I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Biết khái niệm nằm giữa hai điểm.
2. Kỹ năng
- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Rèn kỹ năng sử dụng thước thẳng đễ vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng, cẩn thận và chính xác
II. CHUẨN BỊ:
• GV: Giáo án, SGK.
• HS: Vở ghi, thước thẳng, SGK.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học lớp 6 (chi tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.8.2018 Tuần: 2
Ngày dạy: 27.8.2018 Tiết: 4
sè PHÇN Tö CñA mét TËP HîP - TËP HîP con
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Biết được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
- Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu ∈ và Ì; Ì và Æ.
- Biết tìm số phần tử của một tập hợp
- Biết kiểm tra một phần tử là tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một phần tử cho trước.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK.
HS: Vở ghi, SGK.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử :
A = { x ∈ N / 3 ≤ x < 6 } A = { 3; 4; 5 }
B = { x ∈ N* / x < 6 } B = { 1; 2; 3; 4; 5 }
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV : giới thiệu bài, VD
- Tập hợp A; B; C trên có bao nhiêu phần tử?
- Viết tập hợp N ?
- Tập N có bao nhiêu phần tử?
- GV: yêu cầu HS trả lời ?1
- GV: yêu cầu HS trả lời?
Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2
- GV: giới thiệu tập hợp Æ thông qua ?2.
- HS: trả lời
+ tập hợp A có 3 phần tử
+ tập hợp B có 5 phần tử
+ tập hợp C có 100 phần tử
+ N ={ 0; 1; 2; 3; ......} có vô số phần tử.
- HS: thực hiện tương tự VD trên + Tập hợp D có 1 ptử
+ Tập hợp E có 2 ptử
+ Tập hợp H có 11 ptử
- HS : trả lời ?2 không có
- HS đọc chú ý
1. Số phần tử của một phần hợp
a) VD: SGK/12
b) Kết luận: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
c) Chú ý
- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.
- Ký hiệu tâp hợp rỗng: Æ
- GV: kiểm tra mỗi phần tử của tập hợp E có ∈ tập hợp F hay không?
- GV: giới thiệu tập hợp con, ký hiệu, cách đọc?
- GV: thông qua ?3 giới thiệu 2
tập hợp bằng nhau.
- GV: khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B?
- HS: kiểm tra và trả lời
- HS: làm, trả lời
M Ì A; M Ì B
A Ì B ; B Ì A => A = B
- HS: đọc phần chú ý
2. Tập hợp con
a) VD: Cho tập hợp
E = {x, y}
F = {x, y, c, d}
E là tập con của F
b) Kết luận:
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi tập hợp con của tập hợp B
Kí hiệu: A Ì B hay B É A (đọc là:A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B, hoặc B chứa A)
c) Nếu A Ì B và B É A ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau
Ký hiệu A = B
4. Củng cố: Bài tập 16 SGK/13
5. Dặn dò: Học, làm bài tập 21-24 SGK/14
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 21.8.2018 Tuần: 2
Ngày dạy: 28.8.2018 Tiết: 5
LuyÖn tËp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
2. Kỹ năng
- Biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một phần tử là tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một phần tử cho trước.
- Rèn luyện tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu ∈ và Ì; Ì và Æ.
- Rèn kỹ năng nhận biết một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp, biết tìm số phần tử của 1 tập hợp bất kỳ
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK.
HS: Vở ghi, SGK.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Bài tập 19 SGK/13: A = { 0; 1; 2; 3; ;4; 5; 6; 7; 8; 9 }; B = { 0; 1; 2; 3; ;4; 5 }; B Ì A
Bài tập 20 SGK/13: a) ∈; b) Ì; c) =
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: yêu cầu HS đọc đề bài
- Nêu tổng quát cách tính số phần tử của tập hợp
- Tập hợp các số tự nhiên từ a dến b có b-a+1 phần tử
- HS : nêu cách tính toán số phần tử của tập B
- Trình bày bảng
- Nhận xét
1. Bài tập 21 SGK/14
Tập hợp B = {10; 11; ....99 }
có 99 - 10 + 1 = 90 phần tử
- GV: yêu cầu HS đọc đề bài
- GVHD: thực hiện tương tự
- HS hoạt động nhóm
- Một nhóm trình bày
- Nhận xét theo nhóm
Bài tập 22 SGK/14
a) C = {2; 4; 6; 8 }
b) L = {11; 13; 15; 17; 19 }
c) A = { 18; 20; 22 }
d) B = {25; 27; 29; 31}
- GV: giới thiệu cách tính số ptử của tập hợp trong trường hợp các phần tử là số chẵn hoặc số lẻ liên tiếp/
- HS lên trình bày trên bảng
- Tính số phần tử của tập hợp D và E?
Bài tập 23 SGK/14
D = { 21; 23; 25;....99}
Tập D có
(99 - 21) : 2 +1 = 40 ptử
E ={32; 34; 36 .....96}
Tập E có
(96 - 32): 2 + 1 = 33ptử
- GV: theo theo bảng SGK/14, trả lời theo yêu cầu
- HS: viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất. Tập hợp b ba nước có diện tích nhỏ nhất.
Bài tập 25 SGK/14
A = { Inđônêxia, Mianma, Thái Lan }
B = {Xingapo, Brunây, Campuchia}
4. Củng cố: xác định số phần tử của một tập hợp
5. Dặn dò: Đọc trước bài Phép cộng và phếp nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22.8.2018 Tuần: 2
Ngày dạy: 29.8.2018 Tiết: 6
phÐp céng vµ phÐp nh©n
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được các phép tính cộng, nhân với các số tự nhiên
- Biết được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối đối với phép cộng và phép nhân
2. Kỹ năng
- Làm được các phép tính cộng, nhân với các số tự nhiên
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối đối với phép cộng trong tính toán.
- Tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lý.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác khi thực hiện phép tính
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS: Vở ghi, SGK
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: Tính chu vi hình chữ nhật khi chiều dài bằng 32cm, rộng bằng 25cm
- GV: nếu gọi chiều dài là a, chiều rộng là b thì diện tích và chu vi của HCN đó tính theo công thức nào?
- GV: giới thiệu phép cộng và phép nhân
- GV : yêu cầu HS thực hiện ?1, ?2
- HS thực hiện tính
S = a.b
- HS: làm ?1
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
và trả lời ?2
1. Tổng và tích hai số tự nhiên
a) Tổng của 2 số tự nhiên
a + b = c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
b) Tích của 2 số tự nhiên
a . b = c
(T.số) (T.số) (Tích)
Phép tính - GV : treo bảng phụ về Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
- GV: hướng dẫn đọc bằng lời như SGK/16
- GV: yêu cầu hS thực hiện ?3
Tính nhanh
a) 46 + 17 + 54
= ( 46 + 54 ) + 17 = 100 + 17 = 117
b) 4.37.25
= (4. 25).37 = 100. 37 = 3700
c) 87.36 + 87. 64
= 87.(36 + 64 ) = 87.100 = 8700
- HS: kẻ bảng vào vở
- Phát biểu bằng lời qua tứng phần
Phép tính
Tính chất
Cộng
Nhân
Giao hoán
a + b = b + a
a . b = b . a
Kết hợp
(a + b) + c = a + (b + c)
(a . b) . c = a . (b . c)
Cộng với số 0
a + 0 = 0 +a = a
Nhân với số 1
a. 1 = 1 .a = a
Phân phối của phép nhân đối với phép cộng
a(b + c) = ab + bc
- HS: thực hiện từng phần a,b,c
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Phát biểu bằng lời SGK/16
4. Củng cố: Bài 30 a) Tìm x biết: ( x - 34 ) . 15 = 0 → x - 34 = 0 → x = 34
5. Dặn dò: Học và làm bài tập 31,32,33 SGK/17
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 25.8.2018 Tuần: 2
Ngày dạy: 01.9.2018 Tiết: 2
Ba ®iÓm th¼ng hµng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Biết khái niệm nằm giữa hai điểm.
2. Kỹ năng
- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Rèn kỹ năng sử dụng thước thẳng đễ vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng, cẩn thận và chính xác
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK.
HS: Vở ghi, thước thẳng, SGK.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Nêu khái niệm đường thẳng; Vẽ Aa, Ba, Ca; Vẽ Mb Nb Pb
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: khi nào thì ba điểm thẳng hàng khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng.
- GV: nêu câu hỏi khi nào có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng?
- Khi nào 3 điểm A, B, C không thẳng hàng?
- GV : yêu cầu HS lên bảng vẽ 3 điểm thẳng hàng, 1 học sinh khác lên bảng vẽ 3 điểm không thẳng hàng.
- Để nhận biết 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào?
- GV: yêu cầu HS làm bài 8 SGK/106
- Gọi HS kiểm tra hình vẽ
- GV: mở rộng vấn đề có thể có nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng không? Vì sao? Nhiều điểm không thuộc đường thẳng không? Vì sao?
- HS chú ý nghe và ghi bài
- HS: trả lời từng phần
- Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
- Khi 3 điểm không cùng nằm trên 1 đường thẳng, ta nói chúng không thẳng hàng.
- HS1: Vẽ 3 điểm thẳng hàng
- HS2: Vẽ 3 điểm không thẳng hàng .
- Ta dùng thước thẳng
- HS: thực hiện bằng thước kẻ
+ hình 10 SGK/106
- 3 điểm A, M, N thẳng hàng
- 3 điểm A, B, C không thẳng hàng
- HS: có vì 1 đường thẳng chứa rất nhiều điểm và cũng có rất nhiều điểm cùng không thuộc đường thẳng
1. Thế mào là ba điểm thẳng hàng?
* Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
* Khi 3 điểm A, B, C không thuộc đường thẳng, ta nói chúng không thẳng hàng.
- GV: vẽ hình lên bảng
- Cho HS nhận xét vị trí của:
+ Điểm B, C đối với A
+ Điểm A và C đối với B
+ Điểm A và B đối với C
+ Điểm C nằm như thế nào so với 2 điểm A và B?
- Trên hình vẽ biểu diễn mấy điểm? có mấy điểm nằm giữa?
- GV: trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
- HS: vẽ hình vào tập
- Trả lời :
+ B và C nằm cùng phía với A
+ A và C nằm cùng phía vơí B
+ A và B nằm khác phía với C
+ C nằm giữa 2 điểm A, B
- Hình vẽ có 3 điểm và chỉ có 1 điểm nằm giữa
- HS: nhận xét đọc theo SGK
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Với ba điểm A, C, B ta có:
+ C và B nằm cùng phía đối với điểm A
+ A và C nằm cùng phía đối với điểm B
+ A và B nằm khác phía đối với điểm C
+ C nằm giữa hai điểm A và B
Nhận xét
Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
4. Củng cố: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng, bài 8 hình 11, bài 9 SGK/106
5. Dặn dò: Học, làm bài tập 9, 10, 11, 12 SGK/106-107
IV. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12410258.doc