CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 23. HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Vai trò của cảm ứng đối với sự tồn tại của sinh vật.
- Khái niệm hướng động. Vai trò hướng động
- Các loại hướng động : Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc
2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hướng động vào thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình 23.1, 23.2, 23.3.SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:Khái niệm và cơ chế hướng động.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
131 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Cơ Bản - Cả năm - Trường THPT Phan Bội Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế bào tăng nhận và sử dụng glucôzơ.
+ Nồng độ glucôzơ trong múa giảm : Tuyến tuỵ tiết ra glucagôn tác dụng chuyển glicôgen trong gan thành glucôzơ đưa vào máu.
IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BẰNG pH NỘI MÔI.
+ Hệ đêm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu → Duy trì pH trong máu ổn định
+ Có 3 loại hệ đệm trong máu:
- Hệ đệm bicacbonnat : H2CO3/NaHCO3
- Hệ đệm photphat : NaH2PO4/NaHPO4-
- Hệ đệm prôtêinat(prôtêin).
4. Củng cố:
+ Tại sao phải cân bằng nội môi? Cân bằng cái gì?
+ Cơ chế điều hoà nội môi?
+ Trong 3 hệ đệm loại hệ đệm nào là tối ưu nhất? Tại sao?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGV.
- Chuẩn bị bài thực hành.
Tuần: XXI
Tiết PPCT : 23
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 21. THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh thực hành xong bài này có khả năng đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người
II. CHUẨN BỊ:
- Huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế.
- Nhiệt kế để đo thân nhiệt
- Đồng hồ bấm giây
III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
- Chia lớp thành 4 nhóm .
Lần lượt 2 thành viên trong nhóm được 3 thành viên khác trong nhóm đo đồng thời các trị số: nhịp tim, huyết áp tối đa và tối thiểu, thân nhiệt. Các trị số được đo vào các thời điểm sau:
+ Trước khi chạy nhanh tại chỗ (hoặc chống hai tay xuống ghế và nâng cơ thể lên vài chục lần).
+ Ngay sau khi chạy nhanh 2 phút tại chỗ.
+ Sau khi nghỉ chạy 5 phút.
1. Cách đếm nhịp tim
+ Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút.
+ Cách 2 : Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.
2. Cách đo huyết áp
- Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn.
- Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 21.1 SGK ).
- Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 - 180 mm Hg thì dừng lại
- Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu
3. Cách đo nhiệt độ cơ thể
- Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng 2 phút, lấy ra đọc kết quả
III. THU HOẠCH
- Mỗi học sinh làm một bảng tường trình, theo các nôi dung sau:
+ Hoàn thành bảng sau:
Nhịp tim (nhịp/phút)
Huyết áp tối đa (mm Hg)
Huyết áp tối thiểu(mm Hg)
Thân nhiệt
Trước khi chạy nhanh tại chỗ
Sau khi chạy nhanh
Sau khi nghỉ chạy 5 phút
Nhận xét kết quả? Giải thích tại sao các trị số lại thay đổi?
4. Cũng cố:
- Tóm tắt vai trò của lá xanh và cũ.
- Nhận xét đánh giá giờ thực hành.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài Ôn tập chương I
Tuần: XXII
Tiết PPCT : 24
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 22. ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức chương 1
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
II. CHUẨN BỊ:
- PHT.
- Tờ nguồn
- Hình 22.1, 22.2, 22.3 và bảng 22 SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- 6 học sinh lên hoàn thiện 6 phần trong ôn tập chương
- Kiểm tra vở học sinh (10 hs)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật
GV: Yêu cầu quan sát hình 22.1 và chỉ rõ quá trình nào xảy ra trong cấu trúc nào và ở đâu?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa gô hấp và quang hợp.
GV: Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp? Tại sao nói đó là 2 mặt của một quá trình đối lập nhưng lại thống nhất trong trao đổi năng lượng ở thực vật?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tiêu hóa ở động vật
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Khái niệm tiêu hoá?
