Giáo án Sinh học 6 Tiết 30: Bài tập

Câu 1: Chức năng quan trọng nhất của lá là gì ? (B20-C4)

A.Thoát hơi nước và trao đổi khí

B. Hô hấp và quang hợp

C. Thoát hơi nước và quang hợp

D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng

 Câu 2. Các tế bào ở loại mô nào khi lớn lên, phân chia giúp cây lớn lên và phát triển: (B8-C1)

A. Mô nâng đỡ.

B. Mô phân sinh ngọn.

C. Mô mềm.

D. Loại mô khác.

Câu 3. Nhiệt độ nào là thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp của cây? (B22-C4)

A. Nhiệt độ cao ( 40- 50) B. Nhiệt độ thấp ( 5- 10)

C. Nhiệt độ rất thấp ( 0) D. Nhiệt độ trung bình ( 20- 30)

Câu 4. Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại là: (B13-C3)

A. Thân quấn, tua cuốn, thân bò

B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ

C. Thân đứng, thân leo, thân bò

D. Thân cứng, thân mềm, thân bò

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 Tiết 30: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02 /12 /2018 Tiết 30: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức về đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu gân lá, phân biệt 2 loại lá đơn và lá kép. - Ôn tập kiến thức và làm bài tập về chương I, II, III, IV 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. - Kĩ năng thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ yêu thích môn học. 4. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy * Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân loại. II. CHUẨN BỊ: 1. GV - Mẫu vật: Lá có đủ chồi nách, cành, lá có đủ 3 kiểu: Mọc đối, cách, vòng. - Câu hỏi và bài tập chương I, II, III, IV, phiếu học tập. 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - Ôn lại kiến thức chương I, II, III, IV - Bộ sưu tập về lá, đã được ép khô III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp: (1p) Lớp Tổng số Vắng Ngày dạy Điều chỉnh 6A 1 42 08 / 12 6A 2 44 08 / 12 6A 4 44 07 / 12 6A 5 45 07 / 12 6A 6 46 08 / 12 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong bài 3. Bài mới : Để củng cố lại kiến thức đã học trong chương IV, I, II, III, chúng ta cùng tiến hành quan sát các loại lá khác nhau ở tiết học nàyvà trả lời câu hỏi trên phiếu học tập. Hoạt động 1: Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá (10p) Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá - Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá gồm: Phiến lá, cuống lá, gân lá. - Quan sát gân lá: có 3 kiểu: Gân hình mạng, gân song song, gân hình cung. - Quan sát 2 loại lá: Lá đơn và lá kép. - GV: Yêu cầu học sinh trình bày bộ sưu tập về lá của nhóm mình sưu tập. - Yêu cầu nhóm mô tả về đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu lá, phân biệt 2 loại lá đơn và lá kép. - Yêu cầu HS bổ xung. - GV: nhận xét và đánh giá bộ sưu tập về lá tốt nhất của cá nhân và các nhóm và cho điểm. - Đại diện nhóm trình bày bộ sưu tập của nhóm. - Đại diện nhóm phát biểu. - HS cùng nhóm hoặc khác nhóm bổ xung. - HS: nghe và ghi bài. Hoạt động 2: Bài tập. (30p) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo từng mức độ Câu hỏi Mức độ Câu 1: Cây có rễ cọc là cây có: (B9-C2) A. nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái B. nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân C. nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái D. chưa có rễ cái không có rễ con Câu 2: Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là: (B21-C4) A. Cacbonic và muối khoáng C. Nước và oxi B. Oxi và muối khoáng D. Nước và cabonic Câu 3. Nhóm gồm có toàn các cây có rễ chùm là: (B9-C2) A. cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu B. cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo C. cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn D. cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi Câu 4. Sự thoát hơi nước của lá có ý nghĩa là: (B24-C4) A. làm mát lá và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá B. làm mát lá và giúp cho cây sinh ra diệp lục C. giúp cho cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá D. giúp cho cây hấp thu CO2 Câu 5: Vỏ của thân non gồm có: (B15-C3) A. vỏ và trụ giữa B. biểu bì và mạch dây C. biểu bì và thịt vỏ D. vỏ và mạch dây Câu 6. Thân cây dài ra do đâu? (B14-C3) A. Mô phân sinh ở cành, ở ngọn B. Chồi ngọn C. Sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn D. Sự lớn lên và phân chia các tế bào ở thân cây Câu 7.Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ: (B17-C3) A. Mạch gỗ B. Mạch rây C. Vỏ D. trụ giữa Mức độ: Biết B- Bài; C- Chương Đáp án: A Đáp án: D Đáp án: D Đáp án: A Đáp án: C Đáp án: C Đáp án: A Câu 1: Chức năng quan trọng nhất của lá là gì ? (B20-C4) A.Thoát hơi nước và trao đổi khí B. Hô hấp và quang hợp C. Thoát hơi nước và quang hợp D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng Câu 2. Các tế bào ở loại mô nào khi lớn lên, phân chia giúp cây lớn lên và phát triển: (B8-C1) A. Mô nâng đỡ. B. Mô phân sinh ngọn. C. Mô mềm. D. Loại mô khác. Câu 3. Nhiệt độ nào là thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp của cây? (B22-C4) Nhiệt độ cao ( 40- 50) B. Nhiệt độ thấp ( 5- 10) C. Nhiệt độ rất thấp ( 0) D. Nhiệt độ trung bình ( 20- 30) Câu 4. Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại là: (B13-C3) Thân quấn, tua cuốn, thân bò Thân gỗ, thân cột, thân cỏ Thân đứng, thân leo, thân bò Thân cứng, thân mềm, thân bò Câu 5: Đặc điểm giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng là gì ?: (B19-C4) A.Lá có màu xanh B.Phiến lá hình bản dẹt và rộng,lá xếp so le nhau C.Lá gồm lá đơn và lá kép D.Lá có nhiều hình dạng khác nhau Mức độ: Hiểu Đáp án: B Đáp án: B Đáp án: D Đáp án: C Đáp án: B Mức độ vận dụng thấp và cao Câu hỏi Mức độ Câu 1: Vì sao khi cắt bỏ khoanh vỏ của cây, sau thời gian một tháng mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to ra?(B17-C3) A.Do các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá xuống chỗ cắt bị tắt nghẽn do mạch gỗ bị cắt. B.Do sâu bọ, bệnh xâm nhập sinh sản nhiều. C.Do các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá xuống chỗ cắt bị tắt nghẽn do mạch rây bị cắt. D.Do mưa nhiều nên phình to ra. Câu 2: Vì sao có nhiều loại lá, mặt trên thường có màu xanh lục, thẫm hơn mặt dưới?(B20-C4) A.Vì TB thịt lá ở mặt trên có nhiều khoang trống hơn mặt dưới. B.Vì mặt trên lá hứng được nhiều ánh sáng và TB thịt lá chứa nhiều lục lạp hơn mặt dưới. C.Vì TB thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn mặt dưới. D. Vì mặt dưới lá hứng được nhiều ánh sáng và TB thịt lá chứa nhiều lục lạp hơn mặt trên. Câu 3: So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ ? (15-C3) Câu 4: Trong thực tế sử dụng gỗ trong xây dựng , làm cột nhà, làm trụ cầu người ta thường chọn phần nào của gỗ? Tại sao?(B16-C3) Câu 5: Em hãy chú thích các miền của rễ?(B9-C2) Mức độ vận dụng thấp Đáp án: C Đáp án: C Đáp án: Giống nhau : - Cấu tạo gồm nhiều tế bào - Đều gồm vỏ ( biểu bì, thịt vỏ), Trụ giữa (mạch rây, mạch gỗ, ruột ). - Khác nhau : - Miền hút biểu bì có lông hút còn thân non không có - Miền hút của rễ mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ còn thân non mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong. Đáp án -Phần ròng -Vì : đây là phần rắn chắc ( hoặc cứng) nhất của cây 1-Miền trưởng thành 2- Miền hút 3-Miền sinh trưởng 4-Miền chóp rễ Câu 1: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ? (B23-C4) Câu 2: Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó đúng không ? vì sao ?(B22-C4) Câu 3:Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?(B21-C4) Câu 4: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngán ngọn?(B24-C4) Mức độ vận dụng Cao Đáp án: Vì: Trong phòng ngủ để nhiều cây hoặc hoa, ban đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện, cây sẽ lấy khí oxi của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều khí cacboníc. Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí oxi và rất nhiều khí cacbonic nên người ngủ rễ bị ngạt, có thể chết. Đáp án: Điều đó đúng , vì con người và hầu hết các loài động vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra. Đáp án Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong nhã khí ôxi hòa tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn Đáp án Khi đánh cây di trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tỉa bớt lá hoặc ngắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá. Điều chỉnh:....................................................................................................................... 4. Củng cố đánh giá: (3p) GV đánh giá, cho điểm những cá nhân, nhóm làm việc tích cực và có nhiều phương án đúng 5. Hướng dẫn học bài: (1p) - Ôn tập toàn bộ chương I, II, III, IV. * Giao nhiệm vụ học tập: Chuẩn bị rau má, củ khoai lang, củ gừng, nghệ, lá cây thuốc bỏng ( tất cả có mầm) IV. RÚT KINH NGHIỆM: .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 30_12493419.docx
Tài liệu liên quan