I. Nhân tố bên trong:
1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương:
+ Hoocmôn sinh trưởng ở tuyến yên
+ Tyrôxin của tuyến giáp
+ Testôstêron của tinh hoàn
+ Estrôgen của buồng trứng
* Ảnh hưởng của các hoocmôn sinh trưởng và phát triển động vật:
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển ở động vật
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS có khả năng về:
Kiến thức:
Kể tên và trình bày được từng hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương và không xương sống.
Giải thích được nguyên nhân gây một số bệnh do rối loạn nội tiếc phổ biến.
Kĩ năng:
Nghiên cứu tài liệu: sgk
Quan sát: Tranh ảnh
Phân tích, tổng hợp
Làm việc nhóm
Thái độ
Thấy được, có ý thức các hiện tượng sinh lý không bình thường ở người.
Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp:
Dạy học nhóm: sơ đồ tư duy
Thuyết trình, vấn đáp
Phương tiện:
Sách giáo khoa sinh học 11
Giấy A0, màu vẽ
Tiến trình bày học:
Ổn định lớp: (1phút)
Hoạt động khởi động
Ghép các bức tranh để hoàn thành sơ đồ phát triển của ếch
Bài mới:(37phút)
Cũng giống với thực vật, quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật đều bị chi phối bởi các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Vậy đó là những nhân tố gì và tác động của các nhân tố đó như thế nào? Để giải đáp được vấn đề này ta nghiên cứu bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Hoạt động 1: các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương
Hoạt động giáo viên
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài và mỗi cá thể động vật trước tiên bị chi phối bởi nhân tố nào? Ví dụ như chiều cao, cân nặng, giới tính do cái gì quyết định?
- GV: Quan sát tranh 38.1,38.2 kết hợp nội dung SGK mỗi nhóm sẽ vẽ sơ đồ tư duy về các loại hoocmon
-Tổ chức cho các nhóm lên báo cáo
- Quan sat, lắng nghe
Đặt ra một số câu hỏi:
Tại sao ở trẻ em nếu ăn uống thiếu iot sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, trí tuệ thấp?
Tại sao gà trống khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường, mào nhỏ, không biết gáy và mất bản năng sinh dục.
- Cần làm gì để ngăn ngừa những bệnh trên?
Nhận xét và chốt lại vấn đề
Sinh trưởng là một đặc trưng của cơ thể sống do di truyền quyết định
Hoạt động nhóm theo sự phân công.
Nghiên cứu sgk, thảo luận, lên ý tưởng vẽ vẽ sơ đồ tư duy
Cử đại diện lên báo cáo
Quan sát và chấm điểm nhóm còn lại
Iot là thành phần cấu tạo nên tiroxin, thiếu tiroxin giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở TB nên đv chịu lạnh kém.quá trình ST&PT diễn ra không bình thường, sự phân chia tb giảm => chậm lớn, trí tuệ thấp
Testosteron do tinh hoàn tiết ra kích thích phát triển, hình thành nên cơ quan sinh dục phụ thứ cấp ( Mào, cựa) tổng hợp nên protein, phát triển cơ bắp
Cần bổ sung đầy đủ lượng Iot cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối Iot và các thực phẩm giàu Iot như cá biển, trứng, sữa,...`
Lắng nghe và ghi bài vào vở
Yếu tố di truyền:
- Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài và mỗi cá thể động vật trước tiên bị chi phối bởi nhân tố di truyền.
-Điều khiển tốc độ và giới hạn sinh trưởng
- Ví dụ : gà công nghiệp lớn hơn gà ri
I. Nhân tố bên trong:
1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương:
+ Hoocmôn sinh trưởng ở tuyến yên
+ Tyrôxin của tuyến giáp
+ Testôstêron của tinh hoàn
+ Estrôgen của buồng trứng
* Ảnh hưởng của các hoocmôn sinh trưởng và phát triển động vật:
Hoocmôn
Hàm lượng
Tác động
T. Yên
(g/đ non)
HMST ít
- Cơ thể nhỏ bé so với người bình thường.
HMST nhiều
- Cơ thể lớn hơn so với người bình thường.
T. giáp
(g/đ non)
Thiếu Tirôxin
- chậm lớn, thiểu não, trí tuệ kém phát triển..
- ĐV lưỡng cư, nòng nọc không thể biến thái thành ếch được.
T.s / dục
đực
Thiếu
Testostêron
Không hình thành đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
VD: gà (SGK)
Hoạt động 2: Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Trong tự nhiên các loài côn trùng thường có hiện tượng lột xác, qua những lần lột xác chúng lớn lên và thay đổi các đặc điểm bên ngoài
- Cho biết tên một số loài côn trùng phát triển nhờ lột xác?
- Cho HS quan sát hình 38.3 sơ đồ ảnh hưởng của hoocmôn đến biến thái của bướm yêu cầu HS quan sát sơ đồ trên và cho biết có mấy loại hoocmôn liên quan đến quá trình phát triển sâu bướm thành bướm? Các hoocmôn đó sinh ra từ đâu?
- Giải thích sơ đồ
- Cho biết tác dụng sinh lí của 2 loại hoocmôn ecđixơn và juvenin
-Và để biết thực tế diễn ra như thế nào cho học sinh xem phim vòng đời của bướm
- Ve sầu, châu chấu, bướm,
+ Có 2 loại: ecđixơn và juvenin.
+ Hoocmôn ecđixơn được tiết ra từ tuyến trước ngực và juvenin được tiết ra từ thể allata
Lắng nghe và ghi nhớ
- Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Juvenin: gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
- Xem phim
2.Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống
Loại HM
Nơi sản xuất
Tác động với sinh lý
Ecđixơn
Tuyến trước ngực
- Gây lột xác ở sâu bướm.
- Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Juvennin
Thể Allata
- Gây lột xác ở sâu bướm.
- Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm.
Củng cố:(3phút)
Những hoocmôn nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?
Tại sao trẻ em ăn uống thiếu iốt thì sẽ chậm phát triển, trí tuệ chậm phát triển?
Người lớn tiêm hoocmôn sinh trưởng có cao lớn thêm không? Vì sao?
Vai trò của hoocmôn ecdixơn và juvenin đến sâu bọ như thế nào?
Dặn dò:(1phút)
Về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong SGK trang154
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 38 Cac nhan to anh huong den sinh truong va phat trien o dong vat_12457239.doc