+ Sự thích nghi của quá trình và cấu trúc tiêu hoá phù hợp với loại thức ăn?
+ Diễn biến tiêu hoá ở người?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 4: Tìm hiểu hô hấp ở động vật
GV: + Phân tích đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Tại sao nói mang là cơ quan hô hấp chuyên hoá với việc trao đổi khí dưới nước? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu hệ thống tuần hoàn ở động vật
GV: Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các nhóm động vật? Vai trò của tim ? Tại sao tim có khả năng đập tự động?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 6: Tìm hiểu cơ chế duy trì cân bằng nội môi
GV: + Vai trò của thận và gan trong điều hoà ASTT? Tại sao nói cân bằng nội môi là cơ chế tự điều chỉnh?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT.
a. CO2 khuếch tán qua khí không của lá.
b. Quang hợp trong lục lạp của lá.
c. Dòng mạch rây
d. Dòng mạch gỗ
e. Quá trình thoát hơi nước ở là
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP
+ C02 và H2O
+ Đường và oxi
+ ADP và NAD+
+ ATP
III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Qúa trình tiêu hoá
TH ở động vật đơn bào
TH ở động vật có túi tiêu hoá
TH ở động vật có ống tiêu hóa
TH cơ học
x
TH hoá học
x
x
x
IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
- Thực vật trao dổi khí củ yếu qua khí khổng.
- Động vật trao đổi khí: qua da, bề mặt cơ thể, mang, phổi, hệ thống ống khí.
V. HỆ THỐNG TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
+ Thực vật : dòng mạch gỗ, dòng mạch rây
+ Động vật: Hệ tuần hoàn
+ Nêu mối quan hệ của hệ tuần hoàn với hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hoá
VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CẦN BẰNG NỘI MÔI
Sơ đồ cơ chế diều hóa cân bằng nội môi SGK trang 96.
4. Cũng cố:
- Tóm tắt kiến thức chương I.
- Nhận xét đánh giá giờ luyện tập.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành các câu hỏi SGK.
Tuần: XXII
Tiết PPCT : 25
Ngày soạn :
Ngày dạy :
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 23. HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Vai trò của cảm ứng đối với sự tồn tại của sinh vật.
- Khái niệm hướng động. Vai trò hướng động
- Các loại hướng động : Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc
2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hướng động vào thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình 23.1, 23.2, 23.3.SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:Khái niệm và cơ chế hướng động.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1:Tìm hiểu khía niệm hướng động.
GV: + Quan sát hình 23.1 và nhận xét sự thay đổi hướng sinh trưởng của các cây đặt trong điều kiện khác nhau?
+ Kích thích đồng đều lên mọi hướng thì TV sẽ sinh trưởng theo hướng nào?
+ Để trả lời kích thích thực vật thực hiện quá trình gì?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động
GV: HưỚNG sáng là gì? Cho ví dụ.
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giải thích hiện tượng xảy ra ở trường hợp a và c trong hình 23.3.
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.3, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Hướng hoá là gì? Tác nhân kích thích?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Hướng nước là gì? Tác nhân kích thích?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Giải thích sự vận động của tua cuốn và cây đối với giàn leo (hình 23.4)
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của hướng động trong đời sống thực vật.
GV: Hướng động có vai trò như thế nào đến đời sống thực vật?
HS: Nghiên thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG.
- Hướng động: Là hình thức phản ứng của cơn quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định.
- Có 2 kiểu hướng động :
+ Hướng động dương: Vận động sinh trưởng hướng về nguồn kích thích.
+ Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích.
- Cơ chế hướng động: SGK trang 98
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG.
1. Hướng sáng.
- Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân cây hướng về ánh sáng.
- Thân cây hướng sáng dương.
- Rễ cây hướng sáng âm.
2. Hướng trọng lực.
- Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.
- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương.
