TIẾT 5 : KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG.
A. Mục Tiêu
· Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
· Biết cách sử dụng kính lúp, nhớ các bước sử dụng kính hiển vi.
· Có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ kính lúp kính hiển vi khi sử dụng.
B. Chuẩn Bị.
· Kính lúp cầm tay.
· Kính hiển vi.
· Vật mẫu : Một vài cành cây hoặc một bông hoa.
C. Tiến Trình lên lớp
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ : không
III. Bài mới
v Giới thiệu bài mới : Trong cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi những thành phần có kích thước rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó để có thể nghiên cứu được những thành phần cấu tạo nên cơ thể người ta đã phát minh ra kính hiển vi và kính lúp. Vậy chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
v Hoạt động Dạy – Học :
18 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 1 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 – HỌC KỲ I Ngày soạn :
TIẾT 1 Ngày dạy :
MỞ ĐẦU SINH HỌC
BÀI 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
A. MỤC TIÊU
1) Kiến thức;
Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.
Nêu được những đặc điểm chủv yếu của cơ thể sống.
Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
2) Kĩ năng: Tham khảo SGK thu nhận kiến thức
3) Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. CHUẨN BỊ
GV : Chuẩn bị nội dung bài học
HS : Tham khảo nội dung bài học trước
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới : Thế giới xung quanh chúng ta bao gồm các vật không sống và vật sống. Vậy vật sống và vật không sống khác nhau như thế nào, làm sao có thể nhận diện được chúng, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay : Đặc điểm của cơ thể sống.
3. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy và học
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Nhận dạng vật sống và vật không sống
GV yêu cầu HS quan sát môi trường xung quanh (nhà ở, trường học) và cho ví dụ về vật sống và vật không sống.
+ Vật sống : con gà, cây mít
+ Vật không sống : hòn đá, viên gạch
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 5 và trả lời các câu hỏi :
? Dựa vào đặc điểm nào để em nhận biết vật sống và vật không sống. (Dựa vào các hoạt động sống : di chuyển, ăn uống)
? Vật sống khác vật không sống ở những đặc điểm nào. (Sự vận động, sinh sản, phát triển)
HS rút ra kết luận chung và ghi bài
Hoạt động 2 : Đặc điểm của cơ thể sống
GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn tất bảng thông tin ở SGK trang 6
Dựa vào bảng thông tin hãy trả lời các câu hỏi sau :
? Con gà, cây đậu có đặc điểm gì giống nhau. (có sự sinh sản, lớn lên, lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải)
? Con gà, cây đậu có được gọi là cơ thể sống không. Tại sao. (Chúng được gọi chung là những cơ thể sống bởi vì chúng thể hiện những hoạt động sống mà vật không sống không thể hiện được)
? Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì. (Trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản)
- GV đặt vấn đề : Chiếc xe máy có sự trao đổi chất không? Có được xem là cơ thể sống không?
- GV giảng giải
- HS rút ra kết luận và ghi bài
1/ Nhận dạng vật sống và vật không sống:
- Vật sống : có trao đổi chất với bên ngoài như lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản
Ví dụ : con gà, cây mít .
- Vật không sống : không trao đổi với môi trường bên ngoài
Ví dụ : hòn đá, viên gạch, xe máy.
2/ Đặc điểm của cơ thể sống
Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) để tồn tại
Lớn lên
Sinh sản
4. Củng cố :
? Vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau
? Trong các ý sau lớn lên, sinh sản, di chuyển, lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất những dấu hiệu nào chung cho cơ thể sống .
? Đặc điểm chung của cơ thể sống.
5. Dăn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK ở phần cuối bài
- Đọc bài mới:”Nhiệm vụ của sinh học”
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 1 – HỌC KỲ I – NGÀY SOẠN : 25 / 08 / 2007
TIẾT 2 : NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
A. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
- Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, mặt hại của chúng.
- Nắm được nhiệm vụ của sinh học.là gì
- Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng,
2) Kĩ năng:
- Quan sát được 4 nhóm sinh vật chính qua tranh
- Kể tên các nhóm sinh vậy chính
3) Thái độ:
-Có ý thức và hướng hứng thú tìm hiểu thế giới sinh vật .
