Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: (thông qua)

3. Bài mới:

a. Mở bài: 2’

 Trong thực tế sản xuất, nếu chúng ta sử dụng lúa thịt để làm giống thì năng suất không cao hoặc sử dụng vật nuôi cho giao phối cạn huyết cũng gặp hiện tượng này. Hiện tượng này là gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì II - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: Tiết: 39 Ngày dạy: . Bài 34 THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống. - Nêu được nguyên nhân thoái hóa giống. - Nêu được phương pháp khắc phục thóai hóa giống được ứng dụng trong sản xuất. 2. Kĩ năng - Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời): con sinh ra sinh trưởng vả phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ Có ý thức hạn chế tác hại của thoái hóa giống. II. Phương pháp Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, hỏi chuyên gia, iải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học - Tranh Hiện tượng thoái hóa ở thực vật, động vật. - Biểu đồ Sự biến đổi tỉ lệ dị hợp và thể đồng hợp do tự thụ phấn. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (thông qua) 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Trong thực tế sản xuất, nếu chúng ta sử dụng lúa thịt để làm giống thì năng suất không cao hoặc sử dụng vật nuôi cho giao phối cạn huyết cũng gặp hiện tượng này. Hiện tượng này là gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hóa Mục tiêu: Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 13’ - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I: Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Cho HS quan sát H 34.1 minh hoạ hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi: Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát H 34.1 để thấy hiện tượng thoái hoá ở ngô: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, khôn ngọt. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Dựa vào thông tin ở mục 2 để trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi bài. I. Hiện tượng thoái hóa 1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ sẽ xuất hiện hiện tượng thoái hóa như sau: sinh trưởng và phát triển chậm; chiều cao, năng suất, phẩm chất giảm; tỉ lệ chết cao; kết hạt thấp, quả ít; xuất hiện nhiều dị tật; giống cây trồng thoái hóa. 2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật - Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái. - Giao phối gần thường gây ra các đặc điểm sinh trưởng, phát triển yếu, sức sống giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân thoái hóa giống 10’ - GV giới thiệu H 34.3 ; màu xanh biểu thị thể đồng hợp - Yêu cầu HS quan sát H 34.3 và trả lời: - Qua các thế hệ tự thụ phán hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào? - Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV mở rộng thêm: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tượng thoái hoá " có thể tiến hành giao phối gần. - HS quan sát. - HS nghiên cứu kĩ H 34.3, thảo luận nhóm và nêu được: - Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. - Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp " các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá. - HS ghi bài. - HS chú ý. II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa - Khi giao phối gần (hoặc tự thụ phấn) liên tục qua nhiều thế hệ, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tử tăng, các gen lặn bất lợi biểu hiện kiểu hình có hại. - Một số loài thực vật thường xuyên tự thụ phấn hoặc một số loài động vật thường xuyên giao phối gần vẫn không bị thoái hóa vì hiện tại chúng đang mang các cặp gen đồng hợp tử không gây hại cho chúng. Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống Mục tiêu: Nêu được phương pháp khắc phục thóai hóa giống được ứng dụng trong sản xuất 10’ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - HS nghiên cứu SGK mục III và trả lời câu hỏi. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi bài. III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống - Nhằm củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. - Tạo các dòng thuần để tạo ưu thế lai. - Thuận lợi đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc khung màu hồng. 5. Kiểm tra đánh giá: 7’ Phân biệt lai khác thứ và lai khác dòng? Lai khác thứ là lai 2 con có chung 1 loài giống nhau (chỉ khác môi trường ở ) nhưng đều là 1 loài, giống như lai cùng 1 loại chó becgiê nhưng là lai 2 con becgie VN va becgie Đức v. (như v. con lai sẽ có thể có ưu thế vừa thích nghi môi truờng VN lẫn vừa có tướng tá như becgie Đức )  Lai khác dòng là lai 2 con khác nhau hoàn toàn, gốc khác, gen khác, ... Vd như là lai 2 con ruồi chỉ giống là nó đèu là ruồi nhưng một con là ruồi thân xám cánh dài bên kia là thân đen cánh ngắn ^^ 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài . 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc39D.doc