III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – ko kiểm tra
- Giải thích tại sao chỉ từ 4 loại Nu lại tạo nên các phân tử AND khác nhau đặc trưng cho các loài sinh vật?
3. Bài mới (34p)
- ĐVĐ: Trò chơi: Ô chữ ( Mục tiêu kiểm tra kiến thức các em đã được học) ở Chương I: Thành phần hóa học của tế bào. Hướng đến bài học thuộc chương mới: “Chương II – Cấu trúc tế bào”
Luật chơi:
1. Quan sát ô chữ, sau đó lần lượt chọn các ô chữ trên hang ngang, mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ tìm thấy một số từ khóa để dẫn đến trả lời từ khóa của trò chơi.
2. Khi trả lời được >= 4 câu hỏi trong hang ngang các em có quyền lựa chọn trả lời từ chìa khóa
3. Khi trả lời hết 8 Câu hỏi, các từ khóa hiện ra, các em lắp ráp chúng lại tạo thành 1 cụm từ có nghĩa là câu trả lời của trò chơi hướng đến
4. Trả lời được mỗi câu hỏi trên hàng ngang ghi được 10đ, trả lời được từ chìa khóa 30đ, sau khi có gọi ý đầu tiên ghi 20d, gợi ý thứ 2 ghi 10đ
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 7 - Tiết 7: Tế bào nhân sơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 7
Tiết KHDH: 7
Bài 7 - Tiết 7: Tế bào nhân sơ
I. Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào.
- Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn. Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.
2 Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Phân tích, so sánh, khái quát.
- Hoạt động nhóm.
3 Thái độ:
- Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tế bào.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: - Đặc điểm chung của tế bào, tế bào nhân sơ.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về cấu trúc của tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Xác định được các bào quan tham gia cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào.
Năng lực tư duy
Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa các hình thức vận chuyển các chất
Năng lực giao tiếp hợp tác
Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: Cấu trúc chức năng của các thành phần tế bào
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
Năng lực sử dụng CNTT
Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến tế bào nhân sơ
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIAO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Tranh vẽ sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như tế bào nhân sơ,
- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về vận chuyển các chất qua màng.
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
- Phiếu học tập.
2 Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các mẫu vật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – ko kiểm tra
- Giải thích tại sao chỉ từ 4 loại Nu lại tạo nên các phân tử AND khác nhau đặc trưng cho các loài sinh vật?
3. Bài mới (34p)
- ĐVĐ: Trò chơi: Ô chữ ( Mục tiêu kiểm tra kiến thức các em đã được học) ở Chương I: Thành phần hóa học của tế bào. Hướng đến bài học thuộc chương mới: “Chương II – Cấu trúc tế bào”
Luật chơi:
Quan sát ô chữ, sau đó lần lượt chọn các ô chữ trên hang ngang, mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ tìm thấy một số từ khóa để dẫn đến trả lời từ khóa của trò chơi.
Khi trả lời được >= 4 câu hỏi trong hang ngang các em có quyền lựa chọn trả lời từ chìa khóa
Khi trả lời hết 8 Câu hỏi, các từ khóa hiện ra, các em lắp ráp chúng lại tạo thành 1 cụm từ có nghĩa là câu trả lời của trò chơi hướng đến
Trả lời được mỗi câu hỏi trên hàng ngang ghi được 10đ, trả lời được từ chìa khóa 30đ, sau khi có gọi ý đầu tiên ghi 20d, gợi ý thứ 2 ghi 10đ
Hệ thống câu hỏi trong trò chơi:
Đặc tính của nước? = Phân cực
Dạng nước nào chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào? = Nước liên kết
Liên kết glicozit có ở phân tử nào? = Cacbohidrat
Đặc tính chung của Lipit là gì? = Kị nước
Trong cấc đại phân tử đã học, đại phân tử nào có tính đa dạng nhất? = protein
Vật chất di truyền của đa số các loài sinh vật là gì? = Axit Nucleic
Loại Axit Nucleic nào không có liên kết Hydro trong cấu trúc? = mARN
Loại đơn phân nào chỉ có trong ARN? = Uraxin
Từ khóa: “ CẤU TRÚC TẾ BÀO”
Hoạt động 1: Tìm hiểu tế bào nhân sơ (10 phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- GV yêu cầu HS Quan sát tranh hình 7.1 và tranh hình 7.2 mục I SGK nêu đặc điểm chung của TB nhân sơ? ( về kích thước và cấu tạo)
- GV khái quát kiến thức trên tranh hình.
- Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho TB nhân sơ?
GV: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức toán hoạc vào giải thích tỉ lệ S/V.
S = 4Πr2
V = 1/3. 4Πr3
S/V = 4Πr2/(1/3. 4Πr3) = 3/r
? vậy tỉ lệ S/V phụ thuộc vào đâu?
GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức:
GV: Mở rộng kiến thức: tỷ lệ S/V có thể áp dụng cho cả mức độ cơ thể thậm chí cả quần thể.
VD: Cơ thể người,khi trời lạnh thường nằm co, trời nóng nằm ruỗi để làm gì?
? Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì trong sinh sản? Cho ví dụ?
* Liên hệ: khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ được con người sử dụng.