B. CHUẨN BỊ.
- GV : + Tranh vẽ hoặc ảnh chụp 1 phần quang cảnh tự nhiên
+ Tranh vẽ 4 nhóm sinh vật
HS : + Kẻ bảng sự đa dạng của thế giới sinh vậât
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? (trả lời phần I của bài – 5 điểm + 3 điểm làm bài tập về nhà + 2 điểm có chuẩn bị bài mới)
Đặc điểm của cơ thể sống là gì ? (trả lời 3 ý của phần II được 5 điểm + 3 điểm bài tập về nhà + 2 điểm có chuẩn bị bài mới)
III. Hoạt động day học:
Giới thiệu bài mới : Chúng ta đã nhận dạng và tìm hiểu về đặc điểm của vật sống, chúng rất đa dạng và phong phú vậy đời sống của chúng như thế nào, cấu tạo và hoạt động sinh lý của chúng ra sao. Và để tìm hiểu rõ ràng về chúng, chúng ta cần tìm hiểu và nghiên cứu thông qua bộ môn Sinh học, vậy nhiệm vụ của Sinh học là gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Sinh vật trong tự nhiên
- GV cho HS lấy ví dụ một số sinh vật khác nhau, sau đó lập bảng.
- GV yêu cầu HS hoàn tất thông tin vào bảng và trả lời câu hỏi : .
? Dựa vào bảng trên các em có nhận xét gì về giới sinh vật trong tự nhiên?
? Đa dạng như thế nào? Phong phú như thế nào?
? Chung có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- GV : Yêu cầu HS nhìn lại bảng xếp loại riêng những ví dụ thuộc về thực vật và những ví dụ thuộc về động vật. Ngoài động vật và thực vật còn có những nhóm nào khác không?
- Vậy giới sinh vật được chia làm mấy nhóm chính?
- Đó là những nhóm nào?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học và của thực vật học
- GV giới thiệu nhiệm vụ của sinh học và nhiệm vụ của thực vật học.
- GV : Ta thấy các sinh vật đều có mối quan hệ đối với con người.
- GV : Có rất nhiều sinh vật có ích nhưng cũng có nhiều sinh vật có hại.
- Lấy ví dụ xem nào?
- Vậy nhiệm vụ của sinh học là gì?
1)Sinh vật trong tự nhiên
a.Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Sinh vật tự nhiên rất đa dạng và phong phú về kích thước, nơi sống, môi trường sống, tập tính
b.Các nhóm sinh vật
Gồm vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau có quan hệ mật thiết với nhau và với con người
2) Nhiệm vụ của sinh học
Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí. Phát triển và bảo vệ chúng để phục vụ đời sống của con người
IV. Củng cố :
? Thế giới sinh vật đa dạng được thể hiện như thế nào
? Hãy nêu 3 sinh vật có ích, 3 sinh vật có hại cho ngưòi bằng cách lập bảng.
STT
Tên sinh vật
Nơi sống
Công dụng
Tác hại
1
2
3
4
V) Dặn dò:
-HS ôn lại kiến thức về quang hợp ở sách tự nhiên xã hội ở tiểu học
- Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường
- Trả lời câu hỏi trong SGK và xem bài mới”Đặc điểm chung của thực vật”
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 2 – Học kỳ I – Ngày soạn : 07 / 09 /2007
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Tiết 3 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Nêu đặc điểm chung của thực vật.
Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú củathực vật.
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật.
B. CHUẨN BỊ.
Tranh hoặc ảnh : Một khu rừng, vườn cây, một vườn hoa, sa mạc, hồ nước
Bảng tin SGK trang 11
STT
Tên cây
Có khả năng tự tạo chất dinh dưỡng
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Nơi sống
1
Cây lúa
+
+
+
-
Đồng ruộng
2
Cây ngô
+
+
+
-
Đồi, nương
3
Cây mít
+
+
+
-
Vườn, đồi
4
Cây sen
+
+
+
-
Ao, hồ
5
Cây xương rồng
+
+
+
-
Đồi núi, đồi cát.
Cho HS sưu tầm tranh ảnh hoặc báo, bìa lịch có vẽ hoặc chụp ảnh các loài thực vật sống ở môi trường khác nhau.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ :
? Kể tên một số sinh vật sống ở trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người. Em có nhận xét gì về sinh vật trong tự nhiên (trả lời ý 1 trong bài “Nhiệm vụ của sinh học”) – 3 điểm
? Nhiệm vụ của sinh học là gì. (trả lời ý 2 trong bài) – 2 điểm
Có làm bài tập về nhà : 3 điểm
Có chuẩn bị bài mới : 2 điểm
Các hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài mới : Thực vật là nhóm sinh vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và tự nhiên. Vậy thực vật có đặc điểm gì? Làm sao nó có thể đáp ứng nhiều đến nhu cầu của con người và tự nhiên chúng ta cùng tìm hiểu qua toàn bộ chương trình sinh học lớp 6 và đặc biệt chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm chung của thực vật qua bài học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động1 : Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật
- GV : Các em quan sát tranh vẽ hoặc quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4.
