Giáo án sử 12 - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

+ Năm 1947, học thuyết Tơruman được công bố khởi đầu chính sách chống LX, khởi đầu chiến tranh lạnh.

+ Hậu quả; tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa LX và Mĩ.

+ 10/1949, LX và các nước Đông Âu thanh flập Hội đồng tương trợ kinh tế, tao ra sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.

Năm 1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại LX và ĐÂ. Năm 1955, LX và các nước Đâu thành lập khối Vácsava để phòng thủ.

cục diện 2 phe đựơc xác lập, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

 

docx9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20530 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V QUAN HỆ QUỐC TỆ ( 1945 – 2000). Bài 9 QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH I /MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc: - Nắm vững nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Tình hình chung và các xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh. 2. Về tư tưởng : - Nhận thức rõ mặc dù hoà bình thế giới được duy trì nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh. - Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, nhân dân ta phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, góp phần to lớn vào cuộc chiến tranh vì hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. 3. Về kĩ năng: - Quan sát, khai thác lược đò và tranh ảnh.. - Các kĩ năng tư duyphân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp những vấn đề lớn. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - bvản đồ thế giới và một số tranh ảnh tư liệu liên quan. - Một số tranh ảnh có liên quan - Các tài liệu tham khảo. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm ta bài cũ: * Câu hỏi: 1. Sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 -1973? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 2. Khái quát chính sách của Nhật bản sau chiến tranh. 2. Dẫn dắt vào bài mới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô thậm chí có lúc đẩy nhân loại đứng trước bên bờ vực của cuộc chiến tránh thế giới mới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối Csc quan hệ quốc tế trong những thập niên cuối TK XX. Để hiểu rõ quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh như thế nào chúng ta cùng học bài mới. 3. Tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Cá nhân - GV nêu câu hỏi:Em hãy nhác lại khái niệm Tây Âu và Đông Âu? - HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời. - Gv nhận xét, bổ sung: Khái niệm Tây Âu – Đông Âu gồm cả hai nghĩa: về địa lý và về chính trị.Nghĩa bao hàm hơn cả là về chính trị, muốn nói đế hai phe TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. - GV nhắc lại quan hệ Đồng minh giữa 3 nước: Liên Xô, Anh, Mĩ trong chiến tranh chống phát xít. GV có thể khai thác bức tranh của 3 nhà lãnh đạo ở Hội nghị Ianta, họ đã từng đứng trong phe Đồng minh chống phát xít,lại ngồi cùng nhau đàm phán, bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh.Nhưng từ sau CTTG thứ hai kết thúc, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh thay đổi mau chóng chuyển sang quan hệ đối đầu giữa 2 khối Đông – Tây, người ta không còn thấy những quan hệ thân thiện của các nhà lãnh đạo 3 nước Đồng minh nữa. * Hoạt động 2: cả lớp - GV đặt câu hỏi: Vậy,mâu thuẫn giưã phe Đồng minh bắt nguồn từ đâu? Từ phía nào? - HS chú ý theo dõi SGK tìm ra những nguồn gốc của mâu thuẫn. Một HS được GV chỉ định sẽ trình bày. + Bắt nguồn từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế của Mĩ: Mĩ hết sức lo ngại sự ảnh hưởng của Liên Xô cùng với những thắng lợi của CMDCND Đông Âu. Đặc biệt từ CMDCND Trung Quốc thắng lợi dẫn đến sự ra đời của nước CHDCND Trung Hoa, CNXh trở thành hệ thống thế giới trải dài từ Đông Âu đến Đông Á. Với tiềm lực về kinh tế, tài chính, quân sự ( nắm độc quyền vũ khí nguyên tử) Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới, tìm mọi cách ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô, các nước XHCN và sự phát triển của phong trào CMTG. - GV đặt tiếp câu hỏi: Để thực hiện mưu đồ chống LX của mình, Mĩ đã có những hành động gì? LX phải đối phó ra sao và hậu quả của nó đưa lại là gì? