Hoạt động 2: Tìm hiểu hoocmon kích thích và hoocmon ức chế.
GV yêu cầu HS chơi trò chơi:
GV chia lớp thành 2 nhóm và đặt tên: nhóm Kích thích và nhóm Ức chế.
Luật chơi: Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng liệt kê một loại hoocmon thuộc loại hoocmon của mình. Yêu cầu trong vòng 30s nhóm còn lại phải đáp trả lại tên một loại hoocmon thuộc nhóm hoocmon của mình và không lặp lại những tên đã nêu trước đó. Hết 30s nếu không đáp trả được thì sẽ thua cuộc.
GV chia nhóm các HS, 4 bạn thành một nhóm. Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa và hoàn thành bảng 1
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 tiết 38: Hoocmon thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên
Giáo sinh thực tập: Trần Hoàng Giang
Ngày soạn: 03/03/2018
Ngày dạy: 09/03/2018
Lớp thực hiện: 11A, 11B, 11C.
Tiết 38:
HOOCMON THỰC VẬT
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần,
Kiến thức
Trình bày được các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát triển.
Trình bày được ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, phân tích tranh, hình thành kiến thức.
Kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hoạt động nhóm.
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Thái độ
Ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Ý thức tốt hơn về chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
Phương tiện và phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Hình ảnh 1: Cấu tạo hóa học của một số loại hoocmon.
Hình ảnh 2:
Hình ảnh 3:
Bảng 1:
Loại hoocmon
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lý
Hoocmon kích thích
Auxin
Giberelin
Xitokinin
Hoocmon ức chế
Axit abxixic
Êtilen
Phương pháp dạy học
Vấn đáp- tìm tòi bộ phận.
Trực quan tìm tòi bộ phận.
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Sinh trưởng thực vật là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng?
Dạy bài mới
Đặt vấn đề: Ta biết rằng sự sinh trưởng của thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài cũng như nhân tố bên trong. Hoocmon thực vật cũng là một nhân tố bên trong có tác động rất lớn để sự sinh trưởng của thực vật. Vậy hoocmon thực vật là gì? Tác dụng của nó ra sao? Nó có ứng dụng gì trong thực tế? Để tìm hiểu các vấn đề đó chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Bài 35: Hoocmon thực vật.
Tiến trình dạy bài mới:
Thời gian
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoocmon
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 1: Cấu tạo hóa học của một số loại hoocmon và hoàn thành nhiệm vụ:
? Quan sát hình vẽ và cho biết đây là công thức cấu tạo của hợp chất vô cơ hay hữu cơ ?
GV cho HS quan sát hình ảnh 2: Nơi sản sinh ra hoocmon của thực vật.
? Quan sát hình vẽ và cho biết các hợp chất hữu cơ trên có nguồn gốc từ đâu?
? Vậy hoocmon thực vật là gì?
GV nhận xét và rút ra kết luận
GV cho HS quan sát hình ảnh 3 và trả lời câu hỏi.
? Quan sát hình trên, kết hợp nghiên cứu SGK/139 nêu đặc điểm chung của hoocmon thực vật ?
? Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa và kiến thức đã được học, hãy xác định có bao nhiêu loại hoocmon và đó là những loại nào?
HS trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoocmon kích thích và hoocmon ức chế.
GV yêu cầu HS chơi trò chơi:
GV chia lớp thành 2 nhóm và đặt tên: nhóm Kích thích và nhóm Ức chế.
Luật chơi: Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng liệt kê một loại hoocmon thuộc loại hoocmon của mình. Yêu cầu trong vòng 30s nhóm còn lại phải đáp trả lại tên một loại hoocmon thuộc nhóm hoocmon của mình và không lặp lại những tên đã nêu trước đó. Hết 30s nếu không đáp trả được thì sẽ thua cuộc.
GV chia nhóm các HS, 4 bạn thành một nhóm. Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa và hoàn thành bảng 1
? Từ kiến thức thực tiễn hãy lấy những ví dụ thực tiễn mà em biết có liên quan tới tác dụng của hoocmon ở thực vật?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tương quan hoocmon thực vật.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và hoàn thành nhiệm vụ:
? Giữa các hoocmon có quan hệ với nhau như thế nào? Nêu ví dụ cho từng mối quan hệ?
Khái niệm
Khái niệm: Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
Đặc điểm:
+ Được tạo ra một nơi nhưng phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể.
+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao.
Phân loại: 2 loại hoocmon: hoocmon kích thích và hoocmon ức chế
Hoocmon kích thích và hoocmon ức chế
Hoocmon kích thích: Auxin, giberelin, xitokinin,
Hoocmon ức chế: Êtilen, axit abxixic,
Loại hoocmon
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lý
Hoocmon kích thích
Auxin
Sinh ra ở đỉnh thân đỉnh cành. Có nhiều ở chồi hạt nảy mầm.
-Kích thích nguyên phân và quá trình sinh trưởng dãn dài của TB.
-Kích thích nảy mầm, kích thích quá trình ra chồi, ra rễ phụ.
-Điều chỉnh hướng động.
- Kích thích quá trình tạo quả không hạt.
Giberelin
Sinh ra ở lá và rễ non. Có nhiều trong lá, hạt, củ chồi đang nảy mầm, hạt và quả đang hình thành trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.
-Tăng số lần nguyên phân và tang sinh trưởng dãn dài của mỗi TB.
- Kích thích sự nảy mầm, tạo quả không hạt.
Xitokinin
Các TB đang phân chia trong rễ, lá, quả non
-Kích thích sự phân hóa chồi và hình thành cơ quan mới.
- Kích thích sự phân chia TB, làm chậm quá trình già ở TB.
Hoocmon ức chế
Axit abxixic
Chủ yếu ở lá tích lũy trong các cơ quan già, cơ quan đang ngủ nghỉ hoặc sắp rụng.
-Ức chế sinh trưởng mạnh.
- Gây rụng lá, quả.
- Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn.
- Ức chế hạt nảy mầm.
Êtilen
Các mô của quả chin, lá già.
-Thúc đẩy quá trình chin của quả.
- Gây rụng lá, quả.
-Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ.
Tương quan hoocmon thực vật
Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng.
VD:
Tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau.
VD:
Củng cố
Câu hỏi: Vai trò của hoocmon thực vật? Khi sử dụng hoocmon thực vật trong sản xuất cần lưu ý những điều gì?
Dặn dò
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới. Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.
Nhận xét của GV hướng dẫn:
Chữ ký của GV hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an sinh hoc 11 co ban bai 35 hoocmon thuc vat_12320122.docx