- Qua tranh vẽ trên SGK các em có nhận xét gì về giới thực vật trong tự nhiên.
- Sau đó GV cho HS thảo luận các ý trong SGK và rút ra kết luận để ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
- Gv cho HS lập bảng theo mẫu (SGK).
- Học sinh lập bảng và trả lời các câu hỏi gợi ý để hoàn tất thông tin.
? Cây lúa có khả năng tự tạo chất dinh dưỡng được không. (được)
? Nó có sinh sản được không. (được)
I. Sự đa dạng và phong phú của thực vật
Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
II. Đặc điểm chung của thực vật
- Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
4) Củng cố
Hãy đánh dấu đen vào ô vuông đầu câu trả lời.
Điểm khác biệt cơ bản giữa thực vật với sinh vật khác là:
£ Thực vật rất đa dạng và phong phú.
£ Thực vật sống khắp mọi nơi.
n Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với kích thích của môi trường.
£ thực vật có khả năng vận động, lớn lên sinh sản.
5) Dặn dò : Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới
RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần 2 – Học kỳ I – Ngày soạn : 07 / 09 / 2007
Tiết 4 : CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Biết quan sát so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
B. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ phóng to hình 4.1, hình 4.2 SGK tranh vẽ một số cây có hoa và không có hoa thường có ở địa phương.
Một số mẫu cây thật có cả cây non và cây có hoa.
HS chuẩn bị một số cây như đậu, ngô, lúa, cải và một số cây hoa như hoa hồng, dâm bụt, bìm bìm.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm chung của thực vật (trả lời toànvẹn ý 2 của bài) – 3 điểm
? Tại sao chúng ta phải trồng và bảo vệ cây xanh (vì nó là nguồn thức ăn, vật dụng, tạo bóng mát rất quan trọng trong tự nhiên và đối với đời sống con người) – 2 điểm
- Làm bài tập đầy đủ : 3 điểm
- Có chuẩn bị bài mới : 2 điểm
Bài mới
Giới thiệu bài mới : Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú nhưng để có thể nhận biết và phân biệt giữa chúng, cần phải có sự tìm hiểu, quan sát các thành phần cấu tạo và đời sống giữa chúng. Vậy đặc điểm nào là cơ bản nhất để phân loại chúng? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay : “Có phải tất cả thực vật đều có hoa?”
Hoạt động Dạy – Học
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Xác định cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, chức năng chính của từng cơ quan.
GV cho HS quan sát một số cây như cây bưởi, cây nhãn....
Yêu cầu HS trả lời những điền từ vào chỗ trống :
Rễ, thân, lá là.: cơ quan sinh dưỡng
Hoa, quả, hạt là : cơ quan sinh sản
Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh dưỡng là....nuôi dưỡng
Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh sản là duy trì và phát triển nòi giống.
Hoạt động 2: Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa.
GV yêu cầu HS cho mẫu vật lên bàn và quan sát theo nhóm để phân biệt cây có hoa và cây không có hoa.
Đại diện nhóm giới thiệu và trình bày các mẫu vật của nhóm mình
Yêu cầu HS rút ra kết luận : Thực vật được chia làm mấy nhóm, đó là những nhóm nào?
Hoạt động 3: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
- GV chia lớp thành 2 nhóm:
+ 1 nhóm chọn cây lâu năm.
+ 1 nhóm chọn cây 1 năm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận : thế nào là cây một năm và cây lâu năm
Xác định cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây :
Cơ quan của cây
Chức năng
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ, thân lá
Nuôi dưỡng
Cơ quan sinh sản
Hoa quả, hạt.
Duy trì và phát triển nòi giống.
II. Cây có hoa và cây không có hoa
Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa quả hạt.
Thực vật không có hoa, cơ quan sinh sản không phải là hoa quả hạt.
III. Cây một năm và cây lâu năm
Cây một năm là những cây trong đời sống của nó ra hoa kết quả một lần rồi chết
Ví dụ : lúa, đậu .
Cây lâu năm là những cây có thể ra hoa, kết quả nhiều lần trong đời sống của nó
Ví dụ : cam, mít, ổi.