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và chót ý: + Trước hết, tháng 3/1947, Mĩ đã công bố học thuyết của Tổng thống Tơruman : Trong bài diễn văn trước Quốc hội Mĩ của Tơruman có đoạn: “Rumni, Ba Lan, Bungari, Hungari vừa mới bị “Cộng sản thôn tính”, “chủ nghĩa nghĩa cộng sản đang đe doạ thế giới tự do’ và “Nga – Xô đang bành trướng ở châu Âu”vì vậy Mĩ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mạnh lãnh đạo thế giới tự do, phải giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa cộng sản. chống lại sự bành trướng của nước Nga.” Giúp đỡ họ bằng mọi cách kinh tế, quân sự. Rõ ràng, hoạ thuyết T khổi đầu cho đường lối chống LX và chiến tranh lạnh. + Để xây dựng một liên minh chống LX, tháng 6/1947, Mĩ xây dựng kế hoạch Mácsan với khoản viện trợ 17 tỉ U SD cho các nước Tây Âu., giúp các nước này khắc phục sự tàn phá do chiến tranh gây ra.Thông qua kê hoạch này, Mĩ đã tập hợp đựợc các nước Tây Âu vào Đồng minh chống Liên Xô và Đông Âu.Các nước Tây Âu ví lệ thuộc Mĩ về kinh tế nên đẫ thống nhất với Mĩ trong chính sách chung là chống LX và các nước XHCN Đông Âu, trở thành Đồng minh của Mĩ. Như vậy: Kế hoạch M trước hết đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu. + Để liên kết cùng phát triển kinh tế, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV 1/1949), một ranh giới phân chia về kinh tế chính trị ở châu Âu được xác lập. + Năm 1949 Mĩ thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bao gồm Mĩ và 11 nước phương Tây: A, P,Canađa, Bỉ, hà lan, Lucxambua, đan Mạch, Na Uy, Ailen, Bồ Đào Nha.Năm 1952 thêm Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Năm 1955 thêm Đức, năm 1982 thêm Tây Ban Nha. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do MĨ cầm đầu nhằm chống LX và các nước HXCN Đông Âu. + để đối phó, tháng 5/1955 LX và các nước ĐÂ thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị , quân sự mang tính phòng thủ của các nước XNCN ở châu Âu. Cục diện 2 phe thực sự đã hình thành ở châu Âu, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. * Hoạt động 3: Cả lớp , cá nhân - GV hỏi: Chiến tranh lạnh là gì? - HS suy nghĩ và trả lời. - Gv chót ý và giải thích: Chiến tranh lạnh là một thuật ngừ do Barút, tác giả kế hoạch nguyên tử lực của Mĩ ở Liên hợp quốc đặt ra xuất hiện đầu tiên trên báo Mĩ ngày 26/7/1947. Đó là “cuộc chiến tranh không nổ súng” , nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng trên thế giới. Mĩ và các nước Đồng minh thi hành một loạt các biện pháp như chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng, lập các liên minh quân sự để chạy đua vũ trang, tiến tới tiêu diệt LX và các nước XHCN. Như vậy, chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, tư tưởng.Ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự, chiến tranh lanhgj làm cho thế giới luôn luôn căng thẳng; bên miệng hố của chiến tranh. * Hoạt động 1: Cả lớp - GV: Tuy không xảy ra chiến tranh thế giới, song trong gần nửa thế kỉ chiến tranh lạnh thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Mâu thuẫn đối đầu giữa 2 phe được biểu hiện ra bằng những cuộc chiến tranh cục bộ quyết liệt. * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV yêu cầu Hs theo dõi SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân về chiến tranh chống Pháp của nhân dân Đông Dương để trả lời câu hỏi: +Chiến tranh Đông Dương diễn ra và kết thúc khi nào? + Tại sao chiến tranh Đông Dương lại phản ánh mâu thuẫn giữa 2 phe, chịu sự tác động của 2 phe? - GV nhận xét, bổ sung, kết luận, minh hoạ thêm. + Từ 1949, CMTQ thành công tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên lạc của ta với các nước XHCN.Tháng 1/1950,TQ, LX và các nước Đông Âu lần