Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Hoạt động 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế giới sống

-GV: YC HS quan sát hình 1 SGK kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp lên cao?

-- HS: Tế bào  Cơ thể  Quần thể - Loài  Quần xã  Hệ sinh thái - Sinh quyển.

- GV: Hãy cho biết các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống ?

- HSTL:

- GV chốt kiến thức:

 Cấp cơ bản: : Tế bào  Cơ thể Quần thể - Loài  Quần xã  Hệ sinh thái - Sinh quyển.

 Cấp trung gian: Phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan.

- GV:

 + Trong các cấp tổ chức cơ bản, tổ chức nào cơ bản nhất? Tại sao ?

 + Tại sao phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là tổ chức trug gian của thế giới sống ?

- GV YC HS thảo luận nhóm phân tích nguyên tắc thứ bậc nghĩa là ntn ?

- HS thảo luận và trả lời

- GV chốt kiến thức.

 GDMT - TKNL: Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật, tạo nên sự đa dạng sinh học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1-2 Tiết: 1-2 BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chúc nên thế giới sống . - Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp dạy học. 1.2 Kỹ năng: - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hoạt động nhóm và tính khoa học, logic khi tìm hiểu về các cấp tổ chức sống. -Hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức. 1.3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học. à GDMT - TKNL: - Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật, tạo nên sự đa dạng sinh học. - Bảo vệ các loại sinh vật và môi trường sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học. Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. BĐKH dẫn đến tăng nheieetj độ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên, giảm đa dạng sinh học. BĐKH làm cho một số loài dẫn đến sự tuyệt chủng, ảnh hưởng tới quá trình tiến hóa của sinh giới → cần ngăn chặn và giảm bớt các hoạt động, hành vi gây BĐKH. II. TRỌNG TÂM - Phân biệt các cấp tổ chức sống, trong đó tế bào là cấp cơ bản, sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất. - Sự tương tác giữa các cấp tổ chức sống. - Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cấp tổ chức sống. - Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh. III. CHUẨN BỊ - GV: Tranh vẽ hình 1 SGK - HS: Chuẩn bị bài trước IV. TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện Kiểm tra bài cũ 4.3. Bài mới Giới thiệu chương trình sinh học lớp 10.GV đặt câu hỏi; ‏״ hãy nêu một số đặc điểm về cấu tạo của cơ thể sinh vật chung cho tất cả mọi loài? ‏״. Sau khi nghe HS thảo luận và trả lời cậu hỏi, GV đi vào học bài mới và cuối bài quay lại câu hỏi ban đầu. Câu hỏi đó cho HS thấy mọi loài có đặc điểm giống nhau là do được tiến hóa từ tổ tiên chung, sựu khác biệt giũa các loài là do sinh vật luôn phát sinh ra các biến dị và môi trường sống thay đổi đã chọn lọc những dạng thích nghi khác nhau. Hoạt động thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế giới sống -GV: YC HS quan sát hình 1 SGK kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp lên cao? -- HS: Tế bào " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái - Sinh quyển. - GV: Hãy cho biết các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống ? - HSTL: - GV chốt kiến thức: Cấp cơ bản: : Tế bào " Cơ thể "Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái - Sinh quyển. Cấp trung gian: Phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan. - GV: + Trong các cấp tổ chức cơ bản, tổ chức nào cơ bản nhất? Tại sao ? + Tại sao phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là tổ chức trug gian của thế giới sống ? - GV YC HS thảo luận nhóm phân tích nguyên tắc thứ bậc nghĩa là ntn ? - HS thảo luận và trả lời - GV chốt kiến thức. à ]GDMT - TKNL: Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật, tạo nên sự đa dạng sinh học. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống - GV YC HS nghiên cứu mục II nêu 3 đặc điểm cơ bản của thế giới sống ? - HS TL - GV chốt KT trong đó hệ mở, tự điều chỉnh là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt thế giới sống với thế giới vô cơ. - GV chia lớp làm 3 nhóm + Nhóm 1: Tìm hiểu tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. Thế nào là nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ? Thế nào là đặc tính nổi trội ? Cho ví dụ ? Đặc điểm nổi trội do đâu mà có ? Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì ? Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống. (VD nguyên tắc thứ bậc : Tế bào cấu tạo nên mô , các mô tạo thành cơ quan VD: + Cơ quan tim: co bóp, trao đổi máu. + Hệ tuần hoàn: dẫn truyền máu đi khắp cơ thể. - Các đặc điểm nổi trội đặc trưng: trao đổi chất và năng lượng , sinh sản , sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá thích nghi với môi trường sống.) + Nhóm 2: Tìm hiểu hệ thống mở và tự điều chỉnh Cho biết các cấp tổ chức sống có các đặc điểm chung nào? Hệ thống mở là gì ? Thế nào là tự điều chỉnh? VD: Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào ? Nếu môi trường bị biến đổi sẽ ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào? (+ Động vật lấy thức ăn , nước uống từ môi trường và thải chất cặn bã vào môi trường + Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hòa cân bằng cơ thể. - Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. - Sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng sống của các tổ chức sống trong môi trường à chống lại các hoạt động, hành vi gây biến đổi/ ô nhiễm môi trường. + Nhóm 3: Tìm hiểu thế giới liên tục tiến hóa Sự sống tiếp diễn nhờ vào điều gì? Quá trình đó ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? ( môi trường, trao đổi chéo NST, sinh sản hữu tính) à Thế hệ sau có đặc điểm gì so với thế hệ trước? Điều này đã làm cho thế giới sống ổn định và thay đổi như thế nào? - GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức ]GDMT - TKNL: Bảo vệ các loại sinh vật và môi trường sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học. Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. BĐKH dẫn đến tăng nheieetj độ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên, giảm đa dạng sinh học. BĐKH làm cho một số loài dẫn đến sự tuyệt chủng, ảnh hưởng tới quá trình tiến hóa của sinh giới → cần ngăn chặn và giảm bớt các hoạt động, hành vi gây BĐKH. I. Các cấp tổ chức của thế giới sống Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: Tế bào " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái - Sinh quyển. II. Đặc điểm chung của thế giới sống 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc Trong đó tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được. 2. Hệ thống mở tự điều chỉnh. Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. 3. Thế giới sống liên tục tiến hoá. - Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, các sinh vật đều có những điểm chung. - Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi" Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau tạo nên 1 thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. Củng cố Câu 1: Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sinh vật? Câu 2: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Cho ví dụ. Câu 3: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? 4.5. Bài tập, dặn dò - Học bài và trả lời câu 1,câu 2, câu 3, câu 4 cuối bài. - Xem trước bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT. Tìm hiểu: + Hệ thống phân loại giới +Đặc điểm chính của mỗi giới sinh vậ ä Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12518287.doc
Tài liệu liên quan