Giáo án sử 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và kết quả của khởi nghĩa Yên Bái.

HS: Nghiên cứu SGK và làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.

GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải thích rõ hơn.

GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhóm, sau đó sử dụng lược đồ về khởi nghĩa Yên Bái để trình bày khái quát lại và chốt ý

GV cần nhấn mạnh:

- Vai trò của các yếu nhân trong Việt Nam Quốc dân Đảng, nhất là Nguyễn Thái Học.

- Việt Nam Quốc dân đảng về căn bản là một tổ chức tiểu tư sản trí thức lớp trên ở nước ta. Vì thiếu một cơ sở kinh tế và giai cấp đủ mạnh làm chỗ dựa, cho nên trong suốt mấy năm tồn tại của mình. Việt Nam Quốc dân Đảng rất sơ hở, lỏng lẻo, công tác tuyên truyền huấn luyện thì sơ sài. Những nhược điểm và hạn chế đó làm cho Việt Nam Quốc dân đảng không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

 

docx7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11480 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 28/09/2011 Tuần: 9,10 BÀI 13 – Tiết 18, 19, 20 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được những sự kiện tiêu biểu thể hiện sự phát triển của ptrào dt dân chủ ở Việt Nam dưới T/động của các tổ chức CM có khuynh hướng dân tộc dân chủ. - Hiểu được sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là kết quả của sự lựa, chọn sàng lọc lịch sử. 2. Kĩ năng Rèn luyện HS kĩ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức, đảng phái chính trị, đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. 3. Tư tưởng, thái độ Bồi dưỡng HS tinh thần dân tộc theo hướng CM vô sản, lòng kính yêu lãnh tụ CM. II. Thiết bị dạy học - Chân dung các nhân vật lịch sử như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhà yêu nước Nguyễn Thái Học. III. Tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học Lớp 12A1 12A2 12A3 Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt nam như thế nào? 2. Trình bày tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1919. Ý nghĩa? 3. Bài mới Chuẩn kiến thức Hoạt động dạy – học của thầy, trò I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng 1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên * Sự ra đời: - 11/1924, NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc) và lựa chọn một số thanh niên tích cực của nhóm Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/25) - 6/1925, NAQ Tlập Hội VNCMTN. * Hoạt động của Hội VNCMTN: - 21/6/1925 XB báo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận - 1927 XB tác phẩm “Đường kách mệnh”, tập hợp các bài giảng của NAQ. - Báo “Thanh niên” và sách “Đường kách mệnh” trang bị lí luận cho cán bộ CM, tài liệu tuyên truyền cho CM. - 1928, tổ chức ptrào “Vô sản hóa”: đưa hội viên vào hầm mỏ, xí nghiệp vận động quần chúng và công nhân đứng lên đấu tranh. - Vai trò: truyền bá CN Mác-Lênin làm chuyển biến về chất của Ptrào cno, tạo đk cho sự ra đời của ba tổ chức Cộng Sản. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. - Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời vào thời gian nào, dựa trên cơ sở nào? - Hội do ai sáng lập? Mục tiêu của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là làm gì? HS: Dựa vào SGK để trả lời GV: Nhận xét và nhấn mạnh tới “tầm nhìn xa trông rộng” của Nguyễn Ái Quốc khi người lựa chọn đối tượng là thanh niên để làm lực lượng nòng cốt cho cách mạng, giúp HS thấy được trách nhiệm của thê hệ trẻ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hai ấn phẩm của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là báo Thanh niên – Cơ quan ngôn luận của Hội, đặc biệt là tác phẩm Đường kách mệnh – được coi là Sơ thảo trong Chính cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2/1930). GV hướng dẫn HS quan sát hình bìa cuốn sách Đường Kách mệnh và nhấn mạnh: Ðường Kách mệnh được viết một cách mộc mạc, đơn giản, ngắn gọn, nhưng nội dung phong phú, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế vĩ đại của Hồ Chí Minh. Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam theo cách của riêng mình. Với những lời mộc mạc, dễ hiểu về "vũ khí tư tưởng của thời đại", làm cho lý luận Mác - Lê-nin đến với Việt Nam, thật giản dị và sinh động. GV khẳng định: Hai ấn phẩm trên đã trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng. Sau khi được trang bị lí luận và đào tạo các hội viên về nước và hoạt động trong phong trào “vô sản hóa”. - Về tác động của phong trào: GV cho HS đọc to phần chữ nhỏ trong SGK trang 84, qua đó HS có thể nhận xét về phong trào đấu tranh công nhân, cũng như qui mô, địa bàn của phong trào. 2. Việt Nam Quốc dân Đảng * Sự ra đời: - 25/12/1927, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập trên cơ sở hạt nhân là Nam đồng thư xã do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… => đây là tổ chức của TS dt theo khuynh hướng dc TS. * Tôn chỉ mục đích: - Khi mới Tlập chưa có cương lĩnh rõ ràng - 1929, đưa ra “đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền” " đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. * Hoạt động: - Địa bàn bó hẹp ở 1 số tỉnh Bkỳ - 2/1929, tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh " Pháp tiến hành khủng bố dã man cách mạng. - Trước tình thế đó, VNQDĐ tiến hành cuộc k/n Yên Bái (9/2/1930) với phương châm “không thành công cũng thành nhân” nhưng cuối cùng đã thất bại. - Ý nghĩa: Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta. Đồng thời chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng. GV chia lớp học thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể để các em cùng nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi. Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, lực lượng lãnh đạo của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng Nhóm 2: Nêu mục đích và các hình thức hoạt động của Việt Nam quốc dân Đảng. Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và kết quả của khởi nghĩa Yên Bái. HS: Nghiên cứu SGK và làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi. GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải thích rõ hơn. GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhóm, sau đó sử dụng lược đồ về khởi nghĩa Yên Bái để trình bày khái quát lại và chốt ý GV cần nhấn mạnh: - Vai trò của các yếu nhân trong Việt Nam Quốc dân Đảng, nhất là Nguyễn Thái Học. - Việt Nam Quốc dân đảng về căn bản là một tổ chức tiểu tư sản trí thức lớp trên ở nước ta. Vì thiếu một cơ sở kinh tế và giai cấp đủ mạnh làm chỗ dựa, cho nên trong suốt mấy năm tồn tại của mình. Việt Nam Quốc dân Đảng rất sơ hở, lỏng lẻo, công tác tuyên truyền huấn luyện thì sơ sài. Những nhược điểm và hạn chế đó làm cho Việt Nam Quốc dân đảng không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1. Sự xuất hiện các tổ chức Cộng sản năm 1929 - Năm 1929, ptrào Cno và ptrào yêu nước phát triển mạnh. - 3/1929, Chi bộ CS đầu tiên đã ra đời tại số nhà 5D Hàm Long ( Hà Nội) . - 5/1925 tại ĐH của Hội VNCMTN, đoàn BKỳ đề nghị thành ĐCS nhưng không được chấp nhận. - 6/1929 các tổ chức CS ở Bkỳđã quyết định thành lập ĐDCS Đảng - 8/1929, Những hội viên còn lại của Hội VNCMTN đã thành lập An Nam cộng sản Đảng. - 9/1929, những đảng viên tiến tiến của đảng Tân Việt Tlập ĐDương Cộng sản liên đoàn. => Đây là sự phản ánh xu thế ptriển tất yếu và kết quả tất yếu của cuộc vận động Cm ở Việt Nam. GV Nêu câu hỏi: Ba tổ chức CộNG SảN ra đời trong hoàn cảnh ntn? Qtrình xhiện của ba tổ chức Cộng Sản? HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi. GV thông báo về tình hình nước ta năm 1929, trước sự lớn mạnh của phong trào, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Đến tháng 5/1929 trong Đại hội lần thứ nhất của tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề cần phải thành lập ngay một Đảng cộng sản ở Việt Nam để kịp thời lãnh đạo cách mạng nhưng yêu cầu chính đáng đó không được chấp nhận, họ tuyên bố bỏ Đại hội ra về. Tiếp theo, GV trình bày sự xuất hiện liên tiếp của hai tổ chức cộng sản sau đó và nêu vấn đề: Ba tổ chức cộng sản cùng xuất hiện trong năm 1929, đã nói lên điều gì? HS: dụa vào SKG Suy nghĩ câu hỏi và trả lời. GV: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nửa sau 1929, đã khẳng định bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, những