4. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là :
a. Sự tăng các thành phần của tế bào vi sinh vật
b. Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật
c. Cả a,b đúng
d. Cả a,b,c đều sai
3. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
a. Thời gian một thế hệ
b. Thời gian sinh trưởng
c. Thời gian sinh trưởng và phát triển
d. Thời gian tiềm phát
bỏ câu 3,4,5
4. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
a. 64 b.32 c.16 d.8
5. Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
a. 2 giờ b. 60 phút c. 40 phút d. 20phút
Bỏ câu 8 và 9
10 . Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :
a. 100 b.110 c.128 d.148
11. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?
a. 3 b.4 c.5 d.6
12. Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :
a. Pha tiềm phát c. Pha cân bằng động
b. Pha luỹ thừa d. Pha suy vong
22 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Ôn tập Chuyên đề: Sinh học vi sinh vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Môi trường nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong
+ Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
+ Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.
+ Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
+ Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều).
* Môi trường nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
- Sinh sản của vi sinh vật
* Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
+ Phân đôi: Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. Vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa dính vào để nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo hai tế bào vi khuẩn.
+ Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước. Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.
+ Bào tử: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
* Sinh sản của sinh vật nhân thực.
+ Phân đôi : Nấm men rượu rum( Schizosaccharomyces).
+ Nảy chồi: Nấm men rượu ( Saccharomyces Cerevisiea).
vô tính bằng bào tử kín hay bằng bào tử trần
+ Sinh sản
bằng bào tử hữu tính bằng cách tiếp hợp như nấm sợi
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
* Yếu tố hoá học
+ Các chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. Bao gồm hợp chất vô cơ ( C, N, S, P, Oxi) và hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ như cacbonhidrat, lipit, prôtêin...là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo...có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim...
Một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm: vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.
+ Các chất ức chế sinh trưởng.
Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
Một số chất hoá học thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm, xử lí nước sạch...để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các hợp chất phenol, các loại cồn, iốt, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng ( bạc, thuỷ ngân...), các anđêhit, các loại khí êtilen oxit(10 – 20%), các chất kháng sinh.
* Yếu tố vật lí
+ Nhiệt độ : Ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
+ Độ ẩm.
Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hoá học tham gia vào các quá trình thuỷ phân các chất.
+ Độ pH
Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP. Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính:vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính
+ Ánh sáng
Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng...
Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
+ Áp suất thẩm thấu.
Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn
Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát
Phân biệt bào tử sinh sản( ngoại bào tử) và nội bào tử
- Các hợp chất hữu cơ như cacbonhidrat,lipit, prôtêin...là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo...có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim...
- Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành :
+ Hiếu khí bắt buộc: Chỉ có sinh trưởng khi có mặt oxi
+ Kị khí bắt buộc: chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt oxi.
+ Kị khí không bắt buộc: có thể sinh trưởng trong điều kiện có oxi hoặc không có oxi.
-Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.
-Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không sinh trưởng được trong môi trường tối thiểu.
- Phân tích được cơ chế tác động và ứng dụng của một số chất ức chế sinh trưởng
Phân biệt vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Vi sinh vật ưa lạnh: sih trưởng tối ưu
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
Câu 2. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy
không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Câu 3. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Trả lời:
Câu 1. Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 2. Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định
vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.
Câu 3. Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.
BÀI 27.
Câu 1. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau :
- Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt.
- Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
- Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.
a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì ?
b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.
c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn ?
Câu 2. Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng Khác được không, vì sao ?
Câu 3. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?
Trả lời:
Câu 1: Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Câu 2: Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phenylalamin. Do vậy, khi nuôi 2 chủng vi sinh vật này, chúng sẽ không thể phát triển được.
Câu 3: Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.
4. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là :
a. Sự tăng các thành phần của tế bào vi sinh vật
b. Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật
c. Cả a,b đúng
d. Cả a,b,c đều sai
3. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
a. Thời gian một thế hệ
b. Thời gian sinh trưởng
c. Thời gian sinh trưởng và phát triển
d. Thời gian tiềm phát
bỏ câu 3,4,5
4. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
a. 64 b.32 c.16 d.8
5. Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
a. 2 giờ b. 60 phút c. 40 phút d. 20phút
Bỏ câu 8 và 9
10 . Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :
a. 100 b.110 c.128 d.148
11. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?
a. 3 b.4 c.5 d.6
12. Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :
a. Pha tiềm phát c. Pha cân bằng động
b. Pha luỹ thừa d. Pha suy vong
11. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là :
a. Vi sinh vật trưởng mạnh
b. Vi sinh vật trưởng yếu
c. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
d. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy
14. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha phát ?
a. Tế bào phân chia
b. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim
c. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ
d. Lượng tế bào tăng ít
15. Trong môi trường nuôi cấy , vi s inh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở :
a. Pha tiềm phát b. Pha cân bằng động
c. Pha luỹ thừa d. Pha suy vong
16. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :
a. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
b. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
c. Số được sinh ra bằng với số chết đi
d. Chỉ có chết mà không có sinh ra.
17. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần đến số lượng là :
a. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt
b. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều
c. Cả a và b đúng
d. Do một nguyên nhân khác
18. Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây ?
a. Pha tiềm phát c. Pha cân bằng
b. Pha luỹ thừa d. Pha suy vong
19. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
a. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi
b Số chết đi ít hơn số được sinh ra
c.Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi
d. Không có chết , chỉ có sinh.
20 . Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
a. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
b. Loại bỏ những chất độc , thải ra khỏi môi trường
c. Cả a và b đúng
d. Tất cả a, b, c đều sai
Ngày soạn:
Tiết: 18;19;20;21;22.
ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. MỤC TIÊU
- Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut, nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh. Một số ứng dụng của virut
- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, intefêron, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh
2, BÀI HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN
KIẾN THỨC NÂNG CAO
Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nucleic ( ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin.
Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Cấu tạo của virut : Lõi: ADN hoặc ARN)
Nuclêocapsit
(Kết cấu cơ bản)
Virut Vỏ:
Prôtêin (Capsit)
Vỏ ngoài : Do lipit và prôtêin tạo thành
( Vỏ ngoài chỉ có ở một số loại virut)
Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut. Hạt virut có 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp.
- Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ ( Lấy ví dụ ở phage)
Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn : Giai đoạn hấp phụ, giai đoạn xâm nhập, giai đoạn tổng hợp, giai đoạn lắp ráp và giai đoạn phóng thích
+ Giai đoạn hấp phụ : Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
+ Giai đoạn xâm nhập : * Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài
* Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
+ Giai đoạn tổng hợp : Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut( trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)
+ Giai đoạn lắp ráp : Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh
+ Giai đoạn phóng thích : Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài :
* Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc.
* Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà.
- Virut gây bệnh và ứng dụng
+ Tác hại của virut :
- Phage ( virut kí sinh ở vi sinh vật) gây những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh
- Virut kí sinh ở thực vật gây nhiều bệnh như xoăn lá cây cà chua, thân cây bị lùn hay còi cọc...
- Virut kí sinh ở côn trùng : Chúng kí sinh những côn trùng ăn lá cây, làm hại cây trồng
- Virut kí sinh ở động vật và người gây nhiều bệnh nguy hiểm.
+ Ứng dụng của virut trong thực tiễn :
- Trong sản xuất các chế phẩm sinh học như inteferon
- Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu
- Bệnh truyền nhiễm
+ Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
+ Tác nhân gây bệnh : vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut...
+ Để gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện : độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.
+ Phương thức lây truyền.
Tuỳ loại vi sinh vật mà có thể theo có các con đường khác nhau:
* Truyền ngang: Qua hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục...
* Truyền dọc : Từ mẹ truyền sang con
Miễn dịch
+ Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia làm 2 loại miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có sự xâm nhập của kháng nguyên . Được chia làm 2 loại miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
- Intefêron: Là những prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào cuả cơ thể tiết ra, xuất hiện trong tế bào khi bị nhiễm virut. Intefêron có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch.
+ Phòng chống: Tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
- Axit nuclêic có thể là ADN sợi đơn hay sợi kép, hoặc ARN sợi đơn hay sợi kép )
- Capsit: được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme.
- Tổ hợp axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleôcapsit.
* Một số virut còn có thêm vỏ ngoài được tạo bởi lipit kép và prôtêin.Trên vỏ ngoài có thể có gai glicôprotêin chứa các thụ thể giúp virut hấp phụ trên bề mặt tế bào vật chủ.
