1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu → các nước phương Tây chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược
- Kết Quả :Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.
Chính sách cai trị của thực dân Anh
+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh
+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
+Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu,đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra .
3.Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859).
- Nguyên nhân:
+ Ách thống trị tàn bạo thựcdânAnh, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm
+ Binh lính Ấn Độ bất mãn=>khởi nghĩa
4 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 32423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 11 - Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 Tiết PPCT: 2.
ẤN ĐỘ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Làm cho học sinh thấy được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX.Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt Đảng Quốc Đại.
Nắm được khái niệm “ Chấu Á thức tỉnh “ và phong trào giải phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Lên án sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ; đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc.
3. Về kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Các nhận vật lịch sử cận đại Ấn Độ
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ:
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng Tư sản ?
Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một nước đế quốc . Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX N Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN?
2 Dẫn dắt vào bài mới.
Cuối thế kỷ XIX Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước Đế quốc. Các nước Châu Á khác thì sao ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một nước ở Châu Á: Ấn Độ.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Khái quát tình hình Ấn Độ từ nữa sau thế kỷ XIX ?
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn ,giàu đẹp đa dạng về điều kiện tự nhiên …Trải qua nhiều thế kỉ những dòng người du mục , những thương nhân những tín đồ hành hương đã cố gắng vượt qua những khó khăn và mạohiểm để xâm nhập vào đất nước này …Sự du nhập này đã góp phần làm nên sự phong phú đa dạng về văn hóa ,dân tộc, ngôn ngữ của Ấn Độ
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV: Anh đã thi hành chính sách cai trị nhân dân Ấn Độ như thế nào?
1873- 1888 thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60%. Ấn Độ phải cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu , lương thực cho chính quốc .Ở nông thôn chính quyền thực dân tăng thuế cưỡng đoạt ruộng đất lập đồn điền ,người nông dân phải chịu lĩnh canh với mức 60%
GV:Những chính sách thống trị của TD Anh dẫn đến hậu quả ntn đối với Ấn Độ ?
Nhân dân Ấn Độ bần cùng đói khổ, TCN bị suy sụp nền văn minh lâu đời bị phá hoại.Quyền dân tộc thiêng liêng của người dân Ấn Độ bị chà đạp.Vì vậy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh ,giải phóng dân tộc bùng nổ quyết liệt tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa XiPay
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Gv giải thích “XiPay”:tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội thực dân Anh ( nằm trong âm mưu dùng người bản xứ đánh người bản xứ)
GV:Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa(tại sao binh lính Ấn Độ nằm trong quân đội thực dân Anh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Anh) ?
Họ bị đối xử tàn tệ …lương của sĩ quan Ấn chỉ bằng 1/3 sĩ quan Anh cùng cấp bậc ,người Ấn không được giữ những chức vụ cao trong quân đội
GV: Diễn biến chính của cuộc Khởi nghĩa Xipay ?
GV:Qua diễn biến của cuộc khởinghĩa em cho biết tính chất của phong trào đấu tranh ?
Phong trào mang tính dân tộc sâu sắc.Vì cuộc nổi dậy nhằm giải phóng mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ và bọn thực dân Anh để giành độc lập
GV:Thử nêu nguyên nhân thất bại của cuộc k/n Xipay ?
Cuộc nổi dậy tự phát ,chưa có đường lối lãnh đạo lại gặp phải sự đàn áp tàn bạo của thực dân Anh đồng thời do mâu thuẫn nội bộ nghĩa quân,phương thức tác chiến
GV:Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay ?
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
Sau khởi nghĩa XiPay TDAnh tăng cường thống trị bóc lột Ấn Độ.GCTS Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh .Đây là GCTS d tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. Sự trưởng thành của g/c này đặt ra yêu cầu thành lập những tổ chức chính đảng riêng
GV:Em có nhận xét gì về chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại ?
GV:Vì sao trong Đảng Quốc đại có sự phân hóa ?
Đường lối đấu tranh của Đảng chưa thể thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân Ấn Độ→ Thái độ cương quyết và những hoạt động cách mạng tích cực của TiLắc đã đáp ứngnguyện vọng đấu tranh của quần chúng vì vập phong trào dâng lên mạnh mẽ điều này nằm ngoài ý muốn của thực dân Anh
GV:Phong trào đấu tranh 1905 – 1908 có nét gì mới so với trước ?
TiLắc bị đày đi Mianma và mất ở Bom bay 1/8/1920 hình ảnh của ông vẫn mãi trong lòng ND Ấn Độ.Ne6bru thủ tướng đầu tiên của nước cộng hòa Ấn Độkính tặng Ti Lắc danh hiệu “Người cha của cách mạng Ấn Độ”
GV:Vì sao phong trào tạm ngừng?
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu → các nước phương Tây chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược
- Kết Quả :Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.
Chính sách cai trị của thực dân Anh
+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh
+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
+Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu,đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra….
3.Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859).
- Nguyên nhân:
+ Ách thống trị tàn bạo thựcdânAnh, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm
+ Binh lính Ấn Độ bất mãn=>khởi nghĩa
- Diễn biến.
+ 10.5.1857 binh lính ở Mirut nổi dậy
+ Cuộc K/n phát triển nhanh chóng giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở Bắc, Trung Ấn.nghĩa quân đã lập được chính quyền giải phóng một số thành phố lớn ( lực lượng tham gia là binh lính, nông dân)
+ Đến 1859 TD Anh đàn áp, dập tắt cuộc K/n.
-Ý nghĩa.
+ Nêu cao tinh thần bất khuất chống TD của nhân dân Ấn Độ.Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ
+ Mở dầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
3. Đảng Quốc Đại và phong tràodân tộc (1885 – 1908)
- Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập.
+ Chủ trương:Từ(1885- 1905)Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách….
+ Do thái dộ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và phái Cực đoan(cấp tiến)
=> Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh.
+ Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến.
- Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.
+ Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân Bom bay đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc
=> Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho phong trào tạm ngừng.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố:
+ Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ?
+ Sự phân hóa của Đảng Quốc đại ? Vì sao phong trào đấu tranh thất bại ?
- Dặn dò:
+ Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
+ Nghiên cứu bài 3 Trung Quốc.
- Ra bài tập:
+ Làm bài tập SGK trang 12.
+ Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1885- 1908 với khởi nghĩa Xipay ? Lực lượng tham gia ,Lãnh đạo, đường lối, mục tiêu,kết quả phong trào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sử 11 bài ẤN ĐỘ.docx