I. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH.
Câu 1: Giao tử là gì? Hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
a.Giao tử là những TB sinh dục đơn bội n NST được tạo ra từ sự giảm phân của TB sinh giao tử (noãn bào bậc I hoặc tinh bào bậc I) và có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
b.Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật:
+ Phát sinh giao tử đực:
Các TB mầm ở cơ thể đực nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều TB con được gọi là tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành các tinh bào bậc I.Mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phaanII cho 2 tinh tử và các tinh tử đều phát triển thành tinh trùng (giao tử đực)
+ Phát sinh giao tử cái:
Các TB mầm ở cơ thể cái nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các TB con là noãn nguyên bào.Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I.
Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân I cho ra 1 TB có kích thước nhỏ là thể cực thứ nhất và 1 noãn bào bậc II có kích thước lớn. Noãn bào bậc II tiếp tục qua giảm phân II cho ra 1 thể cực thứ 2 có kích thước nhỏ và 1 TB trứng có kích thước lớn và chỉ có TB trứng (giao tử cái) mới có khả năng tham gia thụ tinh.Còn 3 thể cực không có khả năng tham gia thụ
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 9 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 - B12
NGÀY SOẠN: 12- 12- 2017
NGÀY DẠY: 20- 12- 2017
ÔN TẬP: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH - DI TRUYỀN LIÊN KẾT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức đã học về sự phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Nắm vững khái niệm về NST giới tính, cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Hiểu sâu hơn về thí nghiệm của Moóc Gan và ý nghĩa của di truyền liên kết.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện và nâng cao kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức cơ bản .
Nâng cao kĩ năng lí luận và trình bày khoa học.
3.Thái độ: Học tập nghiêm túc, tích cực- chủ động tiếp thu kiến thức.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NL chung: Nâng cao năng lực tự học thông qua các năng lực tư duy tổng hợp, nhận biết, vận dụng kiến thức. Phát triển năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm nhỏ.
- NL chuyên biệt: Hình thành năng lực nhận biết từ lí thuyết để vận dụng giải các dạng BT xác định các loại giao tử, hợp tử và di truyền liên kết.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Hệ thống các câu hỏi ôn tập.
- HS: Xem lại các bài đã học về phát sinh giao tử và thụ tinh.
Cơ chế xác định giới tính và di truyền liên kết.
C. NỘI DUNG:
TIẾT 34: SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH.
Câu 1: Giao tử là gì? Hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
a.Giao tử là những TB sinh dục đơn bội n NST được tạo ra từ sự giảm phân của TB sinh giao tử (noãn bào bậc I hoặc tinh bào bậc I) và có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
b.Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật:
+ Phát sinh giao tử đực:
Các TB mầm ở cơ thể đực nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều TB con được gọi là tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành các tinh bào bậc I.Mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phaanII cho 2 tinh tử và các tinh tử đều phát triển thành tinh trùng (giao tử đực)
+ Phát sinh giao tử cái:
Các TB mầm ở cơ thể cái nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các TB con là noãn nguyên bào.Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I.
Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân I cho ra 1 TB có kích thước nhỏ là thể cực thứ nhất và 1 noãn bào bậc II có kích thước lớn. Noãn bào bậc II tiếp tục qua giảm phân II cho ra 1 thể cực thứ 2 có kích thước nhỏ và 1 TB trứng có kích thước lớn và chỉ có TB trứng (giao tử cái) mới có khả năng tham gia thụ tinh.Còn 3 thể cực không có khả năng tham gia thụ tinh và bị thoái hóa .
Câu 2: Hãy so sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?
* Những điểm giống nhau:
- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.
- Đều lần lượt trải qua 2 quá trình :
+ Nguyên phân của các tế bào mầm.
+ Giảm phân của các tế bào sinh giao tử(tinh bào bậc 1 hoặc noãn bào bậc 1)
- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
*Những điểm khác nhau:
Quá trình phát sinh giao tử đực
Quá trình phát sinh giao tử cái
Xảy ra trong tuyến sinh dục đực(các tinh hoàn)
Xảy ra trong tuyến sinh dục cái (buồng trứng)
Số lượng giao tử tạo ra nhiều hơn: Mỗi tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 4 giao tử đực.
Số lượng giao tử tạo ra ít hơn: Mỗi noãn bào bậc 1 giảm phân tạo ra 1 giao tử cái.
Trong cùng loài, giao tử đực nhỏ hơn giao tử cái.
