Giáo án Sinh học 6 tiết 3, 24

Bài :4. CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ?

I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức ,kĩ năng ,thái độ:

Kiến thức

- Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.

- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.

 Kĩ năng:

- Quan sát so sánh. Trực quan, thảo luận.

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: có phải tất cả thự vật đều có hoa.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

Thái độ:

- Giáo dục bảo vệ và chăm sóc thực vật.

2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:

-Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận.

-Năng lực hợp tác:Có khả năng hợp tác nhóm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 3, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:09/9/2018 Ngày giảng: Tuần 2 - Tiết 3: Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu: 1.Kiến thức ,kĩ năng ,thái độ: Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật. - Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật. Kĩ năng: - Quan sát so sánh. - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống - Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật. 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: -Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận. -Năng lực hợp tác:Có khả năng hợp tác nhóm. II/ CHUẨN BỊ về tài liệu và phương tiện dạy học. 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước - Bảng phụ phần 2. - Chuẩn bị 1 số mẫu vật có cả rễ, thân, lá, hoa, quả. - Thu thập tranh, ảnh cây có hoa, không có hoa, cây lâu năm, cây 1 năm. 2.Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. - Kẻ bảng phần 2 vào vở bài tập, một số tranh ảnh sưu tầm. III. Tổ chức hoạt động của HS: 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:(2’) Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới Các em quan sát xung quanh nơi ta ở có rất nhiều loại cây, có cây to, cây nhỏ, cây sống lâu năm và có cây chỉ sống một vài năm hoặc ít hơn rồi chết. Tuy nhiên chúng lại có những đặc điểm chung đặc trưng cho giới thực vật.Vậy đó là những đặc điểm gì ?. Ta tìm hiểu trong bài này. 2- Hoạt động hình thành kiến thức(40’) Mục tiêu: - Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật. - Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật. Hoạt động của thầy và Trò Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng , và phong phú của thực vật. Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực - GV: Treo tranh ảnh 3.1 , 3.2 , 3.3 , 3.4 yêu cầu HS quan sát kết hợp với thông tin để thực hiện lệnh tam giác trả lời các câu hỏi. - GV:Kể tên vài cây sống đồng bằng, đồi núi , ao hồ , sa mạc - GV: Nơi nào TV nhiều , phong phú , nơi nào ít TV . - Hs quan sát tranh đọc lập suy nghĩ trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. - GV: chốt lại - GV hỏi tiếp - GV:Kể tên 1 số cây gỗ sống lâu năm - GV: Kể tên một số cây gỗ sống trong 1 năm - GV: Kể tên một số cây sống dưới nước . - HS: liên hệ ở địa phương trả lời câu hỏi về cây sống lâu năm, cây một năm , cây sống dước nước. - GV: Em có nhận xét gì về TV . - GV nhận xét : TV trên trái đất có khoảng 250 ngàn đến 300 ngàn loài ở VN thì thực vật có 12 ngàn loài . - GV : giới thiệu mỗi miền khí hậu đều có TV thích hợp sống . - GV: TV có mặt ở các miền khí hậu hàn đới , ôn đới , và nhiều nhất là nhiệt đới , từ đồi núi , trung du , đồng bằng xa mạc . nói chung thực vật thích nghi với môi trường sống . 1.Sự đa dạng và phong phú của TV: - Thực vật sống khắp mọi nơi trên trái đất, nhiều môi trường như trong nước, trên mặt nước, trên trái đất, chúng rất phong phú và đa dạng . Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật . GV: treo bảng theo mẫu SGK lên bảng GV gọi học sinh trả lời từng VD, sau đó nhận xét đúng sai GV cho hoc sinh nghe và nhận xét các hiện tượng sau : ? Lấy roi đánh chó thì nó chạy và sủa , quật vào cây thì đứng im . ? Khi trồng cây và đặt lên bề cửa sổ , thời gian sau cây sẽ mọc cong về hướng ánh sáng . - HS: độc lập suy nghĩ trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. - Động vật có khả năng di chuyển mà thực vật không có khả năng di chuyển , thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường . - GV phân tích: cây xanh có khả năng tạo ra chất hữu cơ từ trong đất nhờ nước, muối khoáng, khí cacbonic trong không khí nhờ ánh sáng mặt trời và chất diệp lục. ? Hãy rút ra đặc điểm chung của thực vật - Hoc sinh đọc phần nhìn bảng tổng kết của GV rút ra đặc điểm chung của thực vật. - GV: TV nước rất phong phú , vì sao ta phải trồng và bảo vệ chúng . 2.Đặc điểm chung của thực vật - Thực vật có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển , phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài . 3.Hoạt động luyện tập : (3'). Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học ? Đặc điểm chung của thực vật là gì ? Thực vật có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển , phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài . 4.Hoạt động vận dụng. 5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng. HS đọc phần em co biết. