1.Nhân - Cấu trúc của nhân: bên ngoài là màng kép, bên trong là dịch nhân có chứa nhiễm sắc thể và nhân con
- Mỗi tế bào thường có một nhân. Có trường hợp tế bào có nhiều nhân ví dụ tế bào gan có 2 hoặc 3
nhân.
- Nhân của của hồng cầu ở động vật có vú bị tiêu biến có tác dụng tăng cường thể tích chứa hêmôglôbin và giảm tiêu phí năng lượng) do đó chúng mất khả năng sinh sản.
- Kích thước của nhân thường tương ứng với kích
thước của tế bào
- Màng nhân: Màng nhân là màng lipoprotein kép (2 lớp) gồm lớp ngoài và lớp trong cách nhau một khoảng gian màng.
- Màng nhân có nhiều lỗ. Các lỗ xuyên qua cả hai màng được dùng để vận chuyển các chất như các ARN, ribôxôm, .ra tế bào chất hoặc vận chuyển các prôtêin từ tế bào chất vào nhân.
- Mỗi nhân thường chứa 1 nhân con (còn được gọi là hạch nhân ). Nhân con là cấu trúc không có màng bao bọc được cấu tạo gồm rARN, protein và ADN. Nhân con là nơi tổng hợp rARN và tích luỹ ribôxôm của tế bào.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10: Phiếu bài tập Bài 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHT Bài 8
Quan sát hình 7.1, 7.2, 8.1 và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng so sánh sau:
Điểm so sánh
Tế bào nhân sơ (Prokaryota)
Tế bào nhân thực (Eukaryota)
- Kích thước
Nhỏ hơn 10 lần
Lớn hơn
- Thành tế bào
Có thành peptiđôglican
Động vật không có thành tế bào
Thực vật có thành Xenlulozơ
Nấm có thành kitin
- Nhân:
+ Màng nhân
+ Số lượng NST
+ Prôtêin histon
Không có
01
Không có
Có
Nhiều
Có
- Tế bào chất:
+ Ribôxôm
+ Lưới nội chất ti thể, gongi, lục lạp.
70S
Không có
80S (70S ở ti thể và lạp thể)
Có
- Phân bào
Trực phân
Gián phân: nguyên phân, giảm phân
- Hợp tử có tính chất
Từng phần
Toàn phần
PHT Bài 8
Quan sát hình 8.1 và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng so sánh sau:
Điểm so sánh
TB động vật
TB thực vật
Hình dạng
Thường không nhất định
Có hình dạng cố định
Kích thước
- Thường nhỏ hơn, khoảng 20µm
- Thường lớn hơn: 50µm
Cấu tạo
- Không có thành xenlulo
- Có thành xenlulo
- Không bào nhỏ hoặc không có
- Không bào lớn (không bào trung tâm)
- Không có lục lạp
- Có lục lạp
- Hdạng TB là xác định nhưng có thể thay đổi khi hoạt động . Chỉ có TB bạch cầu có hình dạng không cố định
- Hình dạng cố định
- Có trung thể
- Không có trung thể
- Chất dự trữ dưới dạng các hạt glycogen.
- Chất dự trữ dưới dạng các hạt tinh bột.
- Màng sinh chất có nhiều colesteton .
- Màng không có hoặc rất ít côlestêrôn.
Tính chất
- Thường có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh
- Ít khi chuyển động, phản ứng chậm
Dinh dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
PHT Bài 8
Đọc nội dung SGK trang 37 để hoàn thành bảng so sánh sau:
Mạng lưới nội chất có hạt
Mạng lưới nội chất không hạt
*Cấu trúc
- Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở 1 đầu và lưới nội chất không hạt ở đầu kia
- Trên mặt ngoài của các xoang có đính nhiều hạt ribôxôm
- Là hệ thống xoang hình ống nối tiếp lưới nội chất có hạt.
- Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt
*Chức năng
- Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể...
- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới tổng hợp được
- Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường phân huỷ chất độc đối với cơ thể
- Điều hoà trao đổi chất, co duỗi cơ
Nội dung
Cấu trúc
Chức năng
1.Nhân
- Cấu trúc của nhân: bên ngoài là màng kép, bên trong là dịch nhân có chứa nhiễm sắc thể và nhân con
- Mỗi tế bào thường có một nhân. Có trường hợp tế bào có nhiều nhân ví dụ tế bào gan có 2 hoặc 3
nhân.
- Nhân của của hồng cầu ở động vật có vú bị tiêu biến có tác dụng tăng cường thể tích chứa hêmôglôbin và giảm tiêu phí năng lượng) do đó chúng mất khả năng sinh sản.