Giao tử cái có kích thước lớn hơn do phải tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi ở giai đoạn đầu, nếu xảy ra sự thụ tinh.
Câu 3:Em hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở thực vật có hoa?
* Quá trình phát sinh giao tử đực ở thực vật có hoa.
Mỗi TB mẹ của đại bào tử giảm phân cho ra 4 tiểu bào tử đơn bội (n)sẽ hình thành 4 hạt phấn.Trong hạt phấn, một nhân đơn bội phân chia tạo 1 nhân ống phấn và 1 nhân sinh sản.Tiếp theo nhân sinh sản lại phân chia tạo thành 2 giao tử đực
* Quá trình phát sinh giao tử cái ở thực vật có hoa.
Mỗi TB mẹ của tiểu bào tử giảm phân cho ra 4 đại bào tử đơn bội (n) nhưng chỉ có 1 đại bào tử sống sót và lớn lên. Nhân của đại bào tử này nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra 8 nhân đơn bội nằm trong cấu trúc được gọi là túi phôi. Một trong 3 tế bào ở phía cuối lỗ noãn của túi phôi phát triển thành trứng(giao tử cái)
Câu 4: Em hãy so sánh quá trình tạo giao tử ở động vật và ở thực vật?
* Những điểm giống nhau:
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục.
- Giao tử đều được tạo thông qua quá trình giảm phân của tế bào mẹ sinh ra chúng.
- Trong cùng loài thì số lượng giao tử đực tạo ra luôn nhiều hơn số lượng giao tử cái.
* Những điểm khác nhau:
Tạo giao tử ở động vật
Tạo giao tử ở thực vật
Xảy ra ở trong các tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
Xảy ra ở hoa là cơ quan sinh sản.
Quá trình xảy ra đơn giản hơn.
Quá trình xảy ra phức tạp hơn.
Giao tử được tạo thành ngay sau quá trình giảm phân .
Các tế bào con sau giảm phân lại tiếp tục nguyên phân rồi mới phân hóa để tạo ra giao tử.
Câu 5: Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
* Khái niệm về thụ tinh:
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái hay giữa 1 tinh trùng với 1 bào trứng để tạo thành hợp tử .
- Về mặt di truyền bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 bộ nhân đơn bội (n) hay sự tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố và mẹ ở hợp tử .
* Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh:
- Nhờ có giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n)
- Qua thụ tinh nhờ có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái mà bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi .
- Vậy sự phối kết hợp giữa các quá trình nguyên phân , giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể của loài.
- Mặt khâc qua giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau . Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những biến dị tổ hợp phong phú ở những loài SV sinh sản hữu tính , tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Do đó người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.
Câu 6:Trong thực tế hoa của những cây được trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu sắc hơn hoa của những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết ghép. Hãy giải thích vì sao?
* Ở cây trồng bằng hạt: Trong hạt chứa phôi phát triển từ hợp tử và phôi nhũ là chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi cây mầm ở giai đoạn nảy mầm mà hạt được tạo tù sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính. Trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra nhiều hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những biến dị tổ hợp phong phú .
vì vậy hoa của những cây trồng bằng hạt sẽ có nhiều màu sắc.
* Ở những cây trồng bằng cách giâm chiết ghép: Giâm chiết, ghép cây là những hình thức sinh sản vô tính ở cây trồng. Quá trình phát triển này dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào, trong đó có sự nhân đôi của NST và ADN, qua đó các đặc điểm di truyền thường được sao chép lại nguyên vẹn sang các tế bào con nên ít có khả năng tạo ra biến dị.
Vì thế hoa của những cây được trồng bằng cách giâm, chiết, ghép cành thường ít màu sắc hơn.
TIẾT 35. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH NST GIỚI TÍNH.
Câu 7: Nêu khái niệm về NST giới tính và sự phân hóa cặp NST giới tính ở sinh vật?
-Trong các TB lưỡng bội (2n) của mỗi loài ,bên cạnh các NST thường (kí hiệu A) luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng ( XX) ở giới này nhưng lại không tương đồng (XY) ở giới còn lại. như vậy sự phân chia giới tính của mỗi loài tùy thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính XX hay XY trong TB.
VD: Trong TB lưỡng bội của người 2n =46 NST xếp thành 23 cặp trong đó có 44 NST thường (kí hiệu 44A) xếp thành 22 cặp NST tương đồng và 1 cặp NST giới tính: Ở nữ là cặp NST tương đồng XX và ở nam là cặp NST không tương đồng XY.