- HS nắm thêm được đặc điểm về hình dạng, axit nuclêic, vỏ protêin, vỏ ngoài của 3 loại virut có cấu trúc xoắn, cấu trúc khối và cấu trúc hỗn hợp.
- Cấu tạo của phage chẵn).
Gồm 3 phần :
+ Trụ đuôi là 1 ống để đưa bộ gen của virut vào tế bào vật chủ.
+ Bao đuôi bọc quanh trụ đuôi, có khả năng co lại khi có tác động của lực ion.
+ Đĩa gốc có 6 gai và 6 sợi lông đuôi. Đầu mút của sợi lông đuôi là điểm hấp phụ của phage.
* Phân loaị virut :
- Căn cứ vào đặc điểm loại axit nuclêic( ADN hoặc ARN sợi đơn hay sợi kép.
- Căn cứ vào đặc điểm vỏ prôtêin, vật chủ, phương tiện lây truyền
Đơn giản nhất là dựa vào vật chủ để phân loại virut, chia thành 3 nhóm :
* Virut ở người và động vật.
* Vi rut ở vi sinh vật.
* Virut ở thực vật.
+ Giai đoạn hấp phụ :
* Có loại virut chỉ hấp phụ lên bề mặt của một loại tế bào vật chủ
Có loại virut có thể hấp phụ lên bề mặt của một vài loài
VD : Virut cúm lợn có thể lây nhiễm cả lợn lẫn người.
* Để quá trình hấp phụ có hiệu quả cao môi trường thường chứa nhiều các ion Ca2+, Mg2+
+ Giai đoạn xâm nhập :
Khi phage được hấp phụ lên tế bào vi khuẩn ở điểm thụ thể, thì đĩa gốc được cố định tại điểm đó nhờ 6 sợi lông đuôi. Enzim lysozim được tiết ra phân giải peptidoglycan của thành tế bào, các ion Ca2+ được giải phóng làm họat hoá ATP ở phần đuôi "bao đuôi co lại" bộ gen của virut vào trong tế bào vật chủ.
Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
- Intefêron:
+ Có bản chất là prôtêin, khối lượng phân tử lớn, bền vững trước nhiều loại enzim(trừ prôtêaza), chịu được pH axit, nhiệt độ cao.
+ Intefêron: có tác dụng không đặc hiệu với virut. Có tính đặc hiệu loài.
3, HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUẬN
BÀI 29.
Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
Câu 2. Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut.
Câu 3. Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
Trả lời:
Câu 1. - Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
- Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit.
Câu 2. Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:
- Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
- Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 3. Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
BÀI 30
Câu 1. Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào.
Câu 2. HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?
Câu 3. Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?
Câu 4. Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
Câu 5. Cần phải nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
Trả lời:
Câu 1. Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Câu 2. Ba con đường lây nhiễm HIV phổ biến trên thế giới và ở Việt
Nam:
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
- Qua đường tình dục.
- Mẹ nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc sữa mẹ.
Câu 3. Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
Câu 4. HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
Câu 5. Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
BÀI 31.
Câu 1. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?
Câu 2. Virut thực vật lan truyền theo con đường nào?
Câu 3. Hãy nêu vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm sinh
học.
Trả lời:
Câu 1. Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành sản xuất chất kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học... Nếu trong quy trình sản xuất không đúng, gây nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết. Phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Câu 2. Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.
Câu 3. Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
B32.
Câu 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
Câu 2. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu?
Câu 3. Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Trả lời:
Câu 1.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
Câu 2. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh và không phân biệt bản chất của kháng nguyên. Đó là các hàng rào bảo vệ các cơ quan như da, niêm mạc ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập, pH dịch dạ dày giết chết hầu hết vi sinh vật....
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên và không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên. Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Câu 3. • Miễn dịch thể dịch là miễn dịch do tế bào B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên gọi là miễn dịch thể dịch.
- Kháng nguyên là chất lạ thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa.
• Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào nào khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
4. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Điều sau đây đúng khi nói về vi rút là :
a. Là dạng sống đơn giản nhất
b. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
c. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic
d. Cả a, b, c đều đúng
2. Hình thức sống của vi rut là :
a. Sống kí sinh không bắt buộc b. Sống hoại s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an phu dao phan vi sinh vat_12313941.doc