điều kiện để thành lập Đảng cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trong cả nước. 2. Hội nghị thành lập ĐCSVN. a. Hoàn cảnh - Cuối 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào. à Cần thống nhất các tổ chức cộng sản . - Nguyễn Ái Quốc chủ động từ Thái Lan trở về Cửu Long (Hương Cảng-TQ) để chủ trì việc thống nhất các tổ chức cộng sản diễn ra 6/1/ 1930. b. Nội dung HN - Hội nghị đã nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam - Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây là Cương lĩnh ctrị first của Đảng. * Nội dung Cương lĩnh: + Đường lối chiến lược: tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, tiến tới xã hội cộng sản. + Nhiệm vụ: Đánh đổ ĐQ Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản động, làm cho nước Việt Nam đlập, tự do. + Lực lượng CM: công – nông, tiểu tư sản trí thức; phú nông, trung và tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. + Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản + Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới. =>Đây là Cương lĩnh stạo, kết hợp đúng đắn giữa vấn đề dt và g/cấp. c. Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng: - ĐCSVN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân ta. - Đảng ra đời là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: CN Mác – Lênin, ptrào công nhân và ptrào yêu nước. - Đánh dấu bước ngoặt lớn của CM VN, là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những thắng lợi sau này của cách mạng Việt Nam. GV giới thiệu về hoàn cảnh nước ta năm 1929 và tính cấp thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thống nhất các tổ chức cộng sản. GV có thể tường thuật khung cảnh của Hội nghị thành lập Đảng: Đó là những ngày cuối năm rất lạnh ở Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị, tham dự gồm có 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng(Đông Dương cộng sản Liên Đoàn ở trong nước không sang kịp, ngày 24 /2 1930 chính thức gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam). Các đại biểu đã nhất trí các đề xuất của Nguyễn Ái Quốc. HS lắng nghe và ghi nhớ ý chính Hoạt động 2. Sau khi trình bày các nội dung của Hội nghị thành lập Đảng, GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo thông qua Phiếu học tập: Em hãy tìm hiểu nội dung và ý nghĩa Cương lĩnh đầu tiên cảu Đảng, theo mẫu sau. 1. Nội dung - Đường lối chiến lược: ................................ - Nhiệm vụ cách mạng: ............................... - Lực lượng cách mạng: ............................... -Lực lượng lãnh đạo: .................................... - Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam đối với phong trào cách mạng thế giới: …………… - Ý nghĩa: …………………………………….. Sau khi HS hoàn thành các nội dung, GV gọi những em làm xong nhanh nhất lên trình bày. HS: Trình bày phiếu học tập của mình. GV: Nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi về nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt - Về ý nghĩa lịch sử của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, GV cần nhấn mạnh: đó là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập và tự do là cốt lõi của cương lĩnh GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, theo các ý trong SGK, thông qua các câu hỏi gợi mở sau: - Đảng ra đời trong bối cảnh cách mạng nước ta như thế nào? - Vì sao nói Đảng ra đời là kết quả sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sư? - Đảng ra đời sẽ ảnh hưởng đến cách mạng nước ta như thế nào? HS: Theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét và làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, cũng như phân tích những đặc điểm ưu việt cảu giai cấp công nhân Việt Nam như có nguồn gốc từ nông dân, có truyền thống yêu nước, được giác ngộ lí tưởng và qua thử thách đấu tranh... 4. Củng cố 1.Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào? 2.Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam như thế nào. 3.Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 12 bài PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930.docx
Tài liệu liên quan