Ngược lại ở chim ,ếch nhái ,bò sát, bướm ,dâu tây .. thì giới đực mang cặp NST giới tính là XX còn giới cái mang cặp NST giới tính là XY
- NST quy định tính đực hay tính cái và chứa gen quy định tính trạng thường liên quan đến giới tính của sinh vật.
Câu 8: So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng?
( SH nâng cao – câu 2 tr32)
Câu 9: Giải thích cơ chế sinh con trai ,con gái ở người?Viết sơ đồ lai?
Vì sao trong cấu trúc dân số nếu tính ở quy mô lớn thì tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1?
(SH nâng cao câu 3 tr33)
Câu 10: Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực – cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? Giải thích và nêu VD minh họa?
Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi .
Bên cạnh NST giới tính là yếu tố quy định giới tính của cơ thể thì sự hình thành và phân hóa giới tính còn chịu tác động bởi ho óc môn sinh dục và các điều kiện của môi trường ngoài.
Tác động của hoóc môn sinh dục: Nếu tác động ho óc môn sinh dục vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể có thể làm biến đổi giới tính mặc dù không làm thay đổi cặp NST giới tính.Chẳng hạn tác đông ho óc môn sinh dục đực vào cá vàng cái lúc còn non có thể làm cá cái trở thành cá đực.
Về điều kiện tác động của môi trường ngoài: Các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ tác động nên quá trình nở của trứng, của cơ thể non hay thời gian thụ tinh có thể làm thay đổi giới tính.
Thí dụ: Một số loài rùa, ở nhiệt độ dưới 280c, trứng nở thành rùa đực còn ở nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành rùa cái.
b.Ý nghĩa:
Việc nắm rõ cơ chế di truyền giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất và tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất trong sản xuất.
Thí dụ: Người ta có thể chủ động tạo ra toàn tằm đực trong chăn nuôi dâu tằm vì tằm đực cho năng xuất tơ cao hơn tằm cái, hoặc nuôi bò thịt cần tạo ra nhiều bê đực và nuôi bò sữa cần chủ động tạo ra nhiều bê cái
TIẾT 36. DI TRUYỀN LIÊN KẾT.
Câu 11: Di truyền liên kết là gì?Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết?
Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi trong sự nghiên cứu di truyền?
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen cùng nằm trên một NST và cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Nguyên nhân là do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Nói cách khác ở mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên 1 NST cùng phân li, cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân để tạo giao tử và trong thụ tinh để tạo thành hợp tử.
- Ruồi giấm là đối tượng thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền là do: Ruồi giấm đễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, số lượng NST ít, có nhiều biến dị dễ quan sát.
Câu 12: Trình bày thí nghiệm của Moóc Gan và giải thích về hiện tượng di truyền liên kết của các cặp tính trạng? Lập sơ đồ lai minh họa?
(SH nâng cao câu 2-3 tr36)
Câu 13: So sánh định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về 2 cặp tính trạng?
(SH nâng cao câu 4 tr38)
Thanh Tùng ngày 14 tháng 12 năm 2017
TM chuyên môn
Kí duyệt
Đề cương ôn tập
CHỦ ĐỀ 3: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH - DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH.
Câu 1: Giao tử là gì? Hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
a.Giao tử là những TB sinh dục đơn bội n NST được tạo ra từ sự giảm phân của TB sinh giao tử (noãn bào bậc I hoặc tinh bào bậc I) và có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
b.Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật:
+ Phát sinh giao tử đực:
Các TB mầm ở cơ thể đực nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều TB con được gọi là tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành các tinh bào bậc I.Mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phaanII cho 2 tinh tử và các tinh tử đều phát triển thành tinh trùng (giao tử đực)
+ Phát sinh giao tử cái:
Các TB mầm ở cơ thể cái nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các TB con là noãn nguyên bào.Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I.
Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân I cho ra 1 TB có kích thước nhỏ là thể cực thứ nhất và 1 noãn bào bậc II có kích thước lớn. Noãn bào bậc II tiếp tục qua giảm phân II cho ra 1 thể cực thứ 2 có kích thước nhỏ và 1 TB trứng có kích thước lớn và chỉ có TB trứng (giao tử cái) mới có khả năng tham gia thụ tinh.Còn 3 thể cực không có khả năng tham gia thụ tinh và bị thoái hóa.
