Giáo án Sinh học 7 tiết 36: Sự đa dạng và đặc điểm chung của cá

I. Đa dạng về thành phần loài và mổi trường sống.

1. Đa dạng về thành phần loài:

- Số lượng loài lớn

- Cá gồm:

+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn

+ Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 36: Sự đa dạng và đặc điểm chung của cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 36 Bài 34: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống, môi trường sống - Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương - Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người - Trình bày được đặc điểm chung của cá. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng qua sát, so sánh để rút ra kết luận - Kĩ năng hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích bộ môn II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 34.1 7 SGK phóng to. - Bảng phụ. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III.PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Giới thiệu bài mới: (1’) Ở bài trước chúng ta đã tiến hành mổ và quan sát đặc điểm cấu tạo các cơ quan bên trong và phần nào dự đoán vai trò của các cơ quan đó. Bài học hôm nay sẽ giúp ta kiểm tra các dự đoán đó. * Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống(16’) Nội dung Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên I. Đa dạng về thành phần loài và mổi trường sống. 1. Đa dạng về thành phần loài: - Số lượng loài lớn - Cá gồm: + Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn + Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương. 2. Đa dạng về môi trường sống: - Mỗi HS tự thu thập thông tin hoàn thành bài tập Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án. - Đại diện nhóm lên điền bảng Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp là bộ xương. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS quan sát hình đọc kĩ chú thích hoàn thành bảng HS điền bảng, lớp nhận xét, bổ sung. -HS đối chiếu sửa chữa sai sót nếu có. - GV yêu cầu HS đọc thông tin hoàn thành bảng sau Dấu hiệu so sánh Lớp cá sụn Lớp cá xương Nơi sống Đặc điểm phần dễ phân biệt Đại diện - GV chốt lại đáp án đúng - GV tiếp tục cho HS thảo luận + Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương? - GV nhận xét, tiểu kết - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1 7 hoàn thành bảng trong SGK (tr 111) - GV treo bảng phụ gọi HS chữa bài - GV chốt lại bằng bảng chuẩn. STT Đặc điểm môi trường Loài điển hình Hình dang thân Đặc điểm khúc đuôi Đặc điểm vây chẵn Khả năng di chuyển 1 Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu Cá nhám Thon dài Khỏe Bình thường Nhanh 2 Tầng giữa và tầng đáy Cá vền, cá chép Tương đối ngắn Yếu Bình thường Bình thường 3 Trên mặt đáy biển Cá bơn, cá đuối Dẹt, mỏng Rất yếu To, nhỏ Chậm Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá. - HS thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe ghi bài. - GV cho HS thảo luận: + Điều kiện sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của cá như thế nào? - GV nhận xét, tiểu kết. * Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá. (10’) Nội dung Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên II. Đặc điểm chung của cá: -Cá là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn đời sống ở nước - Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang. Tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Thụ tinh ngoài. - Là động vật biến nhiệt - HS tự nhớ lại kiến thức bài cũ thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung. - HS thông qua câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá. - GV cho HS thảo luận đặc điểm của cá về: + Môi trường sống + Cơ quan di chuyển + Hệ hô hấp + Hệ tuần hoàn + Đặc điểm sinh sản + Nhiệt độ cơ thể - GV gọi 1 – 2 em HS nhắc lại đặc điểm chung của cá. * Hoạt động 3: Vai trò của cá (10’) Nội dung Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên III. Vai trò của cá: * Lợi ích: - Cung cấp thực phẩm - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản. - Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa * Tác hại: Có thể gây ngộ độc chết người khi ăn phải cá nóc. - HS thảo luận trả lời câu hỏi: 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, ghi bài. -GV cho HS thảo luận: Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? + Mỗi vai trò hãy lấy ví dụ để minh họa - GV lưu ý HS một số cá có thể gây ngộ độc cho người: cá nóc, mật cá trắm. + Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản (cá) ta cần phải làm gì? - GV nhận xét, tiểu kết bài. * Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài. 4. Củng cố : (5’) Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương. 5. Dặn dò: (2’) - Học bài theo câu hỏi và kết luận cuối bài - Đọc mục “em có biết ?” - Xem trước bài 35 “Ếch đồng” V.RÚT KINH NGHIỆM:....................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 19 tiết 36.doc
Tài liệu liên quan