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày giảng: Tuần 2 - Tiết : 04 Bài :4. CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ? I/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức ,kĩ năng ,thái độ: Kiến thức - Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. - Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. Kĩ năng: - Quan sát so sánh. Trực quan, thảo luận. - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. - Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: có phải tất cả thự vật đều có hoa. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. Thái độ: Giáo dục bảo vệ và chăm sóc thực vật. 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: -Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận. -Năng lực hợp tác:Có khả năng hợp tác nhóm. II. CHUẨN BỊ về tài liệu và phương tiện dạy học. - GV : Tranh vẽ H4.1 , H 4.4 SGK một số cây có hoa, cây không có hoa - HS : Mẫu vật một số cây có hoa, cây không có hoa, tranh ảnh III. Tổ chức hoạt động của HS: 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:(2’) Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Có phải tất cả các loài thực vật đếu có hoa hay không? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này. 2- Hoạt động hình thành kiến thức:(40’) Mục tiêu: - Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. - Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Xác định cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản và chức năng của từng cơ quan Mục tiêu: Nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa, phân biệt được cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa GV: treo tranh hình 4.1 HS :đặt mẫu vật lên bàn Gv treo bảng đã vẽ sẵn để đối chiếu Ở thực vật có những cơ quan nào? - HS quan sát cây cải: bộ phận nào là cơ quan sinh dưỡng . Ví dụ một số cây khác Chức năng của cơ quan sinh dưỡng - HS: độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. - GV: chốt lại - GV cho HS Quan sát cây cải cho biết cơ quan sinh sản của chúng? Và một số cây khác. Chức năng cơ quan sinh sản - HS: độc lập suy nghĩ trả lời, các em khác nhân xét, bổ sung. - GV: chốt lại: - Cây có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. * HS đánh dấu thích hợp vào bảng trong SGK mà đã kẻ trước trong tập. -GV: yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp bảng cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản trả lời câu hỏi. - GV có thể chia thực vật thành mấy nhóm cây? Đó là những nhóm nào? - HS: có thể chia thực vật thành 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không hoa - GV: Cho HS Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa. - GV cùng HS trao đổi nhận xét bằng tranh ảnh, vật thật - Cho Hs đọc phần thông tin trong SGK Cây có hoa có những đặc điểm gì ? Ví dụ:? Cơ quan sinh sản là gì ? Cây không có hoa có những đặc điểm nào? Ví dụ? Cơ quan sinh sản là gì ? 1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa - Thực vật có hai cơ quan chính : Cơ quan sinh dường và cơ quan sinh sản. + Cơ quan sinh dường là rễ, thân ,lá có chức nuôi dưỡng cây + Cơ quan sinh sản là : Hoa, quả, hạt , chức năng duy trì phát triển nòi giống - Cây xanh có hai nhóm chính: cây có hoa và cây không có hoa : + Thực vật có hoa : cơ quan sinh sản của chúng là Hoa, quả, hạt . Đến thời kỳ nhất định trong đời sống thì chúng ra hoa, tạo quả, kết hạt . Ví dụ: cây đậu, cải + Thực vật không có hoa : thì cả đời chúng không bao giờ có hoa, cơ quan sinh sản của chúng không phải là Hoa, quả, hạt. Ví dụ : Dương Xỉ, Rêu... Hoạt động 2: Cây 1 năm và cây lâu năm Mục tiêu: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác ? Kể những cây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm. ? Kể một số cây sống lâu năm thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. - HS trao đổi nhóm và cử đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Đại diện một vài nhóm Hs phát biểu, cá em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV, các em phải nêu được: - Cây 1 năm là những cây có vòng đời sống kết thúc trong vòng 1 năm - Cây lâu năm là những cây ra hoa kết quả nhiều lần và sống được nhiều năm trong vòng đời của chúng. 2. Cây 1 năm và cây lâu năm - Cây 1 năm là những cây có vòng đời sống kết thúc trong vòng 1 năm Ví dụ: cây chuối, lúa. - Cây lâu năm là những cây ra hoa kết quả nhiều lần và sống được nhiều năm trong vòng đời của chúng Ví dụ: Cây cam, quýt, dừa .. 3.Hoạt động luyện tập : (3'). Mục tiêu: Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học ? - Dựa vào đặc điểm nào nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa ? + Thực vật có hoa : cơ quan sinh sản của chúng là Hoa, quả, hạt . Đến thời kỳ nhất định trong đời sống thì chúng ra hoa, tạo quả, kết hạt . + Thực vật không có hoa : thì cả đời chúng không bao giờ có hoa, cơ quan sinh sản của chúng không phải là Hoa, quả, hạt. 4.Hoạt động vận dụng. 5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng. IV. Rút kinh nghiệm: Đông Thới,ngày.....,tháng......,năm 2018 Ký duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 4 Co phai tat ca thuc vat deu co hoa_12454434.doc