Câu 2: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành sau giảm phân?
* Những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành sau giảm phân vì:
- Ở kì sau của giảm phân I các NST kép (1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào.
- Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc
- Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II)
- Từng NST kép trong 2 tế bào mới tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
Câu 3: Hãy so sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?
* Những điểm giống nhau:
- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.
- Đều lần lượt trải qua 2 quá trình:
+ Nguyên phân liên tiếp nhiều lần của các tế bào mầm (tinh nguyên bào hoặc noãn nguyên)
+ Giảm phân của các tế bào sinh giao tử (tinh bào bậc 1 hoặc noãn bào bậc 1)
- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
*Những điểm khác nhau:
Quá trình phát sinh giao tử đực
Quá trình phát sinh giao tử cái
Xảy ra trong tuyến sinh dục đực (các tinh hoàn)
Xảy ra trong tuyến sinh dục cái (buồng trứng)
1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1, cho 2 tinh bào bậc 2
1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1, cho 1 tế bào thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và 1 noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
1 tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2, cho 2 tinh tử các tinh tử đều phát triển thành tinh trùng và đều có khả năng tham gia thụ tinh.
1 noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2, cho 1 tế bào thể cực thứ hai có kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng có kích thước lớn đồng thời 1 tế bào thể cực thứ nhất cũng qua giảm phân 2 để tạo ra 2 tế bào thể cực mới nhưng chỉ có tế bào trứng tham gia thụ tinh còn 3 thể cực sau bị thoái hóa.
Số lượng giao tử tạo ra nhiều hơn: Mỗi tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 4 giao tử đực.
Số lượng giao tử tạo ra ít hơn: Mỗi noãn bào bậc 1 giảm phân tạo ra 1 giao tử cái
Trong cùng loài, giao tử đực có kích thước nhỏ hơn giao tử cái.
Trong cùng loài giao tử cái có kích thước lớn hơn giao tử đực là do phải tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi ở giai đoạn đầu, nếu xảy ra sự thụ tinh.
Câu 4:Em hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở thực vật có hoa?
* Quá trình phát sinh giao tử đực ở thực vật có hoa.
Mỗi TB mẹ của đại bào tử giảm phân cho ra 4 tiểu bào tử đơn bội (n)sẽ hình thành 4 hạt phấn.Trong hạt phấn, một nhân đơn bội phân chia tạo 1 nhân ống phấn và 1 nhân sinh sản.Tiếp theo nhân sinh sản lại phân chia tạo thành 2 giao tử đực
* Quá trình phát sinh giao tử cái ở thực vật có hoa.
Mỗi TB mẹ của tiểu bào tử giảm phân cho ra 4 đại bào tử đơn bội (n) nhưng chỉ có 1 đại bào tử sống sót và lớn lên. Nhân của đại bào tử này nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra 8 nhân đơn bội nằm trong cấu trúc được gọi là túi phôi. Một trong 3 tế bào ở phía cuối lỗ noãn của túi phôi phát triển thành trứng(giao tử cái)
Câu 5: Em hãy so sánh quá trình tạo giao tử ở động vật và ở thực vật?
* Những điểm giống nhau:
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục.
- Giao tử đều được tạo thông qua quá trình giảm phân của tế bào mẹ sinh ra chúng.
- Trong cùng loài thì số lượng giao tử đực tạo ra luôn nhiều hơn số lượng giao tử cái.
* Những điểm khác nhau:
Tạo giao tử ở động vật
Tạo giao tử ở thực vật
Xảy ra ở trong các tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
Xảy ra ở hoa là cơ quan sinh sản.
Quá trình xảy ra đơn giản hơn.
Quá trình xảy ra phức tạp hơn.
Giao tử được tạo thành ngay sau quá trình giảm phân .
Các tế bào con sau giảm phân lại tiếp tục nguyên phân rồi mới phân hóa để tạo ra giao tử.
Câu 5: Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
* Khái niệm về thụ tinh:
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái hay giữa 1 tinh trùng với 1 bào trứng để tạo thành hợp tử .
- Về mặt di truyền bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 bộ nhân đơn bội (n) hay sự tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố và mẹ ở hợp tử .
* Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh:
- Nhờ có giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n)
- Qua thụ tinh nhờ có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái mà bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi .
- Vậy sự phối kết hợp giữa các quá trình nguyên phân , giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể của loài.
- Mặt khâc qua giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau . Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những biến dị tổ hợp phong phú ở những loài SV sinh sản hữu tính , tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Do đó người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.
Câu 6:Trong thực tế hoa của những cây được trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu sắc hơn hoa của những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết ghép. Hãy giải thích vì sao?
* Ở cây trồng bằng hạt: Trong hạt chứa phôi phát triển từ hợp tử và phôi nhũ là chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi cây mầm ở giai đoạn nảy mầm mà hạt được tạo tù sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính. Trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra nhiều hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những biến dị tổ hợp phong phú .
vì vậy hoa của những cây trồng bằng hạt sẽ có nhiều màu sắc.
* Ở những cây trồng bằng cách giâm chiết ghép: Giâm chiết, ghép cây là những hình thức sinh sản vô tính ở cây trồng. Quá trình phát triển này dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào, trong đó có sự nhân đôi của NST và ADN, qua đó các đặc điểm di truyền thường được sao chép lại nguyên vẹn sang các tế bào con nên ít có khả năng tạo ra biến dị.
Vì thế hoa của những cây được trồng bằng cách giâm, chiết, ghép cành thường ít màu sắc hơn.
II. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH NST GIỚI TÍNH.
Câu 7: Nêu khái niệm về NST giới tính và sự phân hóa cặp NST giới tính ở sinh vật?
-Trong các TB lưỡng bội (2n) của mỗi loài ,bên cạnh các NST thường (kí hiệu A) luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng ( XX) ở giới này nhưng lại không tương đồng (XY) ở giới còn lại. như vậy sự phân chia giới tính của mỗi loài tùy thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính XX hay XY trong TB.
VD: Trong TB lưỡng bội của người 2n =46 NST xếp thành 23 cặp trong đó có 44 NST thường (kí hiệu 44A) xếp thành 22 cặp NST tương đồng và 1 cặp NST giới tính: Ở nữ là cặp NST tương đồng XX và ở nam là cặp NST không tương đồng XY.
Ngược lại ở chim ,ếch nhái ,bò sát, bướm ,dâu tây .. thì giới đực mang cặp NST giới tính là XX còn giới cái mang cặp NST giới tính là XY
- NST quy định tính đực hay tính cái và chứa gen quy định tính trạng thường liên quan đến giới tính của sinh vật.
Câu 8: Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực – cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? Giải thích và nêu VD minh họa?
Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi .
Bên cạnh NST giới tính là yếu tố quy định giới tính của cơ thể thì sự hình thành và phân hóa giới tính còn chịu tác động bởi ho óc môn sinh dục và các điều kiện của môi trường ngoài.
Tác động của hoóc môn sinh dục: Nếu tác động ho óc môn sinh dục vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể có thể làm biến đổi giới tính mặc dù không làm thay đổi cặp NST giới tính.Chẳng hạn tác đông ho óc môn sinh dục đực vào cá vàng cái lúc còn non có thể làm cá cái trở thành cá đực.
Về điều kiện tác động của môi trường ngoài: Các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ tác động nên quá trình nở của trứng, của cơ thể non hay thời gian thụ tinh có thể làm thay đổi giới tính.
Thí dụ: Một số loài rùa, ở nhiệt độ dưới 280c, trứng nở thành rùa đực còn ở nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành rùa cái.
b.Ý nghĩa:
Việc nắm rõ cơ chế di truyền giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất và tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất trong sản xuất.
Thí dụ: Người ta có thể chủ động tạo ra toàn tằm đực trong chăn nuôi dâu tằm vì tằm đực cho năng xuất tơ cao hơn tằm cái, hoặc nuôi bò thịt cần tạo ra nhiều bê đực và nuôi bò sữa cần chủ động tạo ra nhiều bê cái
III. DI TRUYỀN LIÊN KẾT.
Câu 9: Di truyền liên kết là gì?Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết?
Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi trong sự nghiên cứu di truyền?
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen cùng nằm trên một NST và cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Nguyên nhân là do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Nói cách khác ở mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên 1 NST cùng phân li, cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân để tạo giao tử và trong thụ tinh để tạo thành hợp tử.
- Ruồi giấm là đối tượng thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền là do: Ruồi giấm đễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, số lượng NST ít, có nhiều biến dị dễ quan sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 7 Bai tap chuong I_12405211.doc