Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

1 Các mối quan hệ sinh thái

- Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

- Quan hệ đối kháng: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.

2 Hiện tượng khống chế sinh học

- Khái niệm: là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này khống chế số lượng cá thể của quần thể khác.

- Ý nghĩa:

+ Đảm bảo tính ổn định cho quần xã

+ Trong nông nghiệp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại cây trồng.

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết: Ngày soạn: / /2019 Ngày giảng: / /2019 GVHD: Đặng Thị Thu Sương Giáo sinh: Đồng Thị Thảo Ly Chương II. Quần xã sinh vật. Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh phải: a. Kiến thức: - HS nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật. - Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó. - Phân biệt được khái niệm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, từ đó lấy được ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó. - Nêu được khái niệm khống chế sinh học, ý nghĩa lí luận và thực tiễn. b. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy, khái quát hóa kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và hoạt động độc lập với SGK. c. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên. d. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực phát chung: + Năng lực tự học: Xác định được mục tiêu bài học: nêu được khái niệm quần xã sinh vật và một số đặctrưng cơ bản của quần xã. + Năng lực giải quyết vấn đề: giải thích được mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua tham gia trả lời các câu hỏi về khái niệm quần xã sinh vật, một số đặc trưng cơ bản của quần xã, quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. + Năng lực hợp tác: hợp tác, thảo luận nhóm. Năng lực chuyên biệt: + Năng lực quan sát: hình ảnh về các loài sinh vật. + Năng lực xác định mối quan hệ: ảnh hưởng qua lại giữa các loài sinh vật với nhau. + Năng lực xử lý thông tin: thông qua thu thập thông tin đưa ra các quần xã sinh vật và các ví dụ mối quan hệ sinh thái hợp lý. + Năng lực định nghĩa: phát biểu được khái niệm về quần xã sinh vật, + Năng lực tư duy: đưa ra các biện pháp bảo vệ tài nguyên các sinh vật. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu - Giáo án, sách giáo khoa 2.Học sinh: - Sách giáo khoa và chuẩn bị bài trước ở nhà III. Tổ chức các hoạt động học tập Khởi động Ổn định lớp ( 1 phút) Tạo hứng thú cho HS.(3 phút) Phương pháp: Thuyết trình- tái hiện thông báo Chương I chúng ta đã tìm hiểu về cá thể và quần thể sinh vật. Sang chương II ta sẽ tìm hiểu về quần xã sinh vật. Vậy quần xã là gì? Giống hay khác so với quần thể sinh vật? Và có liên quan gì đến quần thể không? Để hiểu rõ những vấn đề trên ta vào bài bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật (8 phút) (1) Mục tiêu: -HS phải nêu được khái niệm quần xã sinh vật là gì? - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quần xã sinh vật. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: + Quan sát hình ảnh- Tái hiện thông báo. . + Hỏi đáp- tái hiện thông báo. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: GV chiếu hình ảnh trên máy chiếu sau đó đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS trả lời cuối cùng GV chốt kiến thức cho HS. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, phấn. (5) Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm quần xã sinh vật. Nội dung: I Khái niệm quần xã sinh vật Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các quần thể có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Hoạt động của GV và HS Hoạt động của HS GV chiếu hình ảnh ao nuôi cá và yêu cầu HS: + Trong ao cá có thể có những loài sinh vật nào đang sinh sống? + Giữa các quần thể sinh vật trong ao có đặc điểm gì chung? GV: Nhận xét, bổ sung: Tập hợp các quần thể sinh vật trong ao nuôi gọi là quần xã ao nuôi cá GV hỏi: Vậy thế nào là quần xã? GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó chiếu hình sơ đồ thành phần cấu trúc của quần xã sinh vật GV hỏi: Trong quần xã có những mối quan hệ sinh thái nào? GV: Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện GV yêu cầu HS so sánh điểm khác nhau giữa quần xã và quần thể. GV nhận xét. Bổ sung, kết luận HS trả lời theo hiểu biết của mình HS trả lời khái niệm quần xã HS dựa vào hình ảnh để trả lời HS dựa vào kiến thức đã học trả lời Hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc trưng của quần xã sinh vật (7 phút) (1) Mục tiêu: - Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã và lấy ví dụ minh họa (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: + Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận + Biểu diễn tranh- tìm tòi bộ phận (3) Hình thức tổ chức hoạt động: GV chiếu hình ảnh trên máy chiếu sau đó đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS trả lời cuối cùng GV chốt kiến thức cho HS. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, phấn. (5) Sản phẩm: HS mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã và lấy ví dụ minh họa hợp lí. Nội dung: II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Một quần thể ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao. Loài ưu thế và loài đặc trưng: + Loài ưu thế: Có vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoặc động mạnh của chúng. + Loài đặc trưng: loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã. Phân bố theo chiều thẳng đứng. VD: Sự phân tầng của rừng mưa nhiệt đới. Phân bố theo chiều ngang trên mặt đất. VD: Phân bố của quần xã đồi núi từ : đỉnh đồi-> sườn đồi-> chân đồi. Ý nghĩa: + Giảm bớt sự cạnh tranh. + Tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ môi trường sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV lấy 2 ví dụ: + VD 1: Quần xã rừng Cúc Phương + VD 2: Quần xã rừng Nam Cát Tiên GV hỏi: So sánh về số lượng loài, số lượng cá thể về loài của 2 quần xã trên GV nhận xét câu trả lời của HS GV hỏi: Làm thế nào để đảm bảo được độ đa dạng của các quần xã trong tự nhiên GV yêu cầu HS phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng. Lấy vd minh hoạ Liên hệ: Hãy kể tên những loài tại địa phương em có mà nơi khác không có GV chiếu hình về các tầng trong rừng mưa nhiệt đới hỏi: + Quần xã có những kiểu phân bố nào? Vd minh hoạ + Ý nghĩa của sự phân bố quần xã Bổ sung: + Phân bố trong ao nuôi: tầng mặt (thực vật phù du, động vật phù du, cá mè, cá trắm..), tầng giữa (cá chép, cá trôi), tầng đáy (tôm, cua, ốc, lươn) + Phân bố ở thềm lục địa: Gần bờ ( tôm, cua, cá nhỏ, san hô), vùng triều (cá thu, cá nục), ngoài khơi ( cá heo, cá voi) GV: nêu tính ứng dụng của kiểu phân bố và thực tế HS suy nghĩ trả lời HS nghiên cứu trả lời GV nhận xét, đánh giá. HS tìm hiểu trả lời GV nhận xét, kết luận HS: liên hệ địa phương để trả lời. HS tìm hiểu trả lời GV nhận xét, kết luận HS liên hệ thực tế trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật ( 18 phút) (1) Mục tiêu: - Phân biệt được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. - Nêu được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: + Làm việc nhóm + Làm việc với SGK- tìm tòi bộ phận + Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận (3) Hình thức tổ chức hoạt động: GV chia lớp thành các nhóm theo tổ thảo luận câu hỏi và đại diện nhóm đứng lên trả lời. (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, phấn. (5) Sản phẩm: HS trình bày được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. Nội dung: III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật 1 Các mối quan hệ sinh thái Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh. Quan hệ đối kháng: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. 2 Hiện tượng khống chế sinh học Khái niệm: là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này khống chế số lượng cá thể của quần thể khác. Ý nghĩa: + Đảm bảo tính ổn định cho quần xã + Trong nông nghiệp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại cây trồng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Các mối quan hệ sinh thái: Như chúng ta đã biết các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ găn bó với nhau như một thể thống nhất. Vậy chúng gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối quan hệ nào? Sau đó, GV chia lớp thành các nhóm theo tổ sẽ trả lời các câu hỏi: + Quan hệ hỗ trợ gồm những quan hệ nào? + Nêu đặc điểm của từng mối quan hệ hôc trợ, cho vd. + Quan hệ đối kháng gồm những quan hệ nào? + Nêu đặc điểm của từng mối quan hệ đối háng, cho vd. GV: Nhận xét, đánh giá, hoàn thiện Mở rộng: Nêu tính ứng dụng của một số mối quan hệ vào thực tế GV: Nhận xét, kết luận 2. Hiện tượng khống chế sinh học GV hỏi: + Thế nào là khống chế sinh học? Vd minh hoạ + Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận HS tìm hiểu trả lời HS tìm hiểu SGK trả lời các câu hỏi, lần lượt các nhóm trình bày HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời HS tìm hiểu SGK để trả lời Luyện tập ( 7 phút) (1) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái niệm quần xã sinh vật, một số đặc trưng cơ bản của quần xã, quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kiểm tra nhanh bằng câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời các câu hỏi vào cuối tiết học tại lớp. (4) Phương tiện dạy học: Câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh các mối quan hệ sinh thái. (5) Sản phẩm: HS trả lời chính xác các nội dung giáo viên đặt câu hỏi. Câu 1: Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa A. Giảm sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống B. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống C. Giảm sự cạnh tranh D. Bảo vệ các loài động vật Câu 2. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác là mối quan hệ nào? A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Ức chế - cảm nhiễm D. Hợp tác Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng trong quần xã? A. Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống. B. Do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. C. Để giảm sự cạnh tranh. D. Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Câu 4: Em hãy ghép tên của các mối quan hệ sinh thái vào các hình ảnh sau: Cạnh tranh; 2- Hợp tác; 3- Cộng sinh; 4- Kí sinh; 5- Ức chế - cảm nhiễm; 6- Hội sinh Vận dụng, tìm tòi, mở rộng Hoạt động: Kiểm tra vấn đáp trực tiếp (1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đưa ra (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật vấn đáp, làm việc cá nhân. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: GV tổ chức vấn đáp trực tiếp với HS tại lớp, giao nhiệm vụ về nhà HS tiếp tục nghiên cứu. (4) Phương tiện dạy học: Hệ thống câu hỏi mở rộng. (5) Sản phẩm: Trên cơ sở kiến thức đã học, HS trả lời được một phần hoặc cả ý câu hỏi GV đưa ra. Nội dung: Câu hỏi: 1. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng. 2. Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào? E. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc trước bài mới. - Đọc phần em có biết ở phía sau bài học V. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy . Ngày.....tháng......năm 2019 Duyệt của GVHD Sinh viên thực tập (Ký tên) (Ký tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 40 Quan xa sinh vat va mot so dac trung co ban cua quan xa_12530405.docx
Tài liệu liên quan