lượtc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, ủng hộ và giúp đỡ phần nào về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Đông Dương. + cũng từ 1950, Mĩ càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong chi phí quâ sự ở Đông Dương. ( Năm 1953 hơn 70%). + Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe. ( Minh hoạ bằng thành phần tham gia Hội nghị, lập trường các bêb, thái độ của Pháp, Mĩ , diễn biến Hội nghị..). - HS theo dõi nắm kiến thức. * Hoạt động 1: Cá nhân - GV yêu cầu học siinh theo dõi SGK để thấy được: + Sự chiưa cắt bán đảo Triều Tiên. + Chiến tranh triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp giữa hai phe TBCn và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. - HS theo dõi SGK nắm được kiến thức cơ bản. * Hoạt động 2: cả lớp - GV mở rộng: Chiến tranh T,Tiên thực chất là cuộc chiến tranh cục bộ giữa một bêb là quân đội Mĩ và các nước Đồng minh của Mĩ, quân Nam Triều Tiên với bên kia là Cộng hoà dân chủ nhân dân T.Tiên cùng quân chí nguyện Trung Quốc, có sự hậu thuẩn của Liên Xô. ( nổ ra ngỳ 25/6/1950). Sử dụng ngọn cờ LHQ, Mĩ đã lôi kéo 15 nước Đồng minh vào cuộc chiến. + Sau 3 tháng chiến tranh, ngày 13/9/1950, dưới danh nghĩa quân đội LHQ, quân Mĩ đã đổ bộ vào Nhân Xuyên ( Tây Sêun), sau đố tiến quân đánh Bắc T.Tiên đến tận sông Áp Lục giáp giới T.Quốc. + ngày 25/10/1950, T. Quốc đã phái quân chí nguyện sang “Kháng Mĩ , viện Triều”, quân đội Triều – trung đã đẩy lùi quân Mĩ đến vĩ tuyến 38, sau đó chiến sự tiếp diễn ở đó. + Sau 3 năm chiến tranh, cả 2 phía đều tổn thất nặng nề. Ngày 27/7/1953, tại Hội nghị Bàn Môn Điếm (Triều Tiên, gần vĩ tuyến 38), các bêb đã kí Hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến cũ: 38 làm ranh giới quân sự, qui định tù binh giữa hai bênđược tự do lựa chọn nơi cư trú sau khi trao đổi.. Kết cục, quân Mĩ bị thiệt mạng 24.119 người, quân các nước gọi là “Quân đội LHQ” là 94.000 người, số thương vong của Nam - bắc T.Tiên lên đến hàng triệu người. Rõ ràng chiến tranh T. Tiên là sản của chiến tranh lạnh, sự đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe Xô – Mĩ. * Hoạt động 1: Cả lớp. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi: + Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta bắt đầu và kết thúc khi nào? + Trong cuộc chiến tranh này, mâu thuẫn và đối đầu 2 phe được thể hiện như thế nào? + Mĩ tiến hành chiến tranh như thế nào? thất bại ra sao? - Hs theo dõi SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung, giúp HS nắm kiến thức cơ bản. * Hoạt động 2: Cả lớp - GV mở rộng: tại chiến trường Việt Nam, Mĩ lần lượt các hình thức của chiến trạnh toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Với chiến lượt này, Mĩ hy vọng không những đánh bại cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam mà còn đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và làm suy yếu phe XHCN. Mĩ đã huy động vào đây mọi phương tiện, vũ khí vật chất kĩ thuật hiện đại mà Mĩ có được ( trừ vũ khí nguyên tử ).Lực lượng vật chất khổng llò, lực lượng quân đội tinh nhuệ được huy động cho cuộc chiến. + Các nước XHCN: Trung Quốc, Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam khối lượng vật chất lớn bao gồm vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng góp phần đáng kể vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. + nhìn vào thực tế đó người ta cho rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc đụng đầu lịch sử, mang tính thời đại hay gọi là cuộc chiến tranh ủy nhiệm: + kết quả: Mĩ đã thất bại trong mọi chiến lược và cuối cùng chịu thất bại hoàn toàn. “chiến tranh Việt Nam” đã làm tiêu tan những kinh nghiệm thắng trận của Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tóm lại, trong thời kì chiến tranh lạnh hầu như mọi cuộc chiến tranh xung đột ở các nơi trên thế giới đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ. * Hoạt động 1: Cả lớp - GV đặt vấn đề: Vì nhiều lí do khác nhau mà từ những năm 70, mâu