4) Củng cố
a) Hãy đánh dấu vào ô £ đầu câu trả lời đúng.
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn những cây có hoa.
£ cây mít, cây vải, cây phượng, cây hoa hồng.
£ cây bưởi, cây thông, cây cải, cây dương xỉ.
£ cây rêu, cây hoa huệ, cây tre, cây tùng.
£ cây đậu, cây cà, cây bàng, cây chuối.
b) Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào toàn là cây lâu năm.
£ cây lúa, cây mít, cây bông, cây chuối.
£ cây bưởi, cây xi, cây đào, cây mận, cây đa.
£ cây đậu, cây tre, cây lim, cây bầu.
£ cây lát, cây bàng, cây xà cừ, cây tràm.
5) Dặn dò
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 3 – HỌC KỲ I – NGÀY SOẠN : 10/09/2007
CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT
TIẾT 5 : KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG.
A. MỤC TIÊU
Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Biết cách sử dụng kính lúp, nhớ các bước sử dụng kính hiển vi.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ kính lúp kính hiển vi khi sử dụng.
B. CHUẨN BỊ.
Kính lúp cầm tay.
Kính hiển vi.
Vật mẫu : Một vài cành cây hoặc một bông hoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ : không
III. Bài mới
Giới thiệu bài mới : Trong cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi những thành phần có kích thước rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó để có thể nghiên cứu được những thành phần cấu tạo nên cơ thể người ta đã phát minh ra kính hiển vi và kính lúp. Vậy chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp
- GV : Giới thiệu về kính lúp và yêu cầu HS quan sát :
? Phần này là phần gì? Được làm bằng gì?
? Kính lúp có tác dụng như thế nào?
- GV : Cho HS trình bày cấu tạo của kính lúp.
- GV : Hướng dẫn cho HS cách sử dụng kính và quan sát mẫu vật.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi
- Gv giới thiệu kính hiển vi
(nguời ta gọi kính hiển vi quang học).
- Gv : Đưa kính hiển vi lên cho Hs quan sát.
? Vậy kính hiển vi có tác dụng gì?
? Người ta chia kính hiển vi ra làm mấy phần. Đó là những phần nào?
Thân kính gồm những phần nào và tác dụng gì?
Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
I. Kính lúp và cách sử dụng :
Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ bé, giúp ta thấy được những gì mắt không thấy được.
Cách sử dụng kính lúp : Để mặt kính sát mẫu vật (vật mẫu), từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
II. Kính hiển vi và cách sử dụng
Kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé mà mắt thường không thấy được.
- Cách sử dụng.
IV. Củng cố : Gọi một vài HS lên chỉ lên kính các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận.
V. Dặn dò :
- Học bài và làm bài tập
- Giờ học sau mỗi nhóm chuẩn bị : 1 củ hành tây + 1 quả cà chua/ mỗi nhóm
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 3 – HỌC KỲ I – NGÀY SOẠN : 11 / 09 / 2007
TIẾT 6 : THỰC HÀNH - QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU
Chuẩn bị được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vẩy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
Có kỹ năng vẽ hình đã quan sát.
B. CHUẨN BỊ
Biểu bì vảy hành (Nên dùng hành tây).
Thịt quả cà chua chín.
Tranh phóng to của hành và tế bào vảy hành.
Quả cà chua chín va tế bào thịt quả cà chua.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ : Không
III. Bài mới :
Giới thiệu bài mới : Bài trước chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi. Để hiểu rõ hơn các thao tác sử dụng kính hiển vi như thế nào, cô và các em cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Quan sát tế bào dưới kính hiển vi
- GV : Cho HS làm quen với cách tự lên tiêu bản và quan sát.
- GV : Chia lớp làm hai nhóm.
+ Nhóm 1: Lên tiêu bản quan sát tế bào vảy hành dươi kính hiển vi.
+ Nhóm 2: Lên tiêu bản quan sát tế bào thịt quả cà chua dưới kính hiển vi rối thực hành.
- GV đi từng nhóm giúp đỡ nhận xét giải đáp các thắc mắc cho HS.
Hoạt động 2: Vẽ hình đã quan sát được, chú thích vẽ hình
GV : Treo tranh và giới thiệu củ hành và tế bào biểu bì vẩy hành.
Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
IV. Nhận xét đánh giá giờ thực hành :
V. Dặn dò : Vẽ hình vào vở học.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 4 – HỌC KỲ I Ngày soạn : 16/9/2007
Ngày dạy : 24 – 29/9/2007
Tiết 7 - BÀI 7 : CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
Những thành phần (chính) chủ yếu của tế bào thực vật.
