I, Hình dạng ngoài và di chuyển
- Hình dạng:
+ Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ
+ Thành cơ thể có chất nhầy da trơn
- Di chuyển bằng cách cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 15: Thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động của giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 15
NGÀNH GIUN ĐỐT
Bài 15:TH.QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA GIUN ĐẤT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm,
- Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
B. CHUẨN BỊ
I . Giáo viên:
1. Đồ dùng:
Hình 15. 1 15.6 SGK phóng to.Giun đất còn sống bỏ vào lọ
2. Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
II. Học sinh:
Xem bài trước ở nhà,
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1’)
Giun đất được chọn là đại diện của cho ngành Giun đốt. Thông qua cấu tạo hoạt động của giun đất, giúp cac em hiểu được đặc điểm chính về cấu tạo và lối sống của cả ngành Giun đốt.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng ngoài và di chuyển(40’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 15.1 15.3 trong SGK .Và kết hợp với giun thật bỏ vào lọ
- Giun đất có hình dạng ngoài như thế nào?
- GV yêu cầu HS lấy tay đụng vào cơ thể giun .
- Thành cơ thể giun có chất gì?
GV gọi1HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát cách di chuyển của giun.
- GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
-GV nhận xét, tiểu kết bài, ghi bảng.
- HS quan sát hình và các nhóm quan sát mẫu vật thật.
- Các nhóm quan sát cấu tạo ngoài và báo cáo kết quả.
-1HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm quan sát cách di chuyển của giun.
-1HS nhóm đại diện trả lời
I, Hình dạng ngoài và di chuyển
- Hình dạng:
+ Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ
+ Thành cơ thể có chất nhầy da trơn
- Di chuyển bằng cách cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.
IV. Củng cố : 2’)
GV nhận xét buổi thực hành, yêu cầu các nhóm dọn vệ sinh.
V. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học bài, vẽ hình ghi chú thích
- Xem trước bài 16, chuẩn bị mỗi nhóm 2 con giun đất to.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 8 tiết 15.doc