Tiết 50. Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài học này HV:
- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
- Nêu được khái niệm và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
- Kể tên được một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
3. Thái độ: Phát triển tư tưởng duy vật biện chứng và tình yêu thiên nhiên, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, Bảng 47 SGK, các dụng cụ tránh thai.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức : Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
1. Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao?
2. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?
3. Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ: Nâng cao tính tự giác, cố gắng vươn lên của HS.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sơ đồ phóng to hình 44.1 → 44.3 SGK, Sơ đồ nhân bản vô tính cừu Đôly.
- Học viên: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đầu giờ :
- Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn? Thụ tinh kép là gì?
- Trình bày nguồn gốc của hạt và quả. Nêu vai trò của cho sự phát triển của thực vật và đời sống con người.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính.
GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 SGK để rút ra khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật (đáp án ý đầu tiên)
HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
GV: Cho biết những điểm giống nhau, khác nhau của các hình thức sinh sản vô tính? Vì sao các cá thể trong sinh sản vô tính lại hoàn toàn giống cơ thể bố mẹ ban đầu? Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV: SSVT có những ưu điểm, nhược điểm gì?
HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật.
GV: nêu một số hiện tượng nuôi cấy mô trong thực tiễn cuộc sống, rồi đặt câu hỏi:
- Nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trong điều kiện nào? Vì sao?
- Ứng dụng của việc nuôi mô sống?
- Tại sao chưa thể tạo được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao?
- Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời sống?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức.
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có bộ NST giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
1. Phân đôi.
- Đại diện: ĐV đơn bào, giun dẹp.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản TBC và nhân (bằng cách tạo ra eo thắt).
2. Nảy chồi.
- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.
- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.
3. Phân mảnh.
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.
4. Trinh sản
- Đại diện: Ong kiến, rệp...
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội.
III. ỨNG DỤNG.
1. Nuôi mô sống
- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trường đủ dinh dưỡng.
- Điều kiện: Vô trùng và nhiệt độ thích hợp
- Ứng dụng trong y học.
2. Nhân bản vô tính
- Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma( 2n) vòa tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi Cơ thể mớ.i
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người).
4. Củng cố: Nêu những ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật?
5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 174
- Đọc và chuẩn bị mẩu cho bài thực hành 45
Ngày soạn: ..
Ngày dạy :
Tiết 48. Bài 45. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài học này HV:
- Định nghĩa được sinh sản hữu tính.
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
2. Kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
3. Thái độ: Phát triển tư tưởng duy vật biện chứng và tình yêu thiên nhiên, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, Sơ đồ phóng to hình 45.1 → 45.4 SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: khái niệm sinh sản hữu tính, các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. So sánh sinh sản vô tính ở động vật và sinh sản vô tính ở thực vật.
2. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
3. Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính.
GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 SGK để rút ra khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật (Đáp án C)
HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về qua trình sinh sản hữu tính ở động vật.
GV: Sinh sản hữu tính sẽ gồm mấy giai đoạn?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời..
GV: treo sơ đồ hình 45.1 SGK.
HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi phần , sau đó lên bảng trình bày và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét và chính xác hoá.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh.
GV: Thụ tinh ngoài gặp ở loài động vật nào? Thụ tinh ngoài diễn ra ở đâu?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.
GV: Hãy cho biết thụ tinh ở ếch( hình 45.3), ở rắn( hình 45.4) là hình thức thụ tinh trong hay thụ tinh ngoài.
Thụ tinh trong có ưu thế gì so với thụ tinh ngoài?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về động vật đẻ trứng và đẻ con
GV: Cho ví dụ về vài loài động vật đẻ trứng và đẻ con. Cho biết ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác.
HS: Nghiên cứu thông tin SGk và hiểu biết thực tế để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
- Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).
+ Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH.
1. Thụ tinh ngoài
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
2. Thụ tinh trong
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
3. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON.
1. Động vật đẻ trứng và đẻ con
- ĐV đẻ trứng: Cá, lưỡng cư, bò sát, ếch nhái.
- ĐV đẻ con: tất cả thú (trừ thú Mỏ vịt)
2. Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú.
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.
4. Củng cố: Nêu những ưu điểm và nhược điểm thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài, mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.
5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 178
- Đọc trước bài 46
Ngày soạn:
Ngày dạy : .
Tiết 49. Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
3. Thái độ: Nâng cao tính tự giác, cố gắng vươn lên của HS.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Sơ đồ phóng to hình 46.1 và 46.2 SGK.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
2. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
3. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong. Thụ tinh trong có ưu điểm gì so với thụ tinh ngoài?
4. So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng
GV: treo sơ đồ hình 46.1 SGK. Yếu tố nào điều hoà sự sinh tinh ?
HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi mục , sau đó lên bảng chỉ vào sơ đồ
và báo cáo kết quả.
HS: nhóm HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và chính xác hoá
GV: Khi nồng độ testostêrôn quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời.
GV: Yếu tố nào tham gia điều hoà sinh trứng?
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần , sau đó báo cáo kết quả.