Khái niệm về mô.
B. CHUẨN BỊ.
Tranh phóng to hình 7.1, hình 7.2, hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5 (SGK).
Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các loại tế bào thực vật và kích thước của chúng.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ : Không
III. Bài mới :
Giới thiệu bài mới : Tiết trước chúng ta đã quan sát tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua. Vậy cấu tạo của chúng có giống nhau không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước của tế bào.
- GV treo tranh lên bảng và yêu cầu HS nhận xét
+ Ta thấy trong cấu tạo rễ, thân, lá đều có các tế bào.
+ Vậy tế bào của rễ có giống tế bào của thân và lá không?
- GV : Các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau.
- GV : Ngay trong một cơ quan, có nhiều tế bào khác nhau.
Ví dụ : Thân cây gồm các loại tế bào nào?
Kích thước của tế bào thực rất nhỏ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bộ phận của các tế bào thực vật.
GV : Quan sát tranh vẽ hình 7.4 sơ đồ cấu tạo của tế bào thực vật.
? Một tế bào gồm những thành phần nào?
? Vách tế bào có tác dụng gì?
? Màng sinh chất có chức năng gì?
? Nhân có tác dụng gì?
? Trong chất tế bào thực vật chứa lục lạp có vai trò gì?
HS trả lời và rút ra kết luận chung.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái niệm mô.
- Cho HS quan sát hai lọai mô.
- Các loại mô có khác nhau không?
- Vậy mô là gì?
Gv : Cho các nhóm cử đại diện nhóm trình bày.
I. Hình dạng, kích thước của tế bào
Hình dạng, kích thước của các tế bào khác nhau.
II. Cấu tạo tế bào :
- Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật)
- Màng sinh chất
- Chất tế bào
- Nhân và một số thành phần khác không bào, lục lạp.
III. Mô : là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
IV. Củng cố :
Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào?
Cho HS tham gia trò chơi “Giải ô chữ”.
V. Dặn dò : - Vẽ hình 7.4 vào vỡ và học bài
- Đọc mục “Em có biết” trang 25 SGK
- Xem trước bài 8
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 4 – HỌC KỲ I Ngày soạn : 17/09/2007
Ngày soạn : 24 – 29/ 09/2007
TIẾT 8 : SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Trả lời được câu hỏi : Tế bào lớn lên như thế nào.
Tế bào phân chia như thế nào?.
Hiều ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào, ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
B. CHUẨN BỊ.
Tranh phóng to hình 8.1, hình 8.2 SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu cấu tạo tế bào thực vật (trả lời phần II của bài ) : 5điểm + 3 điểm bài tập về nhà + 2 điểm có chuẩn bị bài.
? Mô là gì? Có mấy loại mô? (trả lời phần III của bài ) : 5điểm + 3 điểm bài tập về nhà + 2 điểm có chuẩn bị bài.
III. Bài mới :
Mở Bài : Cơ thể thực vật lớn lên và to ra là nhờ đâu? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
GV treo tranh ảnh sơ đồ sự lớn lên của tế bào và yêu cầu HS mô tả
? Tế bào lớn lên như thế nào?
- GV : Giảng giải sự lớn lên của tế bào non : Các tế bào non có kích thước nhỏ, sau đó to dần lên đến một kích thước nhất định ở tế bào trưởng thành.
? Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
- GV : Cho HS thảo luận “Nhờ đâu tế bào lớn lên được”.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự phân chia của tế bào.
- Gv treo hình 8.2 lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát.
- GV : Cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
? Tế bào phân chia như thế nào.
? Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
? Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào?
I. Sự lớn lên của tế bào
Tế bào non có kích thước nhỏ, sau đó to dần lên đến một kích thước nhất định ở tế bào trưởng thành.
Sự lớn lên của vách tế bào, màng nguyên sinh, chất tế bào.
Không bào : Tế bào non không bào nhỏ, nhiều, tế bào trưởng thành không bào lớn chứa đầy dịch tế bào.
II. Sự phân chia tế bào
Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào thành hai tế bào con.
IV. Củng cố :
Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
V. Dặn dò : - Vẽ hình 8.1 và 8.2 vào vở
- Học bài
- Chuẩn bị bài mới : mang rễ của một số cây : đậu, lúa, cỏ, cải .
RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an Sinh 6 ca namchuan kien thuc ky nang nam 2018_12433615.doc