thuẫn xung đột Đông –Tây bớt đi phần căng thẳng, dần nhường chỗ cho một xu hướng mới, xu hưống hoà hoảng Đông – Tây. - Hs tập trung theo dõi vấn đề. * Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân - GV yêu cầu Hs theo dõi SGK những biểu hiện của sự hoà hoãn Đông – Tây chứng tỏ mâu thuẫn Đông – Tây bớt căng thẳng. - HS theo dõi SGKđể trả lời câu hỏi. - GV bổ sung phần kiến thức cơ bản. * Hoạt động 3: cả lớp - GV có thể bổ sung: + Nước Đức có thể coi là tâm điểm của mâu thuẫn Đông – Tây . Ngày 9/11/1972, 2 nước Đức đã lí hiệp định tại Bon về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức.Nội dung: 2 bên tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thiết lập quan hệ láng giềng trên cơ sở bình đẳng và giải quyết vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng biện pháp hoà bình.. cải thiện quanhệ 2 ước Đức làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng. + Việc 33 nước châu Âu cùng nhaukí kết Hiệp uowsc an ninh và hợp tác chứng tỏ hai phe đang xoá dần ranh giới phân chia. + đầu những năm 70, quan hệ Xô – Mĩ được cải thiệnm, đưa đến hai bên chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt tình trạng đối đầu, cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 bên. * Hoạt động 4:Cả lớp, cá nhân - GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến Mĩ và Liên Xô chấmdứt chiến tranh lạnh? - HS theo dõi SGK, suy nghĩa trả lời. GV nhận xét, chốt ý, kết hợp phân tích các nguyên nhân. * Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK. - GV nhấn mạnh minh hoạ thêm một số nội dung như: + Sự xói mòn và đi đến sụp đổ của trật tự 2 cực I. + Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Lxthu hẹp, biểu hiện. * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV đặt câu hỏi: sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo ướng nào? - HS theo dõi SGK, trả lời. - GV có thể kết hợp phân tích và lấy dẫn chứng minh hoạ để học sinh nắm chắc các nội dung chính.: + Mĩ khó vươn lên thế “một cực” và trật tự đang hình thành là đa cực. + Thế giới chưa có một nền hoà bình thật sự, chiến tranh xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi. (Ví dụ xung đột ở Caxmia ( Ấn Độ) Paléxtin – Itxraen, Irắc…)Từ 1945 đến nay, thế giới có chừng 150 – 1960 cuộc chiến tranh làm cho khoảng 7,2 triệu người chết, tương ương với số người chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nền văn minh nhân loại tiếp tục bị tàn phá, bảo tàn cổ Irắc bị phá hoại, cổ vật bị đánh cắp, tượng phật lớn nhất ở Apganixtan bị đập phá. - Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốctế ( Mĩ lấy lí do chống khủng bố để tấn công Irắc) I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh. - Sau CTTG thứ hai, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa 2 khối Đông- Tây. - Mâu thuẫn này bắt nguồn từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ. + Năm 1947, học thuyết Tơruman được công bố khởi đầu chính sách chống LX, khởi đầu chiến tranh lạnh. + Hậu quả; tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa LX và Mĩ. + 10/1949, LX và các nước Đông Âu thanh flập Hội đồng tương trợ kinh tế, tao ra sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu. Năm 1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại LX và ĐÂ. Năm 1955, LX và các nước Đâu thành lập khối Vácsava để phòng thủ. cục diện 2 phe đựơc xác lập, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. - Khái niệm: Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang giữa hai phe đế quốc chủ nghĩa và XHCN mà đứng đầu là hai nước Liên Xô và Mĩ. II. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ. 