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời được
+ Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
+ Ưu thế
- HS nghiên cứu trả lời
- HS kiểm chứng bằng cách áp dụng công thức toán học trả lời đc
S = 4Πr2
V = 1/3. 4Πr3
S/V = 4Πr2/(1/3. 4Πr3) = 3/r
HS: Phụ thuộc r theo mqh tỉ lệ nghịch
àNhư vậy (r nhỏ)kích thước TB nhỏ à tỉ lệ S/V lớn à tốc độ trao đổi chất giữa TB với MT diễn ra nhanh nhanhàTB sinh trưởng nhanh, sinh sản nhanhà số lượng tế bào tăng nhanh.
- HS vận dụng Kiến thức bài 1: SV là hệ thống mở nên với cùng 1 khối lượng thì TB nào có S màng lớn è k/n trao đổi chất mạnh è phân bào nhanh hơn và ngược lại
I. Đặc điểm chung của TB nhân sơ.
- Về cấu trúc: 3 thành phần cơ bản ( MSC, TBC, Vùng nhân)
Vùng nhân: chỉ là 1 ptử ADN trần dạng vòng
TBC: chưa có hệ thống nội màng, các bào quan chưa có màng bao, chủ yếu là ribosome
-Về Kích thước: nhỏ 1-5 micrômet ( bằng 1/10 TB nhân thực)è Kích thước TB nhỏà tỉ lệ S/V lớn à
tốc độ trao đổi chất giữa TB với MT diễn ra nhanh nhanhà
TB sinh trưởng nhanh, sinh sản nhanhà số lượng tế bào tăng nhanh.
VD: TB Vikhuẩn 30’ phân chia 1 lần, người 24h
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ (24 phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV: Cho HS quan sát lại tế bào nhân sơ. GV yêu cầu HS đọc mục II.1 và quan sát tranh vẽ 7.1, 7.2
- Hoàn thành phiếu học tập
- Dựa vào yếu tố nào người ta chia VK thành 2 loại: Gram dương và Gram âm?
- Phân biệt 2 nhóm vi khuẩn về cấu chúc và thành phần hóa học của TB?
- Vì sao khi khám những bệnh do VK gây nên, người ta phải xác định VK đó là VK Gram dương hay VK Gram âm?
- trả lời lệnh ở mục II.1
- Với những vi khuẩn không có thành TB thì hình dạng TB có ổn định không?
- Tại sao TB VK được gọi là tế bào nhân sơ?
GV đánh giá, hoàn chỉnh kiến thức.
HS: thảo luận nhóm trả lời các vấn đề.
- HS n/c SGK mục II.1 trả lời
Gram dương
Gram âm
Ko có màng ngoài
Lớp peptidoglucan dày
Ko có khoang chu chất
Có màng ngoài
Lớp peptidoglucan mỏng
Có khoang chu chất
- HS quan sát hình GV cung cấp kết hợp n/c mục II.1 trả lời
- HS đựa vào bảng phân biệt 2 nhóm VK trả lời
II. Cấu tạo của TB nhân sơ.
* Tế bào nhân sơ gồm: 3 tp chính là Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân, ngoài ra còn có thành tế bào, vỏ nhầy, lông và roi.
Những VK gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các TB bạch cầu tiêu diệt.
* Cấu tạo và chức năng của các thành phần như đáp án phiếu học tập số 1
Thành phần cấu trúc
Cấu trúc
Chức năng
1. Lông và roi
Lông( nhung mao)
Roi ( tiên mao)
- Giúp VK bảm vào bề mặt TB chủ
- giúp TB VK di chuyển
2. vỏ nhầy
Chỉ có ở một số loại VK,
- Bảo vệ VK, tránh bị bạch cầu tiêu diệt
3. Thành TB
Có ở phần lớn các TB vi khuẩn
Cấu tạo chủ yếu từ Peptidoglucan (C.H + p.p ngắn)
Phân biệt 2 nhóm VK: Gram+ và Gram-
Qui định hình dạng của TB
- sử dụng thuốc hóa học đặc hiệu để tiêu diệt VK
4. Màng sinh chất
Lớp kép photpho lipid và protêin
Bảo vệ TB
5. Tế bào chất
Là khoảng ko gian giữa MSC và vùng nhân gồm 2 thành phần chính:
- Bào tương: lỏng, nhầy chứa các chất hữu cơ và vô cơ
- Ribosome: chưa có màng bao, đc cấu tạo từ rARN và protein
- Ko có hệ thống nội màng
- Môi trường diễn ra các hđs
- Nơi tổng hợp protêin
6. Vùng nhân
Ko có màng bao
VCDT là 1 phân tử ADN trần dạng vòng
Một số VK còn có thêm plasmid
- Mang TTDT qui định mọi đặc điểm của VK
-
4. Củng cố: ( 4p)
Câu 1: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là:
A. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân. X B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan. D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST.
Câu 2: Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bậc gì ?
Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein và histôn.
Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm nhưng không có các bào quan khác. x
Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh không có ribôxôm.
Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan.
Câu 3: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp:
Phôtpholipit và ribôxôm. C. Ribôxôm và peptiđôglican.
Peptiđôglican và prôtein. D. Phôtpholipit và prôtein. X
Câu 4: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:
Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu. B. Dễ phát tán và phân bố rộng.
B. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh. X D. Thích hợp với đời sống kí sinh.
5. HDVN: ( 1p)
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 7 Te bao nhan so hoi giang_12421923.docx