- Đỉnh thân hướng trọng lực âm.
3. Hướng hoá.
- Hướng hóa là phản ứng của cây đối với các hợp chất hóa học.
- Hướng hoá dương : Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Hướng hoá âm : Đối với các chất độc cho cây
4. Hướng nước.
- Hướng nước là sự sinh trưởng của cây hướng tới nguồn nước.
- Rễ cây hướng nước dương.
5. Hướng tiếp xúc.
- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.
- Cơ sở của sự uốn công trong tiếp xúc:
+ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan.
+ Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn công về phía tiếp xúc.
III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT.
Hướng động giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tòn tại và phát triển.
4. Củng cố:
+ Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật?
+ Hướng động là gì? Đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc điểm việc trả lời kích thích?
+ Nêu hiện tượng hướng sáng, hướng nước đối với đời sống của cây?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 24.
Tuần: XXIII
Tiết PPCT : 26
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 24. ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ứng động
- Các loại ứng động
- So sánh ứng động và hướng động
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về Ứng động vào thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình 24.1, 24.2, 24.3.SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Phân biệt các kiểu ứng động.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Hướng động là gì? Các loại hướng động?
+ Đặc điểm kích thích và đặc điểm trả lời kích thích trong hướng động?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ứng động
GV: Yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là ứng động? cho ví dụ.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ứng động
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Có mấy kiểu ứng động? Thế nào là ứng động sinh trưởng?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Hiện tượng gì xảy ra khi chạm vào cành cây trinh nữ?
+ Thế nào là ứng động không sinh trưởng? Lấy ví dụ?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Ứng động có vai trò gì đối với đời sống của thực vật?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG.
+ Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
+ Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương.
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG.
1. Ứng động sinh trưởng.
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng.
- Ví dụ: SGK
2. Ứng động không sinh trưởng.
- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào.
- Ví dụ: SGK.
- Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm: do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.
- Nguyên của sự đóng mở của khí khổng: Do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng
III. VAI TÒ CỦA ỨNG ĐỘNG.
Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thự vật
4. Củng cố:
+ Ứng động là gì? đặc điểm kích thích trong ứng động?
+ Có bao nhiêu loại ứng động? Cơ sở phân loại?
+ So sánh hưóng động và ứng động?
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK cuối bài học.
- Chuẩn bị bài thực hành
Tuần: XXIII
Tiết PPCT : 27
Ngày soạn :
Ngày dạy :
B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 26. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm cảm ứng ở thực vật
+ So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật
+ Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các nhóm sinh vật
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, hình vẽ 26.1, 26.2. SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRONG TÂM BÀI HỌC: Sự khác biệt giữa các kiểu cảm ứng ở các dạng động vật.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
+ Thế nào là ứng động và hướng động?
+ Sự giống và khác nhau giữa hướng động và ứng động?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng ở động vật
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ
+ Các khâu của cung phản xạ?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh
GV: + Tại sao động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh? Hình thức trả lời của chúng với kích thích?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh.
GV: + Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như thế nào?
+ Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những động vật nào?
+ Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào?
+ Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?
+ Việc hình thành đầu và hạch não có lợi như thế nào đối với sinh vật?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT
- Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng với kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh nhờ 1 Cung phản xạ gồm:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích.
+ Đường dẫn truyền vào.
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp.
+ Đường dẫn truyền ra.
+ Bộ phận trả lời kích thích.
II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẠT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
- Động vật: Cơ thể đơn bào
- Phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.
III. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới.
+ Nhóm động vật: đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang.
+ Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
+ Hình thức trả lời kích thích : co rút toàn thân.
2. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thàn kinh dạng chuỗi hạch
- Động vật : Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, côn trùng.
- Cấu tạo chung :
+ Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh.
+ Các hạch thần kinh nối với nhau bằng day thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.
