝnh kh¸ch quan, khoa häc, ®¸ng tin cËy. Cã thÕ míi thùc sù cã Ých cho ngưêi ®äc, ngưêi nghe. * V¨n b¶n thuyÕt minh cÇn ph¶i hÊp dÉn ®Ó thu hót sù chó ý cña ngưêi ®äc, ngưêi nghe. Muèn thÕ cÇn sö dông nhiÒu h×nh tîng sinh ®éng, nhiÒu so s¸nh cô thÓ, vµ c©u v¨n ph¶i biÕn hãa linh ho¹t. Nh÷ng sù tÝch, nh÷ng truyÒn thuyÕt thÝch hîp còng lµm cho v¨n b¶n thuyÕt minh thªm hÊp dÉn vµ s©u s¾c. 2. Bài tập C©u 1: BiÖn ph¸p nµo kh«ng ph¶i lµ biÖn ph¸p c¬ b¶n nh»m b¶o ®¶m tÝnh chuÈn x¸c cña v¨n b¶n thuyÕt minh: A. Ph¶i thu thËp tµi liÖu tham kh¶o vÒ vÊn ®Ò cÇn thuyÕt minh. B. Ph¶i xem phim, ¶nh vÒ vÊn ®Ò cÇn thuyÕt minh. C. Chó ý ®Õn thêi ®iÓm xuÊt b¶n tµi liÖu ®Ó cËp nhËt th«ng tin. D. Ph¶i t×m hiÓu thÊu ®¸o vÒ vÊn ®Ò cÇn thuyÕt minh C©u 2: Khi thuyÕt minh vÒ mét t¸c phÈm v¨n häc, cÇn ®¶m b¶o tÝnh chuÈn x¸c vÒ: A. Hoµn c¶nh ra ®êi, cèt truyÖn, nh©n vËt, c¸c sù viÖc chÝnh. B. Hoµn c¶nh ra ®êi, tªn t¸c phÈm, nh©n vËt, c¸c sù viÖc chÝnh. C. Tªn t¸c phÈm, hoµn c¶nh ra ®êi, ®Æc s¾c vÒ néi dung, nghÖ thuËt. D. Tªn t¸c phÈm, cèt truyÖn, nh©n vËt, sù viÖc chÝnh, gi¸ trÞ néi dung. C©u 3: C©u nµo sau ®©y nªu ®óng vÒ tÝnh hÊp dÉn cña v¨n b¶n thuyÕt minh: A. V¨n b¶n giµu sè liÖu thèng kª, nhiÒu h×nh ¶nh vµ chi tiÕt cô thÓ. B. Ph¶i ®¶m b¶o tÝnh kh¸ch quan, khoa häc, ®¸ng tin cËy. C. V¨n b¶n cã søc l«i cuèn vµ thu hót sù chó ý cña ngêi ®äc. D. V¨n b¶n mang ®Ëm c¶m xóc cña ngêi viÕt. C©u 4: Dßng nµo sau ®©y kh«ng ph¶i lµ biÖn ph¸p c¬ b¶n t¹o nªn tÝnh hÊp dÉn cña v¨n b¶n thuyÕt minh? A. Sö dông nhiÒu h×nh tîng sinh ®éng. B. C©u v¨n ph¶i biÕn hãa, linh ho¹t. C. KÕt hîp víi c¸c sù tÝch, truyÒn thuyÕt thÝch hîp. D. Kh¸ch quan, khoa häc. Một số ví dụ tham khảo: Ví dụ 1: Nhà thờ Ngọc Đồng nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh - Kim Động, tỉnh Hưng Yên được thiết kế theo lối kiến trúc Gôma nguy nga, đồ sộ, hình dáng như một con tàu biển hướng về phía địa phận Phát Diệm - trung tâm đạo thiên chúa Việt Nam. Hai bên mái giống như hai bên boong tàu, có nhiều cửa, tạo ánh sáng tự nhiên. Nhà thờ có chiều dài 70m, rộng 20m, tháp cao 33m, chia thành hai tầng... Ví dụ 2: Sen có nhiều ở nước ta, xuất hiện ở rất nhiều tỉnh đồng bằng. Riêng sen ở Hồ Tây là đẹp nhất. Mỗi bông sen lớn cho nhiều gạo sen. ở nước ta, không biết cây sen có tự bao giờ. Chỉ biết đâu đâu cũng thấy bạt ngàn hoa sen. Từ miền núi, trung du đến đồng bằng, nhiều nhất là ở Đồng Tháp Mười, vùng đồng trũng Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng. Song tuyệt nhất vẫn là sen Hồ Tây. Bông sen nơi đây rất lớn, hương thơm ngát, mỗi bông cho từ 90 - 100g gạo sen. Những hạt gạo sen trắng tinh nằm trên những tua hoa thanh mảnh màu vàng rực. IV. Kiểm tra, đánh giá chung **************************************** Tiết dạy 61,62,63 Ngày soạn: Ngày dạy: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Nắm được khái niệm đoạn văn. 2. Về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn thuyết minh. 3. Về thái độ: nhận thức được tầm quan trọng của đoạn văn đối với một bài viết thuyết minh. II. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên: a/Dự kiến biện pháp tổ chuc HS hoạt động tiếp nhận bài học:kết hợp giữa ôn tập kiến thức và thực hành viết đoạn văn. b/Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên và Chuẩn kiến thức kĩ năng 2. Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk và giáo viên. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Muốn làm một bài văn thuyết minh có kết quả cần phải làm gì? Những phương pháp thuyết minh thường gặp? Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phưong pháp thuyết minh cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Bài mới: Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ. ã Thảo luận câu 1/SGK/62: Thế nào là một đoạn văn? Một đoạn văn cần đạt những yêu cầu nào? ã Thảo luận câu 2/ SGK/62: Điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh? ãThảo luận câu 3 /SGK/63: Một đoạn văn thuyết minh bao gồm bao nhiêu phần ? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác, chứng minh không? Vì sao? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn. Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh: á Yêu cầu: Viết bài văn thuyết minh về món bánh chưng của dân tộc Việt Nam á Lập dàn ý đại cương: á Chọn 1 ý trong dàn ý để diễn đạt thành một đoạn văn: - Có từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng đã trở thành hồn tết Việt. Chuyện kể rằng, vưa Hùng muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ngon dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau dâng sơn hào hải vị. Lang Liệu nhà nghèo, được thần báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn). Đến kì hẹn, Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho "trời tròn đất vuông", vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta. Lang Liệu được truyền ngôi. ã Hướng dẫn : - Chọn đề tài thuyết minh.(Về một danh lam thắng cảnh mà em biết, về một tác phẩm văn học) - Xây dựng dàn ý. - Viết thành những đoạn văn theo dàn ý. - Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn. - Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung. - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn thuyết minh một nhân vật lịch sử dân tộc phân tích nhân vật. Bài viết có bố cục, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; đảm bảo các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh và tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn thuyết minh; ngoài ra có sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và tự sự. Kiến thức : Hiểu biết về di tích lịch sử của địa phương. Quan sát qua thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an phu dao moi nhat_12455621.doc