1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp. - Từ 1946, nhân dân 3 nước Đông Dương phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. - Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của 2 phe. + Từ 1949, Việt nam có diều kiện liên lạc và nhậ sự giúp đỡ của LX, TQ và Đông Âu. + 1950 Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chíên tranh của Pháp ở Đông Dương. + Năm 1954, Hiệp định Giư ne vơ được kí kết, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, đồng thời cũng phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe. 2. Cuộc chiến tranh triều Tiên ( 1950 -1953) - năm 1948, bán đảo triều Tiên bị chia cắt làm hai miền (2 nước): + Từ vĩ tuyến 38 trở ra Bắc là nước CHDCND Triều Tiên ( LX bảo trợ). + Từ vĩ tuyến 38 trở vào Nam là Đại Hàn Dân Quốc ( Hàn Quốc) do Mĩ bảo trợ. - Năm 1950, chiến tranh khốc liệt diễn ra giữa 2 miền. + Miền Bắc được sự bảo trợ của LX và chi viện của T.Quốc. + Miền Nam có Mĩ giúp sức. Chiến tranh T.Tiên trở thành cuộc đụng độ trực tiếp giữa 2 phe Xô – Mĩ. 3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975). - Từ 1954 -1975. Mĩ đã thực hiện cuộcchiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam.VN troẻ thành trọng điểm của chiến lược toàn cầu của Mĩ.Mĩ đã dặt vào đaâ những tham vọng lớn, huy động mọi lực lượng và phương tiện chiến tranh có thế đựơc. ( Trừ vũ khí hạt nhân). - Nhân dân VN được sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, T.Quốc và các nước XHCN khác đã đánh bại ác chiến lược chiến tranh, buộc Mĩ kí Hiệp định Pari 1973 rút quân về nước và 1975 giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến tranh Đông Dương trở thành chíên tranh cục bộ lớn nhất, kéo dài nhất phản ánh mâu thuẫn giữa 2 phe. III. Xu thế hoà hoãn Đông –Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt - Đầu thập niên 70, xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện. - Biểu hiện: + 9/11/1972, 2 nước Đức đã lí hiệp định về những cơ sở của quan hệ 2 nước. + Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ , Canađa đã kí Hiệp ước Henxinki – Hiệp ước an ninh và hợp tác châu Âu. + Từ đầu nnhững năm 70, 2 siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao. + Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa LX và Mĩ, hai bên đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. - Nguyên nhân chiến tranh lạnh chấm dứt: + Chiến tranh đã lám uy yêu sức mạnh của Liên Xô và Mĩ. + Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ đáng gờm, thách thức Mĩ. + Liên Xô càng lâm vào khủng hoảng trì trệ. IV Thế giới sau chiến tranh lạnh - Từ 1989 -1991 chế độ XHCN đã khủng hoảng và sụp dổ ở LX và ĐÂ, các liên minh kinh tế,quân sự của các nước XHCN giải thể. + Liên Xô tan vỡ - hệ thống thế giới của CNXh không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2 siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại. + Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần. - Xu thế phát triển của thế giới ngày nay: + Trật tự thế giới được hình thành theo hướng “đa cực”. + các quíôc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. + Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện. + Hoà bình thế giới được củng cố , tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nới. - Sang thế kỉ XXI, xu thế hoà bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế. - Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế. 4. Sơ kết bài học - Củng cố: + Sau CTTG thứ hai, quan hệ quốc tế có nhiều biến động phức tạp chia ra các giai đoạn: Từ CTTG thứ hai đến những năm 70: Mâu thuẫn Đông – Tây gay gắt, chiến tranh lạnh căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi. Khúc dạo đầu của chiến tranh lạnh: Học thuyết Tơruman, kế hoạch Mácsan, khối NATO thành lập. Biểu hiện bằng 3 cuộc chiến tranh cục bộ:Chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945 -1954), lần 2 ( 1954 -1975), chiến tranh Triều Tiên. + Từ những năm 70 -1991: Xuất hiện xu hướng hoà hoãn Đông – Tây; chiến tranh lạnh chấm dứt. + Từ naă 1991 - đến nay: thời kì hậu chiến tranh lạnh với 4 xu thế phát triển. - Dặn dò: HS học bài cũ,đọc trước bài 10, tìm hiểu một số thành khoa học – công nghệ hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 12 bài QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH.docx
Tài liệu liên quan