- Kích thước của nhân thường tương ứng với kích
thước của tế bào
- Màng nhân: Màng nhân là màng lipoprotein kép (2 lớp) gồm lớp ngoài và lớp trong cách nhau một khoảng gian màng.
- Màng nhân có nhiều lỗ. Các lỗ xuyên qua cả hai màng được dùng để vận chuyển các chất như các ARN, ribôxôm,.ra tế bào chất hoặc vận chuyển các prôtêin từ tế bào chất vào nhân.
- Mỗi nhân thường chứa 1 nhân con (còn được gọi là hạch nhân ). Nhân con là cấu trúc không có màng bao bọc được cấu tạo gồm rARN, protein và ADN. Nhân con là nơi tổng hợp rARN và tích luỹ ribôxôm của tế bào.
Nhân là nơi chứa nhiễm sắc thể, chứa ADN do đó nó điều khiển hoạt đông sống của tế bào, quyết định mọi đặc tính của tế bào và tham gia vào chức năng sinh sản.
3.Ribôxôm
+ là bào quan nhỏ không có màng bao bọc.
+ Kích thước 15 – 25 nm
+ có hàng vạn – hàng triệu/ tế bào
+ Thành phần hóa học chủ yếu là rARN và prôtêin
+ Mỗi ribôxôm gồm 1 hạt lớn và 1 hạt bé.
Nơi tổng hợp Protein cho tế bào.
4.Bộ máy Gôngi
- Gồm hệ thống các túi màng dẹt xếp cạnh nhau, nhưng tách biệt theo vòng hình cung.
- Trên và xung quanh bộ máy gôngi có nhiều túi nhỏ gọi là túi tiết có chứa prôtêin và lipit được tổng hợp từ
lưới nội chất đưa tới.
- Ở bộ máy gôngi có chứa nhiều enzim
- Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm cho tế bào. (Tập hợp các túi tiết có từ mạng lưới nội chất, sau đó sử dụng các enzim làm biến đổi chúng và
tổng hợp thành các chất rồi đưa vào các túi tiết rồi vận chuyển đến các nơi khác trong tế bào hay bài tiết ra khỏi tế
bào
- Tế bào thực vật, bộ máy gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.
Điểm phân biệt
Ti thể
Lục lạp
Hình dạng
Hình cầu, hình sợi
Hình bầu dục
Kích thước
2- 5µm
4 - 10µm
Sự tồn tại
Có mặt ở mọi tế bào nhân thực
Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực quang hợp
Cấu trúc
- Bên ngoài có cấu trúc màng kép. Màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào (crista), nơi định vị các enzim tổng hợp ATP.
+ Xoang ngoài nằm giới hạn giữa 2 lớp màng của ty thể là kho chứa các ion H+
+ Xoang trong: chứa chất nền dạng bán lỏng có ADN vòng, ARN, ribôxôm và có nhiều enzim
- Không có tilacoit
- Bên ngoài là màng kép. Màng trong và ngoài đều trơn
- Bên trong có khối cơ chất không màu (strôma) gồm các prôtêin hòa tan và có nhiều enzim tham gia vào quá trình khử CO2 khi quang hợp và có ADN, ribôxôm riêng.
- Nằm trong khối cơ chất là các hạt nhỏ (grana).
- Mỗi grana, gồm nhiều túi dẹt xếp chồng lên nhau (túi dẹt = tilacôic). Các grana được nối với nhau bằng hệ thống màng.
- Tilacôic được cấu tạo bằng prôtêin, lipit, và các sắc tố, trong đó 2 lớp prôtêin nằm hai bên, lớp lipit nằm xen giữa, còn giữa các lớp là các sắc tố, các hệ enzim tham gia quang hợp.
Chức năng
- Thực hiện quá trình hô hấp, chuyển hoá năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- Ty thể còn có khả năng tổng hợp các chất: photpholipit, axit béo và đặc biệt là prôtêin.
- Thực hiện quá trình quang hợp, chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành hoá năng trong các hợp chất hữu cơ.
- Do chứa AND, riboxom nên lục lạp còn là nơi tổng hợp prôtêin.
- Ngoài ra, lục lạp còn là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa phức tạp khác như tổng hợp lipit, photphorit
Đặc điểm chung
Đều là bào quan có cấu trúc màng kép.
Bên trong Đều có ADN, ribôxôm riêng.
Đều có chứa enzim ATP syntaza tổng hợp ATP.
Đều tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 10 Dap an phieu hoc tap bai 89_12457176.doc