HS: Nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung.
GV: nhận xét và chính xác hoá.
GV: Tại sao trứng có thể rụng theo chu kì kinh nguyệt?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 2: Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
GV: Hệ thần kinh và môi trường ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tinh trùng và quá trình sản sinh trứng?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk và trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen.
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.
4. Củng Cố
- Cho HS đọc phần đóng khung ở cuối bài trong SGK
- Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo mùa?
5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 181.
- Đọc trước bài 47
Ngày soạn:
Ngày dạy : .
Tiết 50. Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài học này HV:
- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
- Nêu được khái niệm và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
- Kể tên được một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
3. Thái độ: Phát triển tư tưởng duy vật biện chứng và tình yêu thiên nhiên, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, Bảng 47 SGK, các dụng cụ tránh thai.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức : Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
1. Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao?
2. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?
3. Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Điều khiển sinh sản ở động vật
GV: Theo các em, có những biện pháp nào để làm thay đổi số con? Các em hãy lấy 1 số ví dụ về việc sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích nhằm điều khiển sinh sản ở động vật.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và những kiến thức thực tế để trả lời.
GV: Nuôi cấy phôi có những ứng dụng và hiệu quả gì?
Theo các em thụ tinh nhân tạo là gì? Thụ tinh nhân tạo có ý nghĩa gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.
GV: Tại sao phải điều khiển giới tính? Điều khiển giới tính có ý nghĩa gì? Làm thế nào để điều khiển giới tính ở động vật được? Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?
HS: Nghiên cứu thông tinh SGK và những hiểu biết thực tế để trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức
* Hoạt động 2: Sinh đẻ có kế hoạch
GV: Theo các em sinh đẻ có kế hoạch là gì? Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Có những biện pháp tránh thai nào?
GV treo sơ đồ bảng 47 SGK.
HS: Hoạt động nhóm và điền thông tin vào bảng 47 SGK, sau đó báo cáo kết quả.
HS và nhóm HS nhận xét và bổ sung.
GV: Khi sử dụng các biện pháp tránh thai cần chú ý điều gì? (VD như đối tượng mỗi người có áp dụng các biện pháp như nhau không? Các biện pháp phá thai (nạo, hút) có được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không? tại sao?
HS: Thảo luận, thống nhấtd ý kiến và trả lời, lớp bổ sung.
I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT.
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
- Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp.
VD: SGK
- Thay đổi các yếu tố môi trường.
VD. SGK
- Nuôi cấy phôi
VD: SGK
- Thụ tinh nhân tạo
+ Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể:
VD: SGK
+ Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể:
VD: SGK
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại. Tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
- Nuôi cá rôphi bột bằng 17 – mêtyltestostêrôn kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH.
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí
+ Giảm áp lực về tài nguyên môi trường cho xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai
- Bao cao su
- Dụng cụ tử cung
- Thuốc tránh thai
- Triệt sản nam và nữ
- Tính vòng kinh
- Xuất tinh ngoài âm đạo
Ngày soạn:
Ngày dạy : .
Tiết 51. Bài 48: BÀI TẬP CHƯƠNG III VÀ IV
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Phân biệt và trình bày được mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển, những điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật và động vật ý nghĩa của sinh trưởng, phát triển đối với sự duy trì và phát tán của loài.
- Kể được tên các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
- Phân biệt sinh trưởng với phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở thực vật và động vật.
- Kể được tên các hoocmôn điều hòa sinh sản ở thực vật và động vật.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh và bản trong hình phóng to về sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật và ở động vật, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sinh đẻ có kế hoạch? Hãy nêu các biện pháp tránh thai?
3. Bài mới:
Mở bài:Các em đã học các chương về sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật và ở động vật. Bài hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức chủ yếu đã học thuộc các chương trên.
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sinh trưởng:
- Khái niệm sinh trưởng.
- Đặc trưng sinh trưởng của thực vật, động vật.
* Học sinh thực hiện lệnh r mục I. 1 SGK trang 187
- Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Các hoocmôn thực vật và ứng dụng của chúng?
- Những điểm giống nhau và khác nhau của hoocmôn thực vật và động vật?
2. Phát triển:
Là quá trình bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái (hình thành các mô, cơ quan khác nhau trong chu trình sống của cá thể).
* Học sinh thực hiện lệnh mục I.2 SGK
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ sau để phân biệt các giai đoạn sinh trưỏng và phát triển ở TV
Dùng phiếu học tâp sau để giúp học sinh so sánh sự sinh trưởng và phát triển giữa TV và ĐV:
Phiếu học tập
Tiêu chí so sánh
Thực vật
Động vật
Biểu hiện của sinh trưởng
Phần lớn vô hạn (trừ TV ngắn ngày)
Phần lớn là hữu hạn
Cơ chế của sinh trưởng
Phân chia và lớn lên của các TB ở mô phân sinh
Phân chia và lớn lên của các TB ở mọi bộ phận cơ thể
Biểu hiện của PT
Gián đoạn
Liên tục
Cơ chế của phát triển
Điều hoà sinh trưởng
Điều hoà phát triển
Sinh trưởng, phân chia và phân hoá các TB nhưng quy trình đơn giản hơn.
