I. Phong trào Cần vương bùng nổ.
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
- Sau hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì, Trung Kì.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân các địa phương đấu tranh sôi nổi.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công Pháp ở toà Khâm sứ, đồn Mang Cá, nhưng thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị), lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước chống Pháp.
- Chiếu Cần vương làm bùng lên phong trào đấu tranh của nhân dân, trở thành phong trào sôi nổi suốt những năm cuối thế kỉ XIX.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
a) Từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kì, Bắc kì với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê.
=> Đây là giai đoạn bùng phát mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào trên phạm vi cả nước.
b) Từ năm 1889 đến năm 1896.
- Lãnh đạo: sĩ phu văn thân yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành những trung tâm lớn, tập trung ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê
4 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 37668 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 11 - Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy…………Lớp 11B3......................................
Ngày dạy…………Lớp 11B4......................................
Ngày dạy…………Lớp 11B5......................................
Ngày dạy………....Lớp 11B6......................................
Ngày dạy…………Lớp 11B7......................................
TIẾT 27 - BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của phong trào Cần vương.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sgv
- HS: Vở, sgk
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Trận Cầu Giấy ngày 21/12/1873 làm ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân làm bùng nổ phong trào Cần Vương. Diễn biến Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và chiếu Cần Vương ra đời.
- GV hỏi: Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta trong những năm 1858 – 1884?
- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương?
- GV gợi ý: Nguyên nhân sâu xa; nguyên nhân trực tiếp.
- HS trả lời
- GV nhhận xét kết luận: Nguyên nhân sâu xa; Nguyên nhân trực tiếp
- GV cho HS quan sát chân dung Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi:
- GV cung cấp thông tin về Tôn Thất Thuyết…
- GV trình bày khái quát diễn biến và hỏi vì sao cuộc phản công thất bại?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV đọc một đoạn trích chiếu “Cần vương” hỏi: Em hiểu thế nào là “Cần vương”. Xuống chiếu “Cần vương” nhằm mục đích gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn của phong trào Cần vương.
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hình 61 trang 127 kết hợp với kiến thức SGK và nêu nội dung 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương…
- GV nêu câu hỏi: Vì sao ở giai đoạn 1, phong trào lại diễn ra rầm rộ, sôi nổi như vậy?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận
- Kết quả, ý nghĩa
- GV hỏi: Em hãy chỉ ra đặc điểm mới của phong trào Cần vương trong giai đoạn 1889-1896.
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận dụng trực tiếp như trước.
- GV hỏi: Qua hai giai đoạn của phong trào Cần vương em có nhận xét gi? Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục được duy trì? Qua đó nói lên điều gì?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận:
I. Phong trào Cần vương bùng nổ.
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
- Sau hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì, Trung Kì.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân các địa phương đấu tranh sôi nổi.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công Pháp ở toà Khâm sứ, đồn Mang Cá, nhưng thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị), lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước chống Pháp.
- Chiếu Cần vương làm bùng lên phong trào đấu tranh của nhân dân, trở thành phong trào sôi nổi suốt những năm cuối thế kỉ XIX.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
a) Từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kì, Bắc kì với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê.
=> Đây là giai đoạn bùng phát mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào trên phạm vi cả nước.
b) Từ năm 1889 đến năm 1896.
- Lãnh đạo: sĩ phu văn thân yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành những trung tâm lớn, tập trung ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê…
3. Củng cố, luyện tập
- Phong trào Cần vương bùng nổ từ tháng 7/1885 và nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh Nam Trung kì ra Bắc. Trong suốt hơn 10 năm liên tục, các sĩ phu văn thân đã duy trì cuộc chiến đấu với mục tiêu đánh Pháp, khôi phục một triều đại phong kiến độc lập, được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Mặc dù thất bại, phong trào Cần vương vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập tự do của tổ quốc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
4. Hướng dẫn học bài
- Học bài cũ và tìm hiểu trước tiếp nội dung phần II của bài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sử 11 bài PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.docx
- Giáo án Sử 11 bài PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (TT).docx