IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
2.1 Em hãy nêu đặc điểm chung của thực vật? Lấy ví dụ về phản ứng của thực vật với các kích thích bên ngoài.
2.2 Em hãy nêu 3 loại cây công dụng của nó đối với con người.
3. Đặt vấn đề: (1’)
- Trong sân trường có rất nhiều cây mà chúng ta chưa từng thấy hoa của chúng. Vậy có phải những cây đó thực sự không ra hoa hay là do chúng ta chưa thấy được hoa của chúng. Câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài học hôm nay: Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 3: Có phải thực vật đều có hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3. CÓ PHẢI THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA.
Mục tiêu
Kiến thức:
Học sinh quan sát và phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sãn.
Học sinh phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, làm việc độc lập với SGK.
Kỹ năng liên hệ thực tế.
Kỹ năng phân tích, so sánh.
Thái độ:
Phát triển thói quen yêu thích môn học, ý thức học tập.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.
Trọng tâm
Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Phương pháp
Hỏi đáp – tìm tòi.
Làm việc với SGK.
Phân tích tranh, ảnh.
Hoạt động nhóm
Chuẩn bị:
Giáo viên: Hình ảnh 4.1, 4.2 SGK
Học sinh: Bài soạn
Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ: (7’)
Em hãy nêu đặc điểm chung của thực vật? Lấy ví dụ về phản ứng của thực vật với các kích thích bên ngoài.
Em hãy nêu 3 loại cây công dụng của nó đối với con người.
Đặt vấn đề: (1’)
Trong sân trường có rất nhiều cây mà chúng ta chưa từng thấy hoa của chúng. Vậy có phải những cây đó thực sự không ra hoa hay là do chúng ta chưa thấy được hoa của chúng. Câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài học hôm nay: Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa.
Tiến trình tổ chức dạy học: (30’)
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa
GV: Chia nhóm.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.1, kết hợp với thông tin SGK, hoàn thành bảng sau:
Các cơ quan của cây cải
Chức năng chủ yếu
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sãn
HS: thảo luận nhóm, trả lời.
GV: Nhận xét, công bố đáp án.
Các cơ quan của cây cải
Chức năng chủ yếu
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ, thân, lá
Nuôi dưỡng cây
Cơ quan sinh sãn
Hoa, quả, hạt
Duy trì, phát triễn nòi giống.
GV: vậy có phải cây nào cũng có đầy đủ các cơ quan như cây củ cải không? Các em hãy quan sát hình 4.2, kết hợp với kiến thức mà em biết và hoàn thành bảng 1, SGK
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sãn
Cây chuối
Cây rau bợ
Cây dương xỉ
Cây rêu
Cây sen
Cây khoai tây
HS: trao đổi, hoàn thành bảng, trả lời
GV: Nhận xét: Như vậy, hầu như các loại cây trên đều có đầy đủ cơ quan sinh dưỡng. Tuy nhiên, ở một số cây thì không có hoa, quả hay hạt.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận: không phải cây nào cũng có hoa. Và dựa vào cơ quan sinh sãn, thực vật chia làm 2 nhóm đó là thực vật có hoa, và thưc vật không có hoa.
GV: Ngoài những cây trên, em hãy cho 1 vài ví dụ về cây không có hoa mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: nhận xét.
Như các em đã biết, có rất nhiều cây sống hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Nhưng cũng có rất nhiều cây sống trong thời gian ngắn hơn nhiều. Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
GV cho ví dụ về 2 nhóm cây:
Nhóm 1: cây lúa, cây cà chua, cây khoai lang, cây mướp.
Nhóm 2: Cây chôm chôm, cây xoài, cây cà phê, cây xà cừ.
Em hãy nhận xét về thời gian sống của từng nhóm cây.
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: nhận xét.
Như vậy, dựa vào thời gian sống của cây, người ta chia làm 2 loại: cây 1 năm và cây lâu năm.
GV: Em hãy cho một vài ví dụ về cây 1 năm, cây lâu năm mà em biết.
HS: trả lời.
Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Cơ quan sinh dưỡng của cây là rễ, thân, lá. Có chức năng nuôi dưỡng cây.
Cơ quan sinh sãn là hoa, quả, hạt. Có chức năng duy trì và phát triển nòi giống.
Dựa vào cơ quan sinh sãn,thực vật được chia làm 2 nhóm:
+ Thực vật có hoa: có sự hình thành hoa, quả, hạt trong quá trình sống.
VD: Cây lạc, cây sen,..
+ Thực vật không có hoa: Không hình thành hoa, quả, hạt trong quá trình sống.
VD: rêu, dương xỉ, vạn tuế,..
Cây một năm và cây lâu năm.
Cây 1 năm là cây sống trong vòng 1 năm, thường ra hoa, hết quả 1 lần trong đời.
Cây lâu năm là cây sống nhiều năm, thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
Củng cố (5’)
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức.
Dặn dò (1’)
Làm bài tập SGK
Chuẩn bị bài tiếp theo: Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12499845.docx