1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì?
- Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?
- Kiểm tra bài tập 3, 4 SGK.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Cũng là phép lai trên cây đậu Hà Lan, Menđen đã tiến hành lai hai cặp tính trạng. Thí nghiệm của ông thu được kết quả như thế nào?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
Mục tiêu: - Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm từ đó phát triển thành quy luật phân li độc lập.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 4: Lai hai cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn:
Tiết: 04 Ngày dạy:
Bài 4 LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân ly độc lập.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu phép lai 2 cặp tính trạng.
- Kĩ năng phân tích, suy đoán kết quả lai 2 cặp tt, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai.
3. Thái độ
Có ý thức vận dụng khoa học vào đời sống.
II. Phương pháp
Động não, Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
III. Thiết bị dạy học
- Tranh Lai hai cặp tính trạng.
- Bảng phụ Bảng 4 trang 15 SGK.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì?
- Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?
- Kiểm tra bài tập 3, 4 SGK.
3. Bài mới:
a. Mở bài: 2’
Cũng là phép lai trên cây đậu Hà Lan, Menđen đã tiến hành lai hai cặp tính trạng. Thí nghiệm của ông thu được kết quả như thế nào?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
Mục tiêu: - Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm từ đó phát triển thành quy luật phân li độc lập.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGk, nghiên cứu thông tin và trình bày thí nghiệm của Menđen.
- Từ kết quả, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 Trang 15.
(Khi làm cột 3 GV có thể gợi ý cho HS coi 32 là 1 phần để tính tỉ lệ các phần còn lại).
- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền, GV chốt lại kiến thức.
- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2 cụ thể như SGK.
- GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống Trang 15 SGK.
- Yêu cầu HS đọc kết quả bài tập, rút ra kết luận.
- Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập?
- HS quan sát tranh nêu được thí nghệm.
- Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên bảng điền.
- HS ghi nhớ kiến thức
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn
= (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)
- HS vận dụng kiến thức ở mục 1 điền đựoc cụm từ “tích tỉ lệ”.
- 1 HS đọc lại nội dung SGK.
- HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
I. Thí nghiệm của Međen
1. Thí nghiệm
- Lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F1: Vàng, trơn
Cho F1 tự thụ phấn
F2: cho 4 loại kiểu hình.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:
9 vàng, trơn
3 vàng, nhăn
3 xanh, trơn
1 xanh, nhăn.
2. Kết luận
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó => các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến dị tổ hợp
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và ý nghĩa của biến dị tổ hợp
8’
- Yêu cầu HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi:
- F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ?
- GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp.
- GV yêu cầu HS cho ví dụ về biến dị tổ hợp.
- HS nêu được; 2 kiểu hình khác bố mẹ là vàng, nhăn và xanh, trơn. (chiếm 6/16).
- HS lắng nghe.
- HS nêu ví dụ.
II. Biến dị tổ hợp
Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khá P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học:
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Phát biểu nội dung quy luật phân li?
- Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 5.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4D.doc