- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 11 SGK và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- Gọi 1 HS trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nêu sự giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- GV chốt kiến thức với đáp án đúng.
- Sự khác nhau về kích thước và số lượng của trứng và tinh trùng có ý nghĩa gì? - HS tự nghiên cứu thông tin, quan sát H 11 SGK và trả lời.
- HS lên trình bày trên tranh quá trình phát sinh giao tử đực.
- 1 HS lên trình bày quá trình phát sinh giao tử cái.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chý ý.
- HS dựa vào thông tin SGK và H 11, xác định được điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời. I. Phát sinh giao tử
- Ở một cá thể đực
+ Từ tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo nên các tinh nguyên bào.
+ Các tinh nguyên bào giảm phân lần I tạo ra 2 tinh bào bậc 2, giẩm phân II tạo ra 4 tế bào đơn bội, sau đó phát triển thành 4 tinh trùng.
- Ở cá thể cái.
+ Từ tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều đợt tạo nên các noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1.
+ Qua giảm phân I, tế bào này tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực 1, một tế bào đơn bội kép có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2.
+ Giảm phân II cũng tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ goi là thể cực 2 và một tế bào có kích thước lớn gọi là tế bào trứng.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06 Ngày soạn:
Tiết: 12 Ngày dạy:
Bài 11 PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả và so sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Nêu bản chất của thụ tinh cũng như ý nghĩa của nó đối với sự di truyền và biến dị.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu quá trình phát sinh giao tử.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương pháp
Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề.
III. Thiết bị dạy học
- Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật.
- Bảng phụ.
IV-Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
- Giảm phân có ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Các tế bào con được hình thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng sự hình thành giao tử đực và cái có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu phát sinh giao tử
Mục tiêu: Mô tả và so sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 11 SGK và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- Gọi 1 HS trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nêu sự giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- GV chốt kiến thức với đáp án đúng.
- Sự khác nhau về kích thước và số lượng của trứng và tinh trùng có ý nghĩa gì?
- HS tự nghiên cứu thông tin, quan sát H 11 SGK và trả lời.
- HS lên trình bày trên tranh quá trình phát sinh giao tử đực.
- 1 HS lên trình bày quá trình phát sinh giao tử cái.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chý ý.
- HS dựa vào thông tin SGK và H 11, xác định được điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời.
I. Phát sinh giao tử
- Ở một cá thể đực
+ Từ tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo nên các tinh nguyên bào.
+ Các tinh nguyên bào giảm phân lần I tạo ra 2 tinh bào bậc 2, giẩm phân II tạo ra 4 tế bào đơn bội, sau đó phát triển thành 4 tinh trùng.
- Ở cá thể cái.
+ Từ tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều đợt tạo nên các noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1.
+ Qua giảm phân I, tế bào này tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực 1, một tế bào đơn bội kép có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2.
+ Giảm phân II cũng tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ goi là thể cực 2 và một tế bào có kích thước lớn gọi là tế bào trứng.
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn).
- Kết quả: từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể định hướng và 1 tế bào trứng (n NST).
- Tinh trùng có kích thước nhỏ, số lượng lớn đảm bảo quá trình thụ tinh hoàn hảo.
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST).
- Trứng số lượng ít, kích thước lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi hợp tử và phôi (ở giai đoạn đầu).
Hoạt động 2: Bản chất của thụ tinh
Mục tiêu: Nêu được bản chất của sự thụ tinh
7’
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu khái niệm thụ tinh?
- Nêu bản chất của quá trình thụ tinh?
-
- Sử dụng tư liệu SGK để trả lời.
- HS nêu khái niệm.
- Là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
II. Thụ tinh
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên của một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử.
- Bản chất của thụ tinh: là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của thụ tinh
Mục tiêu: Nêu ý nghĩa của thụ tinh đối với sự di truyền và biến dị
6’
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền và biến dị?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời:
- HS tiếp thu kiến thức.
III. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
- Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội.
- Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội.
- Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính.
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
4. Củng cố: 2’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học;
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
Bài : Giả sử chỉ có 1 noãn bào bậc 1 chứa 3 cặp NST AaBbCc giảm phân sẽ cho ra mấy trứng? Hãy chọn câu trả lời đúng:
a. 1 loại trứng c. 4 loại trứng b. 2 loại trứng d. 8 loại trứng
(Đáp án a: 1 tế bào sinh trứng chỉ cho ra 1 trứng và 3 thể cực, trứng đó là một trong những loại trứng sau: ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc).
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 12.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12D.doc