Phitohoocmon là chất điều hoà sinh trưởng của thực vật bao gồm 2 loại: Nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng
Phitocrom là sắc tố enzim có tác dụng điều hoà sự phát triển chất này tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố...
Sinh trưởng, phân chia và phân hoá TB nhưng quy trình phức tạp hơn
- Điều hoà sinh trưởng được thực hiện bởi hoocmon sinh trưởng và hoocmon tirôxin...
- Đối với loại phát triển biến thái được điều hoà bởi hoocmon biến thái và lột xác Ecđixơn và Juvenin.
- Đối với loại phát triển không qua biến thái được điều hoà bởi các hoocmon sinh dục
B. SINH SẢN
Học sinh hiểu được khái niệm về sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật và ở động vật. Lưu ý: Về những điểm giống nhau và khác nhau trong sinh sản ở thực vật và động vật. Vai trò của hiện tượng sinh sản đối với sự phát triển của loài. Các hình thức sinh sản (vô tính, hữu tính) có cơ sở tế bào học là giống nhau.
* Học sinh thực hiện lệnh r mục III
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng sau:
Bảng 2: Sinh sản ở thực vật và động vật
Các hình thức sinh sản
Thực vật
Động vật
Sinh sản vô tính
Là sự hình thành cây mới có đặc tính giống cây mẹ, từ một phần của cơ quan sinh dưỡng
Là hình thức sinh sản chỉ cần một cá thể mẹ để tạo ra cá thể con
Sinh sản hữu tính
Là hình thức tạo cơ thể mới do có sự thụ tinh của hai giao tử đực và cái.
Là hình thức sinh sản tạo cá thể mới nhờ có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.
Bảng 3: Ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính và hữu tính
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
I. Ưu điểm:
1. ......................................................
2. .....................................................
3. ......................................................
... .......................................................
II. Nhược điểm
1. .................................................
2. ................................................
3. ................................................
I. Ưu điểm:
1. .................................................
2. ................................................
3. ................................................
... .................................................
II. Nhược điểm
1. .................................................
2. ................................................
3. ................................................
Bảng 4: Các hoocmôn điều hòa sinh sản ở động vật và vai trò
Hoocmôn
Vai trò
1. .........................................................
2. ........................................................
3.........................................................
... .......................................................
1.........................................................
2........................................................
3........................................................
... ......................................................
IV. Củng Cố:
- Sự giống nhau trong sinh trưởng, phát triển, sinh sản của thực vật và động vật nói lên điều gì về nguồn gốc của sinh giới?
Ngày soạn:
Ngày dạy : .
Tiết 52 . ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học này HV:
- Nêu được những nội dung cơ bản đã nghiên cứu trong sinh học 11.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
3. Thái độ: Phát triển tư tưởng duy vật biện chứng và tình yêu thiên nhiên, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, sơ đồ, tài liệu tham khảo.
2. Học viên: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Ôn tập các hình thức sinh sản ở thực vật và động vật.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC
1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra đầu giờ : Nêu vai trò của sinh học 11.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
HS: Tái hiện lại kiến thức cũ, thảo luận, thống nhất trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
GV: Sửa bài để học sinh hoàn thiện phần bài tập trắc nghiệm.
* Hoạt động 2: Học sinh trả lời các câu hỏi tự luận.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi tự luận.
HS: Từng học sinh đại diện trả lời các câu hỏi trong đề cương.
GV: Cần lưu ý học sinh một số câu hỏi gợi mở như:
* Những ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ở động vật:
- Ưu điểm:
+ Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
- Nhược điểm:
+ Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
* Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài:
- Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
* Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác:
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
- Phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trong đề cương( 30 câu )
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Thế nào là phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở động vật?
Câu 2: Nêu tên và tác dụng sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không có xương sống.
Câu 3: Nêu các khái niệm: Sinh sản vô tính ở thực vật, sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng, nuôi cấy tế bào và mô thực vật.(Ví dụ minh họa).
Câu 4: Trình bày vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành Nông nghiệp.
Câu 5: Thế nào là sinh sản hữu tính ở thực vật? Sinh sản hữu tính ở thực vật có những đặc điểm gì?
Câu 6: Thế nào là thụ phấn? Thụ tinh? Nêu qúa trình thụ tinh kép ở thực vật.
Câu 7: Thế nào là sinh sản vô tính ở động vật? Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Trình bày những ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ở động vật.
Câu 8: Sinh sản hữu tính ở động vật là gì? Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm những giai đoạn nào?
Câu 9: Thế nào là thụ tinh trong, thụ tinh ngoài? Cho biết ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
Câu 10: Cho ví dụ về vài loài động vật đẻ trứng và đẻ con. Nêu ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác.
4. Cũng cố: Học sinh tóm tắt các câu hỏi ôn tập học kì II.
5. Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK chuẩn bị tiết sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Sinh hoc 11_12423810.doc