- Hình thức hoạt động : Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể-trả lời cục bộ.(chủ yếu là phản xạ không điều kiện)
4. Củng cố:
+ Tại sao động vật có khả năng trả lời kích thích nhanh từ môi trường?
+ Hệ thần kinh mạng lưới ở thuỷ tức là hệ thần kinh chưa thực hiện phản xạ, tại sao?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK cuối bài
- Tìm hiểu hệ thần kinh ở người và cá
Tuần: XXIV
Tiết PPCT : 28
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
+ Nêu được cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
+ Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh
+ Nắm và giải thích rõ phản xạ
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Giải thích được các hiện tượng trong đời sống
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình vẽ : HTK dạng ống ở người, Sơ đồ cung phản xạ.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Sự ưu việt trong hệ thần kinh dạng ống.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ. Các khâu của cung phản xạ?
+ Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào? Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống?
+ Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
+ Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Hoạt động của Hệ TK dạng ống được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ yếu tố nào?
+ Quan sát hình 27.2 trả lời câu hỏi ?
+ Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
a. Cấu trúc của Hệ TK dạng ống
- Động vật: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
- Cấu tạo gồm 2 phần:
* Thần kinh trung ương.
+ Não: não ttrước, não trung gian, não giữa, não sau và hành não.
+ Tủy sống: nằm trong cột sống.
* Thần kinh ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần kinh.
→ Hệ thần kinh dạng ống có cấu tạo phức tạp và hoàn thiện dần nên các hoạt động của động vật ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn.
b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ bao gồm:
- Phản xạ không điều kiện: Do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, không phải qua học tạp.
- Phản xạ có điều kiện: Do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là tế bào thần kinh võ não.
Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng → động vật ngày càng thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
4. Củng cố:
Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục” Em có biết” và đọc bài 28
Tuần: XXIV
Tiết PPCT : 29
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ
Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN
XUNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
+ Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ.
+ Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất hiện điện thế hoạt động.
+ Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình vẽ : 28.1, 28.2, 28.3 SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ thế hình thành điện thế nghỉ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
+ Hoạt động của Hệ TK dạng ống được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ yếu tố nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống?
+ Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
+ Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 28, hình 28.2 SGK trả lời câu hỏi
+ Cơ chế hình thành điện thế nghỉ?
+ Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn?
+ Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích âm?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu điện thế hoạt động
GV: Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ?
→ Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động).
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: + Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
+ Ở giai đoạn tái phân cực loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 4: Tìm hiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.3 trả lời câu hỏi
+ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin diễn ra như thế nào?
HS: nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.4 trả lời câu hỏi
+ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mieelin diễn ra như thế nào?
+ Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin theo lối “nhảy cóc”?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. ĐIỆN THẾ NGHỈ
1. Thí nghiệm: Hình 28.1.
2. Khái niệm điện thế nghỉ:
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương.
II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ.
Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau:
1. Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
- Nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào → K+ có xu hướng di chuyển ra ngoài tế bào.
- Nồng độ Na+ bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài tế bào → Na+ có xu hướng di chuyển vào trong tế bào.
2. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
- Cổng K+ mở cho các K+ đi ra và giữ lại các anion(-) lại bên trong màng, tạo lực huát tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
- K+ tạo lớp tích điện dương ngoài màng tế bào.
3. Bơm Na - K
- Chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào làm cho K+ trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.
- Chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài làm cho Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.
III. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm.
- Khi tế bào thần kinh bị kích thích: Điện thế nghỉ → Điện thế hoạt động.
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi, kênh Na+ mở rộng, nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên sự mất phân cực (khử cực) rồi đảo cực.
- Tiếp sau đó kênh Na+ bị đóng lại và kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài tế bào, gây nên sự tái phân cực.
IV. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH.
1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết trên sợi thần kinh.
- Vận tốc lan truyền chậm.
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
- Cấu tạo sợi thần kinh: Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngát quãng tạo thành ẻoanviê, bao miêlin có bản chất lah photpholipit, cách điện.
- Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an sinh hoc 1120172018_12301400.docx